Dene elder Paul Disain đã nói rằng: "Ngôn ngữ và văn hóa của chúng ta là cánh cửa sổ nơi ta nhìn ra thế giới". Và ở trên hòn đảo Turtle, nơi được biết đến là Bắc Mỹ, có nhiều cách đặc biệt và tuyệt vời để ngắm nhìn thế giới. Là một người dân bản địa, tôi thích thú trong việc học ngôn ngữ Anishinaabemowin, vốn là ngôn ngữ cội nguồn của tôi, bởi vì nó cho phép tôi ngắm nhìn thế giới qua ô cửa sổ đó. Nó giúp tôi kết nối với gia đình, tổ tiên, cộng đồng, nền văn hóa của tôi. Và giúp tôi nghĩ cách làm sao để lưu truyền lại cho các thế hệ tương lai. Là một nhà ngôn ngữ học, tôi quan tâm tới các chức năng nói chung của ngôn ngữ. Tôi nhìn vào ngữ âm và âm vị học -- âm tố. Tôi có thể nhìn vào hình thái học, hoặc cấu trúc của từ. Tôi có thể nhìn vào cú pháp học, vốn là cấu trúc câu và cụm từ, để tìm hiểu cách mà con người lưu trữ ngôn ngữ trong bộ não và cách chúng ta sử dụng chúng để giao tiếp với mọi người. Lấy ví dụ là, Anishinaabemowin giống như hầu hết ngôn ngữ bản địa, được gọi là ngôn ngữ đa hỗn hợp, điều đó có nghĩa là có những từ rất, rất dài, gồm những nhánh nhỏ gọi là hình thái từ. Vì thế tôi có thể nói tiếng Anishinaabemowin: "niwiisin" - "tôi ăn" chính là một từ. Tôi có thể nói: "nimino-wiisin," nghĩa là: "tôi ăn rất khỏe", đây vẫn là một từ. Tôi có thể nói: "nimino-naawakwe-wiisin" - "Tôi đã ăn một bữa trưa ngon lành" Có bao nhiêu từ trong tiếng Anh nhỉ? Tận năm từ trong tiếng Anh, một từ đơn trong tiếng Anishinaabemowin. Bây giờ, tôi có một câu đố cho các bạn. Trả lời câu hỏi bằng một từ, trang trình chiếu này có màu gì? (Khán giả): Màu xanh lá. Trang trình chiếu này có màu gì? Khán giả: Màu xanh lá. Đây là màu gì? Khán giả: Màu xanh dương. Và trang này có màu gì? (Khán giả thì thầm) Không phải câu hỏi mẹo đâu, tôi hứa đó. Đối với bạn, một người nói tiếng Anh, bạn thấy hai trang chiếu màu xanh lá và xanh dương. Nhưng cách ta phân loại màu sắc khác nhau tùy thuộc vào ngôn ngữ. Vậy nên nếu bạn nói tiếng Nga, bạn sẽ thấy hai trang chiếu có sắc thái xanh lá khác nhau. Một cái là: "goluboy," có nghĩa là màu xanh nhạt, còn màu kia là: "siniy" - xanh đậm. Và những màu trên được xem là những màu khác nhau. Nếu bạn nói ngôn ngữ Anishinaabemowin, bạn sẽ thấy những trang chiếu này là Ozhaawashkwaa hoặc OZhaawashkozi, nghĩa là hoặc màu xanh lá hoặc xanh dương. Không phải là những người khác không nhìn thấy màu đó, chỉ là cách họ phân loại chúng và cách họ hiểu về sắc độ rất khác nhau. Tại cùng một thời điểm, có hàng tỉ cách mà con người phân loại màu sắc, và điều này nói về cách mà bộ não của con người hiểu và thể hiện những gì họ thấy được. Anishinaabemowin làm một điều tuyệt vời khác, đó là sinh động hóa đánh dấu lên các từ. Vì vậy mà nó không giống tiếng Pháp hay Tây Ban Nha đánh dấu các từ là nam tính hay nữ tính. Anishinaabemowin và các ngôn ngữ Algonquian khác đánh dấu tất cả các từ như là vật sống hoặc vô tri. Những thứ bạn tin là vật sống là những vật sống, những thứ có cảm xúc: con người, động vật, cây trồng. Nhưng có một vài thứ khác cũng được coi là vật sống mà hẳn bạn không ngờ được, ví dụ như những viên đá. Đá được đánh dấu là vật sống, và điều đó cho chúng ta thấy điều cực kỳ thú vị của ngữ pháp, và nó cũng nói cho ta những điều thú vị về cách