Vào giữa thế kỷ 16,
người Ý đã bị thu hút
bởi những nam ca sĩ
có quãng giọng đáng kinh ngạc
thường được cho là không thể
với đàn ông trưởng thành.
Tuy nhiên, món quà này
phải trả bằng một cái giá đắt.
Để ngăn quá trình bể giọng,
những ca sĩ này phải cắt bỏ tinh hoàn
trước khi dậy thì,
làm ngắt quãng quá trình sản sinh hóoc-môn
khiến giọng của họ trầm hơn.
Biết đến như những Castrato, giọng hát
thanh thoát của họ nổi tiếng khắp châu Âu,
cho đến khi hủ tục tàn nhẫn này
bị cấm vào những năm 1800s.
Dù việc dừng quá trình đổi giọng có thể
tạo nên một thế hệ âm nhạc phi thường,
giọng nói phát triển tự nhiên
vốn đã đa dạng một cách đáng kinh ngạc.
Khi ta lớn lên, cơ thể trải qua
hai sự thay đổi lớn làm tăng quãng giọng.
Vậy chính xác thanh quản hoạt động ra sao,
và điều gì làm thay đổi giọng nói?
Đặc trưng của giọng nói
là kết quả của nhiều biến số của cơ thể
nhưng hầu hết được xác định bởi tuổi tác,
sức khỏe của dây thanh âm
và độ lớn của thanh quản.
Thanh quản là một hệ thống phức tạp
bao gồm cơ và sụn
hỗ trợ và điều khiển dây thanh âm
hay được biết chính xác,
là những nếp gấp tạo ra âm thanh.
Căng giữa tuyến giáp
và các sụn hình phễu,
hai khối cơ này co giãn như
cánh cửa đóng mở lối vào khí quản,
một ống dẫn không khí đến miệng,
Những chỗ gấp này tham gia
quá trình hô hấp,
nhưng khi ta nói,
chúng đột ngột đóng lại.
Phổi của chúng ta đẩy khí
qua những chỗ gấp hẹp,
làm chúng mở rộng và làm rung các mô
để tạo ra âm thanh.
Không cần nhiều sự tập trung
như khi chơi các khí cụ,
chúng ta dễ dàng thay đổi
các nốt phát ra.
Bằng cách đẩy khí nhanh
hay chậm hơn
ta làm thay đổi tần số và biên độ
của những dao động âm này,
tạo ra đặc trưng trong chất giọng
và âm lượng của từng người.
Dao động nhanh, biên độ nhỏ
tạo ra giọng cao và trầm,
trong khi dao động chậm, biên độ lớn
tạo ra giọng sâu và ầm ầm.
Cuối cùng, bằng cách di chuyển
các cơ thanh quản giữa các sụn,
ta có thể kéo căng hay
điều khiển các nếp gấp ấy
để dùng giọng nói
như nhạc cụ bên trong của chính mình.
Quá trình này giống nhau
với mọi từ bạn nói trong cuộc đời,
nhưng ta càng lớn,
thanh quản cũng già theo.
Ở tuổi dậy thì,
biến đổi lớn đầu tiên bắt đầu,
giọng của bạn
bắt đầu trầm lại
khi thanh quản dần to ra,
kéo giãn dây thanh âm và mở rộng
nhiều không gian hơn cho rung động.
Dây thanh âm dài hơn
có dao động chậm và lớn hơn,
kết quả là giọng phát ra trầm hơn.
Sự phát triển này
đặc biệt nhanh chóng ở nam giới,
khi mức testosterone cao dẫn đến
sự vỡ giọng đầu tiên,
để rồi giọng nói
có âm trầm và vang hơn,
và sự lồi ra của thanh quản,
được gọi là Quả táo Adam.
Sự phát triển khác của giọng
ở tuổi dậy thì
xảy ra khi các mô xơ
bao phủ khắp dây thanh âm
gồm ba lớp chuyên biệt khác nhau:
lớp cơ trung tâm
lớp collagen cứng bao ngoài
với những mô xơ co giãn,
và lớp ngoài cùng phủ
một màng chất nhầy.
Những lớp này tạo thêm sắc thái
và độ sâu cho giọng nói,
cho nó những âm sắc riêng biệt
khác hẳn với trước khi dậy thì.
Sau khi dậy thì, hầu hết giọng mọi người
vẫn duy trì và ít thay đổi
trong khoảng 50 năm.
Nhưng ta sử dụng giọng nói
rất khác nhau,
và cuối cùng, đều sẽ trải qua
những triệu chứng của thanh quản lão hóa,
được biết đến như là
sự rối loạn âm.
Đầu tiên, collagen ở các nếp gấp
ngày càng xơ cứng,
những mô xơ co giãn xung quanh
co lại và dần hao mòn.
Sự giảm linh hoạt này
làm tăng cao độ của giọng người lớn tuổi.
Với những ai gặp thay đổi
hoóc-môn thời tiền mãn kinh,
sẽ có sự tăng âm độ cao hơn
và dây thanh âm phình ra to hơn.
Sự tăng khối lượng dây thanh âm
làm chậm rung động, khiến giọng trầm hơn.
Tất cả những triệu chứng này
cực kỳ phức tạp
bởi có rất ít các đầu cuối dây thần kinh
thanh quản khỏe mạnh sót lại,
làm giảm sự chính xác của cơ điều khiển
và khiến giọng bị nhiều hơi hoặc khàn.
Sau cùng, những thay đổi kết cấu
chỉ là vài khía cạnh
có thể ảnh hưởng đến
giọng nói của bạn.
Nếu được giữ gìn kỹ lưỡng,
thanh quản của bạn
là một khí cụ tinh vi,
có khả năng hát aria
trong các vở Opera,
các vở độc thoại mượt mà,
và các bài diễn thuyết cảm động.