Bất chấp những gì bạn thấy trên TikTok hay Tiểu Hồng Thư, Trung Quốc không hẳn là một nơi dễ sống. Chào mừng đến với Trung Quốc Không Kiểm Duyệt. Tôi là Chris Chappell. Trước khi bắt đầu tập này, hãy nhớ rằng chúng ta hiện đang ở giai đoạn 2 của Chiến dịch Lọ Mật. Bạn không biết đó là gì ư? Tôi sẽ để liên kết bên dưới. Và hãy xem đến cuối để cập nhật về chiến dịch này. Hãy tưởng tượng bạn đang đi qua một đường hầm. Và ở đầu bên kia chính là ngôi nhà trong mơ! Một ngôi nhà hai tầng tuyệt đẹp… Nằm ngay giữa một xa lộ. Vâng, đây hoàn toàn là thật. Chủ nhà không muốn bán nhà cho bên phát triển, thế là bên phát triển xây đường xung quanh ngôi nhà. Ta tưởng họ sẽ xây thêm một cái dốc để xe có thể bay qua một cách an toàn chứ! Chủ nhà giờ đây hối tiếc vì đã không bán sớm hơn. Nhưng bù lại ngôi nhà lại thu hút du khách. Đây không hẳn là một vụ lạm dụng quyền lực của chính quyền địa phương cấu kết với các nhà phát triển bất động sản tham nhũng, mà đúng hơn là một cơ hội cho một doanh nhân táo bạo. Đây được gọi là "nhà đinh". Loại tình huống này xảy ra thường xuyên đến mức có hẳn một cái tên riêng. Cái tên đó ngụ ý đây là những ngôi nhà mọc lên như một chiếc đinh gỉ sét giữa một cảnh quan đô thị hiện đại, bởi chủ nhà kiên quyết không nhượng bộ bên phát triển dự án. Hoặc cũng có lẽ là cứng rắn và bướng bỉnh như một chiếc đinh cũ. Cũng có một số tranh luận về nguồn gốc của thuật ngữ này. Trung Quốc chứng kiến quá trình đô thị hóa thần tốc, một chính sách từ Trung ương Trung Cộng. Vì chính quyền địa phương không thể thu thuế, bắt tay với các nhà phát triển bất động sản thông qua các thương vụ bán đất mờ ám là cách để kiếm được những khoản tiền khổng lồ. Video về nhà đinh lan chóng mặt ở Trung Quốc, Như căn nhà gạch này giữa quảng trường. Hoặc căn biệt thự nhỏ giữa con đường. Nhiều căn trong số đó trở thành điểm thu hút khách du lịch. Hoặc trông như một chậu cây khổng lồ giữa đường. Tôi cũng không thích chuyển nhà, nhưng những người này đưa điều đó lên một tầm cao mới. Từ đó đưa chúng ta quay trở lại với chủ nhân của ngôi nhà đinh này. Chủ nhà là cụ Huang Ping, người được đặt biệt danh là “chủ nhà đinh cứng đầu nhất”. Cụ Huang sống ở Jinxi cùng cháu trai 11 tuổi. Nhưng giờ họ chủ yếu ở trung tâm thị trấn để tránh tiếng ồn từ công trình xây dựng. Theo cụ Huang, ông từng được đề nghị gần 220,000 USD để chuyển đi, kèm theo ba lựa chọn nhà thay thế khác, nhưng ông đã từ chối tất cả. Thế là chính quyền quyết định cứ thế xây đường cao tốc quanh nhà cụ. Huang đã có thời gian suy ngẫm về quyết định của mình và giờ bày tỏ tiếc nuối, lo lắng về tiếng ồn liên tục mà con đường sẽ mang lại khi hoàn thành. Ông thậm chí còn nói với phóng viên rằng: “Nếu có thể quay ngược thời gian, tôi sẽ đồng ý điều kiện phá dỡ mà họ đưa ra.” Và rằng “giờ tôi cảm thấy như đã thua một ván cược lớn.” Ông không phải trường hợp duy nhất. Một số chủ nhân của những ngôi nhà đinh cuối cùng cũng đã chấp nhận tiền đền bù hoặc nhà thay thế để đổi lấy việc phá dỡ, chỉ vì quá mệt mỏi với sự chú ý họ nhận được. Hoặc vì sống phải