mà người Anishinaabemowin liên tưởng và hiểu thế giới xung quanh họ. Bây giờ, phần buồn nhất là ngôn ngữ bản địa đang gặp nguy hiểm. Ngôn ngữ bản địa sở hữu rất nhiều kiến thức về văn hóa, về lịch sử, về cách để liên tưởng tới một người khác, về cách liên tưởng tới môi trường của chúng ta. Đã từng ở trên vùng đất này từ thời xa xưa, những ngôn ngữ này đã được phát triển ở đây và chúng chứa những kiến thức vô giá về môi trường mà có thể giúp ta kết nối với vùng đất mà ta đang sống. Nhưng thực tế là, chúng đang gặp nguy hiểm. Đại đa số ngôn ngữ bản địa ở Bắc Mỹ được coi là đang gặp nguy hiểm, những ngôn ngữ không gặp nguy hểm thì đang bị tổn hại. Đây là những điều đã được định sẵn. Trong luật pháp, trong chính sách của chúng tôi, trong nhà quản trị của chúng tôi, đã có những nỗ lực để loại bỏ các ngôn ngữ bản địa và các nền văn hóa ở đất nước này. Duncan Campbell Scott là một trong những kiến ​​trúc sư của hệ thống trường dân cư. Trong bảng một hóa đơn cần thiết bắt buộc đi học đối với trẻ em bản địa năm 1920, ông nói: "Tôi muốn loại bỏ những vấn đề của Ấn Độ. Mục tiêu của chúng ta là tiếp tục cho đến khi không còn sót lại một người Ấn nào ở Canada mà chưa bị hấp thụ vào thể chế chính trị và không có người Ấn Độ nào được biểu quyết, không có Bộ Ấn Độ; đây là toàn bộ mục tiêu của dự Luật này." Sự tàn bạo xảy ra trong các trường dân cư đã được ghi lại. Năm 1907, P.H. Bryce, một bác sĩ và một chuyên gia về bệnh lao, xuất bản một báo cáo cho thấy rằng ở một số trường học, 25 phần trăm trẻ em đã chết vì bệnh lao gây ra bởi các điều kiện ở các trường. Trong những ngôi trường khác, có đến 75% trẻ em tử vong. Ông đã bị cắt tài trợ bởi chính phủ liên bang vì những phát hiện của mình, buộc phải nghỉ hưu vào năm 1921, và năm 1922, phát hiện của ông được công bố rộng rãi. Và qua thời gian đó, trẻ em bản địa bị bắt đi từ nhà của chúng, từ cộng đồng và bị buộc phải vào nhà thờ trường dân cư nơi chúng phải chịu đựng, về nhiều mặt, tình cảm, thể chất nghiêm trọng và lạm dụng tình dục, trong tất cả các trường hợp, ngược đãi về văn hóa, vì những ngôi trường này được thiết kế để loại bỏ ngôn ngữ bản địa và văn hóa. Trường dân cư cuối cùng đóng cửa năm 1996. Cho đến thời điểm đó, 150.000 trẻ em đã tham gia vào trường dân cư tại 139 tổ chức trên cả nước. Năm 2007, trường dân cư Ấn Độ Thỏa thuận giải quyết có hiệu lực. Đây là vụ kiện tập thể lớn nhất trong lịch sử Canada. Nó dành ra 60 triệu đô la cho sự thành lập của sự thật và Ủy ban Hòa giải Canada (TRC). TRC đã tặng chúng ta khả năng để nghe các câu chuyện của những người sống sót để nghe những tác động lên cộng đồng và gia đình và để tiếp cận nghiên cứu để khám phá ra đầy đủ những hậu quả của trường dân cư lên cộng đồng người bản địa và lên toàn bộ Canada. TRC nhận thấy rằng các trường dân cư cấu thành cái gọi là diệt chủng văn hóa. Họ nói rằng: "Diệt chủng vật lý là sự giết chóc hàng loạt các thành viên của một nhóm mục tiêu, diệt chủng sinh học là sự hủy diệt khả năng sinh sản của nhóm đó. Và diệt chủng văn hóa là sự hủy diệt của những cấu trúc và quy tắc chứng minh một dân tộc còn tồn tại". Các mục tiêu đã nêu của Duncan Campbell Scott. Vì vậy, họ thấy rằng đó là diệt chủng văn hóa, mặc dù là một tác giả viết