Bạn thấy logo này giống gì? Thoạt nhìn nó nhìn không có gì đặc biệt nhưng đã gây xôn xao thế giới mạng. Lô gô này được thấy bên hông một xe kiểm tra COVID di động. Bức ảnh là thật và logo cũng vậy. Một bài đăng trên Facebook cho rằng lô gô này là biểu tượng của Anubis, vị thần Ai Cập cổ đại trông coi cái chết và kiếp sau. Tin đồn lan truyền trong các nhóm liên quan đến QAnon, một thuyết âm mưu đang dần trở thành xu hướng. Thành viên QAnon nói logo tiết lộ âm mưu quốc gia chống lại người Mỹ. Họ bảo nhau rằng những xe này đang âm mưu gì đó mờ ám. Hóa ra lô gô này thật ra là một con lợn đất châu Phi. Lợn đất châu Phi? Đúng thế, loài lợn đất, theo tôi biết là một động vật châu Phi có vú ăn đêm và chuyên ăn bọ. Sara Spencer, phóng viên trang factchecker.org, đã tìm hiểu các thông tin mạng để tìm ra lô gô này xuất phát từ đâu và làm sao lại thành ra biểu tượng gắn với Thần chết Ai Cập. Ban đầu chúng tôi được giới thiệu về một meme này trên Facebook. Tại sao cơ sở kiểm tra COVID-19 lại có logo của Anubis, một vị thần chết? Đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu về nguồn gốc của bức ảnh này. Nó sẽ cho bạn một điểm bắt đầu và cho bạn biết thứ gì đó được truyền bá rộng rãi thế nào. Bạn có thể dễ dàng thấy người đăng cái meme này đánh dấu đỏ phần mà họ thấy thú vị. Điều này thường ảnh hưởng đến việc tìm kiếm bức ảnh nhưng bạn vẫn có thể tải ảnh xuống và đưa nó vào phần mềm chỉnh sửa ảnh. Với một bức ảnh này, tôi sẽ cắt nó như trên, để lấy được một phần của bức ảnh ban đầu. Sau đó bạn có thể đưa bức ảnh vào công cụ tìm kiếm nguồn ảnh. Với TinEye, bạn có thể chọn phiên bản cắt. Trong TinEye, khác với Google, bạn có thể phân loại từ cũ nhất đến mới nhất. Trong trường hợp này, ảnh được dùng trong một tạp chí kinh doanh Philadelphia, nội dung về một công ty địa phương đã cải tạo xe tải thành một phòng xét nghiệm lưu động trong thời COVID-19. Họ tìm được tên công ty đó là Aardvark Mobile. Vậy là chỉ cần một bước tra Internet đơn giản, kết quả đầu tiên là trang web Aardvark Mobile Tours có cùng một lô gô bạn thấy trên xe tải. Bạn thấy họ có một phòng khám sức khỏe lưu động. Khá là liên quan. Bối cảnh tương đồng, rất tương đồng. TinEye rất giỏi một việc đó là tìm ra thời điểm ảnh bắt đầu xuất hiện trên mạng. Một trong những kết quả đầu tiên hiện ra là 8KUN, một bảng thông tin thường nổi tiếng về những bài đăng thuyết âm mưu. Đó là nơi nhiều thuyết âm mưu ra đời và nổi lên trước khi chúng xuất hiện trên Facebook và Twitter. Vậy lời khuyên của cô cho độc giả nói chung, khi bắt gặp hình ảnh đưa ra những tuyên bố thế này điều đầu tiên họ nghĩ đến nên làm là gì? Họ nên làm gì đầu tiên? Nếu đang lướt mạng xã hội mà thấy cái gì đó khiến bạn chú ý và thấy hợp lý, và bạn nghĩ rằng nó làm những gì bạn nghĩ chắc chắn hơn. Đó là một cảnh báo cho bạn rằng nó có thể khá đáng ngờ. Thường thì bạn sẽ thấy những thông tin đuợc thể hiện trong các memes mà tạo cảm giác khá hợp lý, thực ra lại là sai. Thế giới bây giờ có cảm giác thật đáng sợ và tương lai thì mơ hồ. Đọc một thông tin trên mạng và suy nghĩ về điều tồi tệ nhất có vẻ là điều có lý trí nhất. Nhưng theo Sarah nói, nếu bạn cảm thấy nó đúng, bạn nên kiểm tra điều đó trước. Và nếu điều gì cần sự giải thích tỉ mỉ có lẽ có một câu trả lời dễ dàng hơn. Đôi khi một logo chỉ là một logo. Một con lợn đất châu Phi chỉ là một con lợn đất châu Phi. Và tiện thể, tại sao công ty của xe tải này lại đặt tên theo lợn đất châu Phi? Chủ của Aardvark, Tours, chọn cái tên này bởi vì nó bắt đầu với AA và vào các thời kì trước khi cuốn danh bạ có các trang màu vàng. Đúng vậy, chúng ta có AA Carpet Cleaning, AAA Carpet Cleaning. Và aardvark bắt đầu với hai chữ A. Và đó là cách cái tên này được chọn. Vào các lần tới Đừng lan truyền tin giả. Hãy thành thật. Tôi là Hari Sreenivasan và đây là Take on Fake. Cảm ơn vì đã theo dõi Muốn biết thêm về các mẹo để kiểm tra thông tin tốt hơn? Hãy đăng kí kênh của chúng tôi và comment bên dưới suy nghĩ của bạn.