1 00:00:06,595 --> 00:00:10,303 Có một khái niệm quan trọng trong hóa học và vật lý. 2 00:00:10,303 --> 00:00:14,963 Nó giúp giải thích tại sao quá trình vật lý học chỉ xảy ra theo một hướng: 3 00:00:14,963 --> 00:00:16,689 tại sao đá tan chảy, 4 00:00:16,689 --> 00:00:18,989 tại sao kem lan tỏa trong cà phê, 5 00:00:18,989 --> 00:00:22,269 tại sao không khí xì ra khỏi lốp xe thủng. 6 00:00:22,269 --> 00:00:26,569 Đó là entropy, và nó nổi tiếng là khó hiểu. 7 00:00:27,779 --> 00:00:31,699 Entropy thường được miêu tả là thước đo sự hỗn độn. 8 00:00:31,699 --> 00:00:35,519 Đó là một hình ảnh thuận tiện, nhưng không may lại gây hiểu lầm. 9 00:00:35,519 --> 00:00:38,341 Ví dụ, cái gì hỗn độn hơn - 10 00:00:38,341 --> 00:00:43,169 một cốc đá bào hay một ly nước ở nhiệt độ phòng? 11 00:00:43,169 --> 00:00:45,173 Hầu hết mọi người sẽ nói là cốc đá, 12 00:00:45,173 --> 00:00:48,289 nhưng thực ra nó có ít entropy hơn. 13 00:00:48,869 --> 00:00:52,748 Sau đây là một cách nghĩ khác về entropy thông qua các khả năng. 14 00:00:52,748 --> 00:00:57,360 Cách này có thể khó hiểu hơn, nhưng hãy dành thời gian nghiền ngẫm nó 15 00:00:57,360 --> 00:01:01,120 và bạn sẽ hiểu rõ hơn về entropy. 16 00:01:01,120 --> 00:01:03,571 Xem xét hai vật thể nhỏ, 17 00:01:03,571 --> 00:01:07,331 mỗi vật được tạo thành từ sáu liên kết nguyên tử. 18 00:01:07,331 --> 00:01:12,451 Trong mô hình này, năng lượng ở mỗi vật được chứa đựng ở các liên kết. 19 00:01:12,451 --> 00:01:15,172 Điều này có thể được suy tưởng như những hộp chứa đơn giản 20 00:01:15,172 --> 00:01:19,860 có khả năng giữ các đơn vị năng lượng được gọi là lượng tử. 21 00:01:19,860 --> 00:01:23,931 Càng nhiều năng lượng, vật đó càng nóng. 22 00:01:24,831 --> 00:01:28,982 Thật ra có rất nhiều cách phân phối năng lượng 23 00:01:28,982 --> 00:01:30,442 trong hai vật thể 24 00:01:30,442 --> 00:01:34,362 mà vẫn giữ nguyên tổng năng lượng ở từng vật. 25 00:01:34,362 --> 00:01:38,332 Mỗi lựa chọn này được gọi là "trạng thái vi mô". 26 00:01:38,332 --> 00:01:43,341 Cứ sáu lượng tử năng lượng ở Vật A và hai lượng tử năng lượng ở Vật B, 27 00:01:43,341 --> 00:01:47,802 thì có 9,702 trạng thái vi mô. 28 00:01:47,802 --> 00:01:52,731 Tất nhiên, có những cách khác để sắp xếp 8 lượng tử năng lượng của chúng ta. 29 00:01:52,731 --> 00:01:57,833 Ví dụ, tất cả năng lượng có thể đặt ở Vật A và không năng lượng ở Vật B, 30 00:01:57,833 --> 00:02:00,702 hoặc một nửa ở A và một nửa ở B. 31 00:02:00,702 --> 00:02:04,154 Nếu giả định rằng mỗi trạng thái vi mô là như nhau, 32 00:02:04,154 --> 00:02:06,794 chúng ta có thể thấy vài cấu hình năng lượng 33 00:02:06,794 --> 00:02:10,363 có khả năng xảy ra cao hơn những cái còn lại. 34 00:02:10,363 --> 00:02:14,054 Đó là nhờ số lượng lớn trạng thái vi mô của chúng. 35 00:02:14,054 --> 00:02:19,353 Entropy là thước đo trực tiếp cho mỗi khả năng của cấu hình năng lượng. 36 00:02:20,253 --> 00:02:23,123 Thứ chúng ta thấy là cấu hình năng lượng 37 00:02:23,123 --> 00:02:26,573 có mức năng lượng phát tán nhiều nhất giữa các vật thể 38 00:02:26,573 --> 00:02:28,844 thì cũng có mức entropy cao nhất. 39 00:02:28,844 --> 00:02:30,414 Vậy nên theo cách hiểu chung, 40 00:02:30,414 --> 00:02:34,693 entropy có thể được coi như một thước đo của sự phát tán năng lượng. 