truyện thiếu nhi và một diễn giả tuyệt vời David Bouchard chỉ ra, khi xây dựng một tòa nhà, và ta xây một nghĩa trang bên cạnh tòa nhà đó, bởi vì bạn biết mọi người đi vào tòa nhà đó sẽ mất, bạn gọi nó là gì? TRC cũng tặng chúng tôi với 94 lời kêu gọi hành động, đèn hiệu có thể dẫn đường phía trước khi chúng tôi làm việc để hòa giải. Một vài trong số đó liên quan trực tiếp ngôn ngữ và văn hóa. TRC gọi cho chúng tôi để đảm bảo giáo dục đầy đủ, được tài trợ, bao gồm ngôn ngữ và văn hóa. Để nhận thức được quyền lợi của địa phương bao gồm quyền lợi về ngôn ngữ. Để đặt ra một nghị quyết về ngôn ngữ Aboriginal hướng đến việc thừa nhận và bảo tồn ngôn ngữ bản địa, với nguồn quỹ cố định. Thiết lập một ví trí cho cố vấn về các ngôn ngữ Aboriginal và phát triển những chương trình dạy ngôn ngữ ở bậc sau phổ thông cũng như phục hồi lại địa danh đã bị thay đổi suốt quá trình thực dân hóa. Cùng thời điểm Thỏa thuận Hòa giải các trường dân cư Ấn Độ có hiệu lực thi hành, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Tuyên bố về quyền của người dân bản địa trong năm 2007. Điều đó tuyên bố rằng người dân bản địa có quyền thành lập và kiểm soát hệ thống giáo dục và các tổ chức cung cấp giáo dục bằng chính ngôn ngữ của họ, theo cách phù hợp với phương pháp giảng dạy và học tập theo văn hóa của họ. Năm 2007, khi nghị quyết được đưa vào thực hiện, bốn quốc gia đã bỏ phiếu chống lại. Họ là Hoa Kỳ, New Zealand, Úc và Canada. Canada đã thông qua tuyên bố của Liên hiệp quốc về quyền của người bản địa trong năm 2010. Và trong năm 2015, chính phủ hứa hẹn thực hiện chính sách ấy. Vậy chúng ta sẽ đáp lại thế nào? Đây là tình trạng của chúng ta. Trong 60 tỉnh thành hiện tại nói tiếng bản địa ở Canada, tất cả ngôn ngữ được Liên hiệp quốc xét là tuyệt chủng ngoại trừ sáu ngôn ngữ. Và, sáu ngôn ngữ đó là Cree, Anishinaabemowin, Stoney, Mi'kmaq, Dene và Inuktitut. Và có vẻ như điều đó thật khủng khiếp. Nhưng nếu bạn tiếp tục nhìn vào Atlas ngôn ngữ thế giới đang gặp nguy hiểm thông qua trang web của UNESCO, bạn sẽ thấy một chút "r" ngay bên cạnh ngôn ngữ đó ngay tại đó. Ngôn ngữ đó là Mi'kmaq. Mi'kmaq đã và đang trải qua sự hồi sinh đầy ý nghĩa bởi vì thông qua hiệp ước của chính quyền tự trị dẫn tới sự giáo dục về văn hóa và ngôn ngữ cơ sở, và hiện tại có những đứa bé Mi'kmaq nói tiếng Mi'kmaq như tiếng mẹ đẻ. Có rất nhiều điều ta có thể làm. Những đứa trẻ này là học sinh trong trường Mnidoo Mnising Anishinabek Kinoomaage, một trường học trên đảo Manitoulin, nơi mà các em học ngôn ngữ Anishinaabemowin. Các em đến trường ở lứa tuổi mẫu giáo nói rất ít, nếu có, ngôn ngữ Anishinaabemowin. Và bây giờ, ở lớp ba và bốn, các học sinh đang được kiểm tra ở trình độ trung cấp và lưu loát. Trong cùng thời điểm đó, các em có sự tự tin tốt đẹp. Các em tự hào là một người Anishinaabe, và các em có khả năng học hỏi tốt. Không phải bất cứ loại hình giáo dục nào cũng phải là loại hình chính thức. Trong cộng đồng địa phương, chúng ta có Kingston Indigenous Language Nest (KILN). Bây giờ KILN là một tổ chức, nhưng nó đã bắt đầu sáu năm trước với những thành viên nhiệt tình tụ họp lại quanh một cái bàn bếp của một người lớn tuổi. Kể từ lúc đó, chúng tôi đã tạo ra trải nghiệm học tập cuối tuần với mục