Bạn có thể đã nghe nói về Buổi tiệc trà Boston (Boston Tea Party), một sự kiện lịch sử về một đám đông những người bị đô hộ giận dữ ăn mặc như người Mỹ bản địa ném những thùng trà xuống nước. Nhưng câu chuyện còn phức tạp hơn thế nhiều, với những âm mưu triều chính, khủng hoảng công ty, buôn lậu, và là nguồn gốc cơ sở của cuộc cách mạng Mỹ. Việc đầu tiên bạn cần phải biết về trà trong thập niên 1700 là nó thực sự, thực sự phổ biến. Tại Anh, mỗi một người đàn ông, phụ nữ và trẻ em tiêu thụ gần như 300 ly thứ nước uống này mỗi năm. Và, kể từ khi người Anh đô hộ Mỹ, Người Mỹ cũng phát cuồng lên vì trà. Và cho đến thập niên 1760's, họ đã uống hơn một triệu £ trà mỗi năm. Vì vậy, khi người Anh muốn tăng thuế đánh vào trà tại Mỹ, người dân đã không lấy làm hài lòng, chủ yếu là bởi vì họ đã không có tiếng nói các quyết định thuế được thực hiện ở London. Hãy nhớ rằng cụm từ nổi tiếng, "Không có thuế khi không có đại diện"? Người Mỹ từ lâu đã tin rằng họ không bị áp thuế bởi cơ quan lập pháp mà tại đó họ không có người đại diện. Trên thực tế, thay vì đóng thuế, họ chỉ đơn giản là né tránh người thu thuế mà thôi. Vì bờ biển phía đông của Mỹ kéo dài hàng trăm dặm và sự thực thi pháp luật của người Anh thì không lỏng lẻo, khoảng 3/4 trà mà người Mỹ uống là qua đường buôn lậu, thông thường là từ Hà Lan. Nhưng nước Anh nhấn mạnh rằng Quốc hội đã có thẩm quyền để đánh thuế các nước thuộc địa, đặc biệt là sau khi Anh lún sâu vào nợ nần trong cuộc chiến với người Pháp trong chiến tranh Bảy năm. Để thu ngắn khoảng cách ngân sách, London dòm ngó người Mỹ, và vào năm 1767, áp đặt thuế mới cho một số hàng nhập khẩu, bao gồm cả món trà yêu thích của người Mỹ. Phản ứng của Mỹ: không, cám ơn! Họ tẩy chay việc nhập khẩu trà từ Anh, và thay vào đó, pha chế trà của riêng mình. Sau khi một loạt Ủy viên người Anh than thở với London để xin viện trợ quân đội hỗ trợ việc thực thi pháp luật thuế, tình hình trở nên nóng bỏng khi quân Red Coats (quân đội hoàng gia Anh) nổ súng vào một đám đông ở Boston, và giết chết hàng ngàn người, sau này được gọi là cuộc thảm sát Boston. Vượt lên khỏi các điều khoản của đạo luật trà năm 1773, Nghị viện đã đề ra một chiến lược mới. Bây giờ, công ty Đông Ấn sẽ bán trà thặng dư trực tiếp thông qua một số người nhận hàng được chọn lựa kĩ lưỡng tại Mỹ. Điều này sẽ cho ra giá thấp hơn khi đến tay người tiêu dùng, làm cho trà Anh trở nên cạnh tranh hơn so với những thể loại nhập lậu trong khi vẫn giữ lại được một số các loại thuế. Nhưng người dân thuộc địa đã nhận thấy mưu đồ người Anh và gào lên, "Độc tài!" Bây giờ, đó là một ngày lạnh và mưa ngày 16 tháng 12, 1773. Khoảng 5.000 công dân Boston tụ tập đông đúc tại toà nhà Old South Meeting House chờ đợi để nghe xem liệu lô hàng trà mới đã xuống đến cảng có sẽ được chất lên để bán. Khi đội trưởng của một trong những con tàu này báo cáo rằng ông không thể dỡ hàng hoá trên tàu của mình lên cảng, Sam Adams đã bật dậy la lên, "Cuộc họp này không thể làm gì hơn nữa để cứu vớt đất nước!" Tiếng gào khóc "Cảng Boston, một ấm trà tối nay!" đã lan truyền trong đám đông, và khoảng 50 người đàn ông, một số rõ ràng ăn mặc như thổ dân châu Mỹ, hành quân xuống Griffin Wharf, bắt đầu đổ xô lên ba chiếc thuyền, và ném 340 thùng trà xuống biển. Một chính phủ Anh tức giận đã đáp trả bằng cái gọi là hành vi cưỡng chế 1774, mà, cùng với một số điều luật khác, đóng cửa cảng Boston cho đến khi người dân địa phương chịu đền bù cho công ty Đông Ấn các thiệt hại về trà. Điều đó đã không bao giờ xảy ra. Đại diện của các thuộc địa đã tụ tập tại Philadelphia để xem xét cách tốt nhất để đáp ứng với sự áp bức được tiếp diễn từ nước Anh. Quốc hội Lục địa lần thứ nhất này đã hỗ trợ sự lật đổ trà Anh cam kết hỗ trợ để một cuộc tẩy chay được tiếp diễn, và khi trở về vào cuối tháng 10 năm 1774 thậm chí còn trở nên đoàn kết hơn trong việc đưa ra quyết định bảo vệ quyền lợi và tự do của họ. Tiệc trà Boston đã bắt đầu một phản ứng dây chuyền dẫn đến một sự tạm dừng khá ngắn ngủi trước khi diễn ra sự kiện tuyên bố độc lập và một cuộc nổi loạn đẫm máu, sau đó, việc tự do thưởng thức trà, ít nhiều, cũng đã diễn ra trong hòa bình.