41 00:02:34,693 --> 00:02:37,783 Mức entropy thấp nghĩa là năng lượng được tập trung. 42 00:02:37,783 --> 00:02:41,563 Mức entropy cao nghĩa là năng lượng được phát tán. 43 00:02:41,563 --> 00:02:45,605 Để thấy tại sao entropy quan trọng trong việc giải thích các quá trình tự nhiên, 44 00:02:45,605 --> 00:02:47,915 như hiện tượng vật nóng nguội đi, 45 00:02:47,915 --> 00:02:52,264 chúng ta cần nhìn vào hệ thống động nơi năng lượng di chuyển. 46 00:02:52,264 --> 00:02:54,795 Trong thực tế, năng lượng không đứng yên. 47 00:02:54,795 --> 00:02:58,185 Nó không ngừng di chuyển giữa các liên kết xung quanh. 48 00:02:58,625 --> 00:03:00,206 Khi năng lượng di chuyển, 49 00:03:00,206 --> 00:03:02,805 mô hình năng lượng có thể thay đổi. 50 00:03:02,805 --> 00:03:05,085 Bởi sự phân bổ của các trạng thái vi mô, 51 00:03:05,085 --> 00:03:09,836 có 21% khả năng là hệ thống sẽ tồn tại ở mô hình 52 00:03:09,836 --> 00:03:13,475 mà năng lượng phát tán nhiều nhất, 53 00:03:13,475 --> 00:03:17,357 13% khả năng là nó sẽ trở về điểm xuất phát, 54 00:03:17,357 --> 00:03:22,607 và 8% khả năng là A sẽ có thêm năng lượng. 55 00:03:22,607 --> 00:03:26,935 Một lần nữa, chúng ta thấy vì có nhiều cách để có năng lượng phát tán 56 00:03:26,935 --> 00:03:30,026 và mức entropy cao hơn là có được năng lượng tập trung 57 00:03:30,026 --> 00:03:32,368 nên năng lượng có xu hướng phát tán. 58 00:03:32,368 --> 00:03:35,459 Đó là lí do tại sao nếu bạn đặt một vật nóng cạnh vật lạnh, 59 00:03:35,459 --> 00:03:39,350 vật lạnh sẽ ấm lên và vật nóng sẽ nguội đi. 60 00:03:40,200 --> 00:03:41,827 Nhưng thậm chí trong ví dụ này, 61 00:03:41,827 --> 00:03:46,846 có 8% khả năng vật nóng sẽ nóng lên. 62 00:03:46,846 --> 00:03:50,027 Tại sao trong thực tế điều này không bao giờ xảy ra? 63 00:03:51,257 --> 00:03:53,947 Đó là do kích thước của hệ thống. 64 00:03:53,947 --> 00:03:57,937 Vật thể giả định của chúng ta chỉ có sáu liên kết ở mỗi vật. 65 00:03:57,937 --> 00:04:03,658 Hãy nâng các vật lên tới 6,000 liên kết và 8,000 đơn vị năng lượng, 66 00:04:03,658 --> 00:04:07,397 và một lần nữa bắt đầu hệ thống với ba phần tư năng lượng ở A 67 00:04:07,397 --> 00:04:09,827 và một phần tư năng lượng ở B. 68 00:04:09,827 --> 00:04:14,317 Giờ chúng ta thấy khả năng A có thêm năng lượng một cách tự nhiên 69 00:04:14,317 --> 00:04:17,037 là con số cực nhỏ như thế này. 70 00:04:17,037 --> 00:04:22,308 Thông thường, các vật dụng hàng ngày còn có nhiều phần nhỏ hơn nữa. 71 00:04:22,308 --> 00:04:25,920 Khả năng một vật nóng trong thực tế nóng lên 72 00:04:25,920 --> 00:04:27,831 là cực kỳ nhỏ, 73 00:04:27,831 --> 00:04:30,169 đến mức không bao giờ xảy ra. 74 00:04:30,169 --> 00:04:31,328 Đá tan, 75 00:04:31,328 --> 00:04:32,718 kem lan tỏa, 76 00:04:32,718 --> 00:04:34,506 và lốp xì hơi 77 00:04:34,506 --> 00:04:39,702 là bởi những trạng thái này có nhiều năng lượng phát tán hơn năng lượng gốc. 78 00:04:39,702 --> 00:04:43,630 Không có thế lực thần bí nào đẩy hệ thống lên mức entropy cao hơn. 79 00:04:43,630 --> 00:04:48,648 Chỉ là mức entropy cao luôn có xác suất xảy ra cao hơn. 80 00:04:48,648 --> 00:04:52,328 Đó là lí do vì sao entropy được gọi là mũi tên thời gian. 81 00:04:52,328 --> 00:04:56,798 Nếu năng lượng có cơ hội phát tán, thì nó sẽ xảy ra như vậy.