giữa đường. Những người khác lại cố chấp giữ lập trường, hy vọng sẽ nhận được gói bồi thường tốt hơn từ chính quyền– vốn không mang lại kết cuộc tốt đẹp cho họ. Vậy tại sao những ngôi nhà đinh này vẫn tồn tại? Tại sao chủ nhà không đơn giản là nhận tiền hoặc nhà thay thế rồi rời đi? Họ không có bạn bè để dụ dỗ giúp chuyển nhà bằng pizza và bia sao? Có một số lý do ngoài việc họ gắn bó với ngôi nhà như những người bình thường khác. Có thể thấy rằng ngôi nhà này dù gì cũng rộng rãi hơn so với những căn hộ nhỏ xíu này. Ý là trước khi con đường được xây nhé. Cư dân nói rằng những ngôi nhà nhỏ hơn hoặc căn hộ cao tầng mà họ bị buộc phải chuyển đến đều quá xa ruộng đồng, quá đắt đỏ hoặc không phù hợp với nhu cầu của họ vốn là người làm nông. Những người khác cho rằng khoản bồi thường họ nhận được là không công bằng. Vấn đề ở Trung Quốc là chính phủ sở hữu toàn bộ đất đai, dù ở nông thôn hay thành phố lớn. Cách mà Đảng Cộng sản diễn đạt điều đó là "người dân sở hữu đất đai một cách tập thể". Và bởi vì Đảng đại diện cho người dân, nên... Có những tình huống như thế này. Lý do duy nhất những ngôi nhà này không bị phá hủy như trước đây là vì chính quyền trung ương không khuyến khích điều đó. Nên quan chức địa phương và nhà phát triển bất động sản sẽ tìm cách "khuyến khích" người dân di dời. Điều này rất quan trọng, bởi vì có không ít người Mỹ lên các ứng dụng của Trung Quốc như Tiktok hoặc thậm chí còn ngu ngốc hơn là Tiểu Hồng Thư, xem một mớ video tuyên truyền từ Trung Quốc và nghĩ rằng mọi người ở Trung Quốc đều có "quyền" sở hữu nhà ở giá rẻ! Nhưng hãy nhớ rằng, gần 1 tỷ người ở Trung Quốc sống với mức thu nhập dưới 300 đô mỗi tháng. Ngay cả có xoay sở mua được nhà, loại chuyện này vẫn có nguy cơ xảy ra. Và giờ, đến với Chiến dịch Hũ Mật Ong. Tôi đã nói trong một tập đặc biệt của Trung Quốc Không Kiểm Duyệt rằng YouTube tuyên bố không có vấn đề gì với kênh của tôi, và lý do tôi bất ngờ mất 5 triệu lượt xem chỉ là vì mọi người không còn hứng thú với video của tôi nữa. Lý do thu nhập trong tháng 12 vừa qua giảm 70% so với cùng kỳ năm ngoái là vì Trung Quốc Không Kiểm Duyệt —vốn giờ đã có nhiều người đăng ký hơn— lại không được ưa chuộng. Tôi không tin điều đó. Và các bạn đã chứng minh YouTube đã sai thông qua Chiến dịch Lọ Mật. Nhiều khán giả nói rằng cuối cùng cũng thấy video của Trung Quốc Không Kiểm Duyệt xuất hiện trở lại. Tuyệt vời! Và hãy nhớ rằng chúng ta đang ở giai đoạn 2 của Chiến dịch Lọ Mật. Nghĩa là chúng ta đang thực sự nhắm vào thuật toán. Có ba điều tôi muốn nhờ các bạn: 1 là Xem video của Trung Quốc Không Kiểm Duyệt đến hết. 2 là nếu bạn thấy một trong những video của tôi được đề xuất, hãy bấm vào. 3 là Tiếp tục thích video của tôi và để lại bình luận biểu tượng lọ mật. Và nếu có thể, với doanh thu quảng cáo tháng 12 giảm 70% tình hình tài chính của chúng tôi đang khá khó khăn. Hãy bấm vào đây để đăng ký trang web cao cấp mới của kênh. Cảm ơn đội quân 50 Cent của tôi. Các bạn chính là lý do giúp chương trình này tiếp tục tồn tại. Hãy tiếp tục lan tỏa "lọ mật" nhé! 🐝🍯