Là một giáo viên tiểu học, mẹ tôi đã làm mọi thứ có thể để chắc chắn tôi có kỹ năng đọc tốt. Điều này thường gồm các bài học đọc tại bàn bếp vào cuối tuần trong khi các bạn của tôi đang chơi đùa ngoài kia. Khả năng đọc của tôi tiến bộ rõ ràng, nhưng những bài học đọc bị ép buộc không thực sự tạo cảm hứng ham mê đọc sách trong tôi. Trường học cấp ba đã thay đổi mọi thứ. Lớp 10, lớp tiếng Anh chính quy có đọc truyện ngắn và làm bài tập đánh vần. Trong sự chán chường, tôi xin được chuyển qua lớp khác. Trong học kỳ tiếp theo, tôi tham gia lớp tiếng Anh nâng cao. (Cười) Học kỳ đó, tôi phải đọc hai tiểu thuyết và viết hai bài tường trình về sách. Sự khác biệt lớn giữa hai lớp học này làm tôi tức giận và nảy sinh những câu hỏi như sau: "Những người da trắng này đến từ đâu? (Cười) Có hơn 70% bạn học cấp ba là người da đen và La-tinh, nhưng lớp học nâng cao này toàn sinh viên da trắng. Cuộc chạm trán cá nhân với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc được thể chế hóa thay đổi mối quan hệ của tôi với việc đọc mãi mãi. Tôi học được rằng tôi không thể dựa vào trường lớp, giáo viên hay chương trình học để dạy tôi điều tôi muốn biết. Và hơn thế nữa, một cách khá là nổi loạn, tôi quyết định không để người khác ra lệnh cho tôi đọc gì và khi nào. Và thật bất ngờ, tôi đã tình cờ tìm ra chìa khóa để giúp trẻ đọc tốt hơn. Bản sắc. Thay vì ấn định vào kỹ năng và chuyển sinh viên từ trình độ đọc này sang trình độ khác, hoặc ép những người đang vật lộn với việc đọc nhớ danh sách các từ lạ lẫm, chúng ta nên tự hỏi mình như điều này: Làm sao ta tạo cảm hứng cho trẻ thành một đọc giả? DeSean, học sinh lớp một sáng dạ mà tôi dạy ở Bronx, em ấy giúp tôi hiểu ra cách mà bản sắc thay đổi việc học. Một ngày, trong giờ toán, tôi đi tới chỗ Desean và nói: "Desean, em là một nhà toán học vĩ đại." Em nhìn tôi và trả lời, "Em không là nhà toán học mà là thiên tài toán học" (Cười) Được rồi Desean, Đọc thì sao? Là một câu chuyện hoàn toàn khác. "Thầy Irby. Em không đọc được. Em sẽ không bao giờ học đọc", em trả lời. Tôi đã dạy Desean đọc, nhưng có vô số bé trai da đen vẫn đang trong tình trạng mù chữ. Theo Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, hơn 85% học sinh da đen lớp bốn không thành thạo việc đọc. Tới 85%! Trẻ đối mặt với các thử thách trong việc đọc càng nhiều thì càng cần có nhà giáo dục có năng lực văn hóa bấy nhiêu. Moonlighting là cây hài trong tám năm vừa qua. Tôi hiểu tầm quan trọng của năng lực văn hóa mà tôi định nghĩa là năng lực diễn giải điều bạn muốn người khác biết hoặc có thể làm thành giao tiếp hoặc kinh nghiệm mà họ thấy có liên quan hoặc đáng tham gia. Trước khi lên sân khấu, tôi đánh giá một khán giả. Họ da trắng hay La-tinh? Họ trẻ, hay già, chuyên nghiệp, hay bảo thủ? Sau đó tôi sắp xếp và chỉnh sửa chuyện hài của mình cho phù hợp dựa vào điều tôi nghĩ để mang lại tiếng cười nhiều nhất. Khi diễn ở nhà thờ, tôi có thể kể chuyện cười mà tôi dùng trong bar. Nhưng điều đó có thể không mang lại tiếng cười. (Cười) Là một cộng đồng, ta đang tạo ra kinh nghiệm đọc cho trẻ như thể kể chuyện cười trong bar trong một nhà thờ. Sau đó ta tự hỏi sao có quá nhiều trẻ không biết đọc. Paulo Freire, nhà giáo dục và triết gia tin rằng việc dạy và học là hành động hai chiều. Không nên xem trẻ là những cái xô rỗng để lấp đầy kiến thức vào mà là người cùng sáng tạo kiến thức. Chương trình học rập khuôn và chính sách trường học yêu cầu học sinh ngồi một chỗ hoặc tư duy học tập trong yên lặng - môi trường này loại trừ nhu cầu học tập cá nhân, hứng thú và kỹ năng của trẻ, đặc biệt là các bé trai da đen. Nhiều sách thiếu nhi khuyến khích các bé trai da đen tập trung vào các chủ để như nô lệ, quyền con người và tiểu sử. Tỉ lệ giáo viên nam da đen ở Mỹ là ít hơn 2%, đa số các bé trai da đen được nuôi nấng bởi mẹ đơn thân. Đơn giả là những cậu bé này chưa từng thấy người đàn ông da đen nào cầm sách đọc. Hoặc chưa từng có người đàn ông da đen nào khuyến khích các em đọc. Yếu tố văn hóa nào, tình trạng xã hội như thế nào có thể khiến các bé trai da đen kết luận rằng đọc sách là điều gì đó đáng làm? Đây là lý do tôi tạo ra Barbershop Books. Nó là tổ chức phi lợi nhuận về kỹ năng đọc tạo ra môi trường đọc thân thiện với trẻ trong những tiệm cắt tóc. Sứ mệnh rất đơn giản: giúp trẻ em nam da đen trở thành độc giả. Nhiều bé trai đến tiệm hớt tóc một đến hai lần/tháng. Một số em gặp người hớt tóc nhiều hơn gặp cha mình. Barbershop Books kết nối việc đọc, lấy trẻ trai làm trung tâm, nâng cao kinh nghiệm đọc sớm ở trẻ trai và đàn ông da đen. Chương trình đọc dựa trên bản sắc này dùng những cuốn sách thiếu nhi do các bé trai đề xuất. Đây là những quyển sách chúng thực sự muốn đọc. Báo cáo Gia đình và Trẻ em năm 2016 của Scholatic chỉ ra rằng thứ trẻ tìm kiếm nhiều nhất khi chọn sách là những cuốn sách khiến chúng cười. Vậy nếu ta nghiêm túc muốn giúp các em biết đọc dù điều đó được cho là không cần thiết, ta cần kết hợp các mô hình nam giới đọc sách liên quan thành kỹ năng đọc sớm. Đổi lại, một vài sách thiếu nhi mà người lớn rất thích vừa vui, vừa ngố hay cả sách tổng hợp như Gross Gregg. (Cười) "Bạn gọi đó là nhầy mũi khô Greg thì gọi là miếng đường nhỏ." (Cười) Tiếng cười, phản ứng tích cực đó hoặc phản ứng tổng hợp mà bạn vừa tạo ra (Cười) trẻ trai người da đen xứng đáng có và thực sự cần nhiều hơn thế. Loại bỏ bất bình đẳng man rợ đang tàn phá nền giáo dục Mỹ yêu cầu ta tạo ra trải nghiệm về việc đọc mà tạo cảm hứng cho trẻ đủ để chúng tự nói ra câu này: Tôi là một độc giả. Xin cảm ơn. (Vỗ tay)