đích học tập đa nhiệm, nơi mà chúng tôi tập trung vào lưu truyền ngôn ngữ và văn hóa đến trẻ em. Chúng tôi thực hiện bằng các trò chơi, bài hát, đồ ăn và hoạt động truyền thống. Chúng tôi có những lớp học cho cả trình độ vỡ lòng và trung cấp được cung cấp ngay tại đây. Chúng tôi liên kết với hội đồng trường và các thư viện để có tài nguyên và ngôn ngữ tại chỗ trong giáo dục chính quy. Những khả năng thì vô tận, và tôi rất vui mừng vì công việc đã được hoàn thành cho phép tôi truyền lại ngôn ngữ và văn hóa cho con trai của mình và cho những đứa trẻ khác trong cộng đồng của chúng tôi. Chúng tôi đã phát triển một cộng đồng vừa vững chắc, vừa tốt đẹp, sôi động, là kết quả của sự chung tay góp sức. Vậy chúng ta cần gì để tiến lên phía trước? Đầu tiên, ta cần chính sách. Ta cần ban hành chính sách với tài trợ cố định để đảm bảo rằng ngôn ngữ bản địa được kết hợp vào việc giảng dạy một cách có ý nghĩa, cả trong và ngoài khu bảo tồn. Trong khu bảo tồn, việc giảng dạy được gây quỹ mức độ thấp hơn đáng kể so với quỹ ở ngoài khu bảo tồn. Và ngoài khu bảo tồn, Sự giáo dục ngôn ngữ bản địa thường bị bỏ lơ, bởi vì mọi người thường tin rằng người bản địa không xuất hiện ở các trường tỉnh, khi trên thực tế, lên đến 70 phần trăm người bản địa hiện tại sống ở Canada sống dựa vào khu bảo tồn. Những đứa trẻ đều có quyền được tiếp cận ngôn ngữ và văn hóa của chúng. Hơn cả các chính sách, chúng tôi cần hỗ trợ. Và điều này không có nghĩa là hỗ trợ về kinh phí. Chúng ta cũng cần nơi để thực hiện các hoạt động, lớp học và sự tương tác với những người không phải bản xứ. Chúng ta cần sự hỗ trợ giống những người mong muốn học ngôn ngữ. Chúng ta cần sự hỗ trợ ở nơi mọi người bàn về tại sao ngôn ngữ ấy quan trọng. Và để đạt được điều này, chúng ta cần giáo dục. Ta cần tiếp cận chủ yếu vào việc giáo dục ngôn ngữ, vì chắc chắn đó là cách hiệu quả nhất để đảm bảo được sự lưu truyền của ngôn ngữ Bản địa. Nhưng chúng tôi cũng cần giáo dục ở trường thuộc các tỉnh, chúng ta cần sự giáo dục cho những dân cư không phải bản xứ để chúng ta có sự thấu hiểu lẫn nhau và cùng nhau tiến tới một tương lai tốt đẹp. Tôi có một câu nói được treo trong khung trên bức tường của phòng làm việc. Nó là món quà từ một học trò thân thiết mà tôi đã dạy một vài năm trước đó, và nó luôn nhắc nhở tôi mỗi ngày rằng ta có thể đạt được những thành tựu lớn nếu ta làm cùng nhau. Nhưng nếu ta dự định bàn về sự hòa hợp, ta cần nhận thức được rằng sự hòa hợp không đem lại kết quả trong sự tồn tại và tiếp nối ngôn ngữ và văn hóa bản địa chẳng có sự hòa hợp nào cả. Đó là sự đồng hóa, và điều này không được chấp nhận bởi bất kỳ ai trong chúng ta. Nhưng những gì chúng ta có thể làm là trông chờ vào lời kêu gọi hành động, ta có thể mong đợi tuyên bố của Liên Hiệp Quốc về Quyền của người Bản địa và ta có thể đưa đến một cách hiểu chung những gì chúng ta sở hữu, liên quan tới ngôn ngữ và di sản văn hóa đối với người dân bản địa ở đất này, xứng đáng được lưu giữ. Dựa vào những điều đó, ta có thể tiến tới, cùng nhau, để đảm bảo rằng ngôn ngữ địa phương được truyền lại vượt xa năm 2050, qua thế hệ tiếp nối, truyền tới các thế hệ con cháu sau này. Miigwech. Niawen’kó:wa. Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay)