[nhạc] Tưởng tượng bạn là một cái camera 3D đang nhìn thẳng vào cô này còn cô ấy đang chỉ về một hướng. Vậy câu hỏi nảy sinh, 'x' là gì? 'y' là gì? 'z' là gì? Tôi muốn tận dụng mọi thứ mình học được trong thời gian ở đây. Ứng dụng Quorum để tạo trò chơi. Và làm việc về sau nữa. Bản thân tôi rất thích việc giảng dạy. và nó sẽ dễ dàng hơn nhiều với Quorum. Nhu cầu về ngành nghề công nghệ đang tăng. Việc hiểu được máy tính và lập trình trở nên quan trọng với bất cứ ai có nhu cầu về nó. Nhưng việc học ngôn ngữ lập trình khá khó cho hầu như mọi người, bao gồm người khuyết tật. Đó là lý do Quorum ra đời. Tôi tên Andreas Stefik, trợ giảng ngành Khoa học Máy tính tại Đại học Nevada, Las Vegas. Tôi là người khởi xướng ra Quorum, rồi sau đó tôi và vợ cùng nhau phát triển thêm vài phiên bản nữa. Quorum nguyên bản được dùng để hỗ trợ cho người khiếm thị hoặc thị lực kém trong việc lập trình. Vì lúc bấy giờ, một phần lớn kiến thức khoa học máy tính càng ngày càng nặng về thị giác. Đó là điều tất yếu, nhưng với người khiếm thị thì đây là một nan đề. Tôi là Richard Ladner, giáo sư Khoa học Máy tính và Công nghệ tại Đại học Washington. Bạn sẽ cần một loại mã khá tương tự với cái này. Trẻ khiếm thị có thể dùng Quorum để lập trình trong thực tế để tạo ra những thứ có tiếng, có hình, có nhạc. Thị giác không phải là tất cả. Hầu như mọi công cụ ra đời dành cho trẻ em đều nặng về thị giác. Quorum hỗ trợ cả thị giác lẫn thính giác. Thực tế nó có ích cho tất cả mọi người. Tôi là Lauren Milne, tốt nghiệp khoa Khoa học Máy tính tại Đại học Washington. Tôi cộng tác với Gs. Richard Ladner trong việc nghiên cứu các ngôn ngữ lập trình, đặc biệt ngôn ngữ dành cho người khiếm thị. Quorum có tính năng hỗ trợ SR và hiển thị Braille cùng nhiều lợi ích khác, và rất dễ dùng để đưa âm thanh vào chương trinh, cũng như nhiều cách khác nhau để xử lý âm thanh, nói cách khác, khiến chương trình dễ tiếp cận hơn bạn cũng có thể tạo ra các trò chơi tiếp cận cao hay mọi thứ bạn muốn bằng Quorum. Thiết kế của Quorum có tính phổ biến rộng khắp nên nhìn chung, nó trở nên dễ học hơn. Một trong những lý do mà với một số trường hợp, người ta dễ học và sử dụng Quorum hơn là vì ngôn ngữ này có bản chất đơn giản. Điều này tác động lớn đến người có khuyết tật học tập. Ví dụ, nếu tôi muốn máy tính lặp đi lặp lại hành động gì đó bằng ngôn ngữ Java, tôi sẽ lập trình thế này. Nó chỉ có nghĩa là yêu cầu máy tính lặp lại hành động 10 lần, còn trong Quorum tôi chỉ cần nhập 'repeat 10 times' Cá nhân tôi cho rằng đọc chương trình viết bằng Quorum đơn giản hơn nhiều so với ngôn ngữ như C hay Java. Mọi thứ dễ hiểu hơn nên với tôi, có nhiều lợi ích lớn từ Quorum ngay từ khi bắt đầu sử dụng. Nổi bật nhất chính là sự minh bạch. Trong đa số các ngôn ngữ lập trình, cứ sau mỗi dòng lệnh thì bạn phải thêm dấu ; Lý do? Chỉ là một truyền thống, ; không có công dụng thực sự gì. Trong Quorum thì không dùng tới ; Quorum được cho là rất hữu ích với những ai có khuyết tật học tập. Quorum không dùng tới các dấu ngoặc mà thay vào đó là sự thụt dòng và nó dùng từ khóa để đánh dấu sự kết thúc vòng lặp. Giờ thì hãy nhập vào chữ 'model' và sau đó là chữ 'box' Dòng gạch chân màu đó xuất hiện là vì chúng ta vẫn chưa hoàn thành. Theo thời gian, Quorum trở nên phổ biến. Tôi là Dominic, tôi cực kỳ thích máy tính và cả Quorum nữa, trong quá khứ, tôi từng dùng C++ và Java. Một trong những tính năng nổi bật nhất của Quorum, với tôi, là các dấu hiệu. Nó rất đơn gản, không cần tới ; và những dấu khó hiểu như là # hay @. Cơ bản thì ta chỉ cần dùng từ ngữ, đơn giản hơn nhiều so với vô số ký hiệu khác, và với tôi thì dùng Quorum đơn giản hơn nhiều so với các ngôn ngữ khác. Chào, tôi là Alyssa. Tôi nghĩ điều khiến Quorum đơn giản hơn là cách viết, cách lập trình nhìn chung để chúng ta viết code. Ta không cần phải dùng tới ; hay dấu ngoặc vuông ngoặc tròn v.v... Quorum đơn giản hơn. Ví dụ, chỉ cần nhập một từ 'output' và sau đó ta có thể viết thứ mà ta muốn máy tính thể hiện. Điều đó khiến Quorum đặc biệt hơn hẳn so với những ngôn ngữ khác như Java. Tôi tên Mary. Quorum giúp ta làm nhiều hơn bằng ít câu lệnh hơn so với những gì tôi từng dùng. Quorum được tạo lập trên cơ sở khoa học ứng dụng, dùng kết quả các thí nghiệm để xác định cách thức làm nó dễ học hơn. Quorum có hai lợi ích lớn. Thứ nhất, mọi thứ đều miễn phí. Thứ hai, sau tất cả, mọi thứ ta dùng và ta gợi ý cho người khác sẽ được kiểm nghiệm bởi các giảng viên lẫn học viên và sau đó là bằng phương pháp khoa học. Kết quả là một ngôn ngữ lập trình góp phần tạo nên một môi trường rộng mở hơn cho người học ngành máy tính. Tôi đã chứng khiến nhiều người trong các khóa học dẫn nhập tôi từng dạy, họ rất e dè khi bắt đầu lập trình. Có vô số lỗi, ta dễ dàng trở nên bực tức. Hầu hết bỏ đi, và đa số những người còn trụ lại đã từng học lập trình và có kinh nghiệm lập trình. Bất cứ thứ gì làm giảm đi độ khó ban đầu này sẽ thu hút nhiều người và tạo nên sự đa dạng cần thiết. Để tìm hiểu thêm về Quorum và cách thức hướng dẫn cũng như hỗ trợ sinh viên khuyết tật trong chương trình học máy tính, truy cập liên kết sau. AccessComputing và AccessCSForAll được Quỹ Khoa học Quốc gia tài trợ. Gồm các mã số sau. Mọi ý kiến, thông tin, kết luận, nhận định có trong video này thuộc về cá nhân chứ không đại diện cho quan điểm của Quỹ Khoa học Quốc gia. Bản quyền thiết lập năm 2017 thuộc về Đại học Washington. Nội dung trong video được phép sao chép vì các mục đích giáo dục phi lợi nhuận với điều kiện ghi rõ nguồn.