Ta có cửa hàng Bảo Bình làm nước xốt bằng cách trộn hai thìa mật ong với một phần hai thìa mù tạt. Cửa hàng Song Từ làm nước xốt bằng cách trộn bốn thìa mật ong với một thìa mù tạt. Hỏi loại nước xốt nào có vị mù tạt mạnh hơn? Hãy tạm dừng và xem liệu bạn có thể tự làm bài toán này không. Được rồi, bây giờ chúng ta hãy tính tỉ lệ giữa mật ong và mù tạt ở mỗi cửa hàng. Trước tiên, chúng ta hãy xét trường hợp của cửa hàng Bảo Bình. Mình sẽ viết tắt cửa hàng Bảo Bình là BB. Cửa hàng này trộn hai thìa mật ong với nửa thìa mù tạt, vậy tỉ lệ giữa mật ong và mù tạt tính theo thìa là hai thìa mật ong cho mỗi nửa thìa mù tạt, vậy đây chính là tỉ lệ giữa mật ong và mù tạt. Mình sẽ viết ra nhé. Đây là mật ong, còn đây là mù tạt. Bây giờ chúng ta xét đến cửa hàng Song Tử, mình sẽ viết tắt là ST. Cửa hàng Song Tử làm nước xốt bằng cách trộn bốn thìa mật ong với mỗi một thìa mù tạt. Vậy tỉ lệ giữa mật ong và mù tạt là bốn thìa trên một thìa, tương tự thì đây là mật ong và đây là mù tạt. Làm thế nào để chúng ta có thể cho hai tỉ lệ này bằng nhau hoặc so sánh chúng với nhau? Chà, để xem nào. Bên này chúng ta có một phần hai thìa mù tạt. Còn bên này có một thìa mù tạt, vậy nếu chúng ta nhân số thìa mù tạt và số thìa mật ong với hai thì sao? Chúng ta sẽ được một tỉ lệ tương đương vì ta nhân với cùng một số. Vậy nếu chúng ta nhân cả hai bên với hai ta được bốn thìa mật ong cho mỗi một thìa mù tạt. Ta có tỉ lệ giống hệt với tỉ lệ của cửa hàng Song Tử. Nghĩa là cả hai cửa hàng có nồng độ mù tạt giống nhau. Tỉ lệ giữa mật ong và mù tạt của hai cửa hàng là bằng nhau. Bốn thìa mật ong với một thìa mù tạt ở cả hai trường hợp. Cùng làm một ví dụ nữa nhé. Ở ví dụ này, ta có màu tím yêu thích của Phong được tạo ra từ bốn ao-xơ màu xanh, gạch chân bằng mực xanh dưới phần bốn ao-xơ màu xanh, cùng với ba ao-xơ màu đỏ, cùng với ba ao-xơ màu đỏ. Vậy tỉ lệ giữa màu xanh và màu đỏ là bốn ao-xơ màu xanh, bốn ao-xơ màu xanh, cho mỗi ba ao-xơ màu đỏ, vậy là bốn và ba. Hỗn hợp màu nào dưới đây sẽ cho ra màu tím yêu thích của Phong? Được rồi, hãy tạm dừng và xem bạn có thể tự giải bài toán này không nhé. Đáp án A là ba ao-xơ màu xanh trộn với bốn ao-xơ màu đỏ Tỉ lệ là ba và bốn mặc dù có các con số giống nhau nhưng nó khác với tỉ lệ ở đề bài. Thứ tự hai số rất quan trọng. Đề bài cho bốn ao-xơ màu xanh và ba ao-xơ màu đỏ. Còn đáp án A là ba ao-xơ màu xanh cho mỗi bốn ao-xơ màu đỏ, vậy chúng ta có thể loại trừ đáp án này. Tám ao-xơ màu xanh trộn với sáu ao-xơ màu đỏ. Ở đáp án này, tỉ lệ là tám ao-xơ màu xanh cho mỗi sáu ao-xơ màu đỏ. Hai tỉ lệ này có bằng nhau không? Bạn có thể thấy sự khác biệt, nhưng nếu bạn nhân cả hai bên với hai bạn sẽ được tám và sáu. Bốn nhân hai bằng tám, ba nhân hai bằng sáu. Vậy đây là một tỉ lệ tương đương, nên chúng ta chọn đáp án B. Tiếp theo, đáp án C cho sáu ao-xơ màu xanh trộn với tám ao-xơ màu đỏ. Ở đây, họ đã đảo ngược màu xanh và màu đỏ so với đáp án B, vậy tỉ lệ là sáu và tám, mình sẽ viết ra đây. Tỉ lệ là sáu ao-xơ màu xanh cho mỗi tám ao-xơ màu đỏ. Tương tự như đáp án A, tỉ lệ này có các con số giống nhau nhưng thứ tự khác nhau, nên chúng ta loại trừ đáp án này. 20 ao-xơ màu xanh, 20 ao-xơ màu xanh, cho mỗi 15 ao-xơ màu đỏ. Tỉ lệ này có bằng tỉ lệ của đề bài không? Cùng suy nghĩ nhé. Để từ bốn thành 20, bạn có thể nhân với năm, và để từ ba thành 15, bạn cũng nhân với năm, vậy là chúng ta nhân với cùng một thừa số để từ 4 và 3 thành 20 và 15, nên đây là một tỉ lệ tương đương. 12 ao-xơ màu xanh trộn với 16 ao-xơ màu đỏ. Được rồi, tỉ lệ ở đây là 12 ao-xơ màu xanh cho mỗi 16 ao-xơ màu đỏ. Cùng suy nghĩ nào. Để từ bốn thành 12, bạn nhân với ba. Bây giờ, nếu bạn nhân ba với ba, bạn sẽ được chín, chứ không phải 16, vậy đây chắc chắn không phải một tỉ lệ tương đương. Còn một cách giải khác, tính theo ao-xơ bạn có nhiều ao-xơ màu xanh hơn màu đỏ ở các tỉ số bằng nhau, nhưng ở đây bạn có nhiều ao-xơ màu đỏ hơn màu xanh, vậy một cách khác để nhận ra rằng tỉ lệ này không tương đương, vậy chỉ có hỗn hợp B và D là tương đương và sẽ cho ra màu tím giống đề bài. Để tạo ra cùng một màu, bạn cần có cùng tỉ lệ giữa màu xanh và đỏ.