Năm 1958, Racher Carson
nhận được một lá thư
kể về việc chim chóc
đột nhiên rơi từ trên cây xuống.
Người viết thư cho rằng
chúng chết do thuốc trừ sâu DDT
phun ở vùng đầm lầy gần đó.
Lá thư ấy
đã thôi thúc Carson nghiên cứu DDT.
Bà từng nghe giới khoa học
và những người yêu thiên nhiên
lo ngại việc phun thuốc trừ sâu bừa bãi
đe đọa sự sống của chim, cá
và có thể là cả con người.
Bà bắt đầu tìm hiểu
qua người quen trong chính quyền
khi làm việc ở Cục Thủy sản Hoa Kỳ.
Bà hỏi: "Điều gì đã khiến
mùa xuân lặng im đến thế?"
Năm 1962, Carson cho ra đời
quyển sách với tựa "Mùa xuân vắng lặng".
Cuốn sách viết về sự lạm dụng hóa chất
và tác hại của nó
lên tự nhiên và con người.
"Mùa xuân vắng lặng" ngay lập tức
nhận được cả sự ca ngợi lẫn chỉ trích.
Bên cạnh, còn có
những lời công kích cá nhân độc địa.
Làm thế nào nhà văn
và nhà sinh vật học hiền hòa này
lại gây nhiều tranh cãi đến vậy?
Bắt đầu sự nghiệp
là một nghiên cứu sinh chăm chỉ,
cân bằng việc học Sinh học
tại Đại học John Hopkins
với công việc bán thời gian.
Nhưng phải ngưng việc theo học tiến sĩ
để nuôi cha và chị gái bị bệnh.
Bà làm việc bán thời gian
tại Cục Thủy sản
viết kịch bản radio
cho mảng sinh học biển.
Tài viết lách của bà
thu hút nhiều thính giả
khiến cấp trên rất ấn tượng.
Năm 1936, bà trở thành
người phụ nữ thứ hai
được thuê làm việc toàn thời gian tại Cục.
Năm 1941, bà xuất bản
bộ ba cuốn sách đầu tiên về đại dương,
dùng khoa học với giọng văn thơ mộng
để miêu tả thế giới dưới đại dương.
Nhiều độc giả đắm chìm
trong các cuộc khám phá của bà.
"Mùa xuân vắng lặng"
viết chủ yếu về
các hành động của con người
làm đe dọa cân bằng sinh thái.
DDT vốn được dùng trong Thế chiến II
để diệt trừ sâu bọ phá hoại mùa màng,
bảo vệ binh lính
khỏi các bệnh do côn trùng gây ra.
Sau thế chiến, DDT thường được phun
trên diện rộng để diệt trừ sâu bọ,
để lại nhiều hệ quả khôn lường.
Từng được dùng để diệt kiến lửa
ở miền Nam Hoa Kỳ,
DDT làm chết nhiều loài động vật hoang dã
nhưng diệt được rất ít kiến lửa.
Bất chấp việc này và sự cố khác,
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
và các công ty hóa chất
vẫn tán dương lợi ích của DDT.
Có rất ít quy định
trong việc sừ dụng DDT,
và cũng ít ai nhận thức được
tác hại tiềm tàng của nó.
Nhưng Carson đã chỉ ra
lạm dụng hóa chất
sẽ làm tăng khả năng
chống chọi của sâu bệnh,
khiến con người phải tạo ra
những hóa chất độc hại hơn nữa.
Vì DDT không hòa tan trong nước
nên bà khẳng định
nó sẽ tích tụ dần trong môi trường,
trong côn trùng,
trong mô của các động vật ăn côn trùng,
và sau cuối là trong cơ thể con người.
Bà cho rằng
DDT có thể làm thay đổi cấu trúc gen,
gây ra các hậu quả khó lường
cho thế hệ tương lai.
"Mùa xuân vắng lặng"
tạo ra những phản ứng mãnh liệt.
Nhiều người xem đây là lời kêu gọi
dừng sử dụng các hóa chất hủy diệt.
Số khác lại cho rằng
Carson đã bỏ qua vai trò của DDT
trong việc diệt trừ sâu bọ
gây hại cho con người.
Erza Taft Benson,
Cựu Bộ trưởng nông nghiệp thắc mắc
"Sao một phụ nữ độc thân,
không con lại quan tâm đến gen?"
và sa thải Carson vì cho rằng
"bà có thể là một người cộng sản."
Luật sư của một nhà máy
sản xuất thuốc trừ sâu
nói bóng gió rằng
Carson và những người ủng hộ bà
là những kẻ nham hiểm,
muốn bôi nhọ danh dự các doanh nghiệp.
Trên thực tế, Carson quan tâm
đến sự nguy hiểm của hóa chất
do công chúng không nhận thức được tác hại
mà chỉ biết về lợi ích của chúng.
Bà bác bỏ quan niệm phổ biến rằng
con người có thể và nên tìm cách
kiểm soát thiên nhiên.
Thay vào đó, bà mong
mọi người chuyên tâm
tu dưỡng và làm chủ bản thân.
Carson qua đời
vì ung thư vào năm 1964,
hai năm sau khi
"Mùa xuân vắng lặng" được xuất bản.
Việc làm của bà khích lệ
phong trào đấu tranh vì môi trường.
Năm 1969, trước áp lực
của những nhà hoạt động vì môi trường,
Quốc hội thông qua
Đạo luật Chính sách Môi trường Quốc gia,
yêu cầu các cơ quan liên bang
đánh giá các tác động của họ
lên môi trường.
Để thực thi đạo luật,
Tổng thống Richard Nixon thành lập
Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA).
Năm 1972, EPA cấm sử dụng DDT
trong một số lĩnh vực.
Sau khi qua đời, Rachel Carson
vẫn tiếp tục bảo vệ môi trường
qua những con chữ
còn tác động mãi đến các thế hệ sau.