Hải quân Hoa Kỳ vướng phải tình trạng
trì trệ và hàng loạt dự án thất bại,
trong khi Trung Quốc hiện sở hữu
lực lượng hải quân lớn nhất thế giới.
Liệu Trump có thể xoay chuyển tình thế và
đưa sức mạnh hải quân Mỹ trở lại thời hoàng kim?
Chào mừng đến với Hoa Kỳ Chưa Tiết Lộ.
Tôi là Chris Chappell.
Tôi đã cảnh báo suốt nhiều năm rằng Hải quân Hoa Kỳ
đang ở trong tình trạng nguy kịch nghiêm trọng.
Cứ như đứng nhìn
một con tàu từ từ chìm xuống nước,
chỉ khác là vì đây là hải quân nên không phải
giống như đang chìm mà chính xác là đang chìm.
Hải quân cần phải chấn chỉnh lại, đặc biệt khi Trung
Quốc đang không ngừng gia tăng sức mạnh hải quân.
Theo một phân tích bị rò rỉ
vào năm 2023 của Hải quân Hoa Kỳ,
“Năng lực đóng tàu của Trung Quốc
cao hơn Hoa Kỳ gấp 232 lần”.
Nói cách khác,
Trung Quốc có thể đóng tàu
rất nhiều tàu so với Hoa Kỳ.
Có thể bạn đang nghĩ
“Ừ thì số lượng nhiều,
nhưng chất lượng thì sao?”
Trước tiên,
số lượng cũng là một dạng chất lượng.
Như bạn sẽ thấy ngay sau đây,
chất lượng tàu chiến Mỹ hiện nay
cũng không còn tốt như trước.
Hiện tại,
Trung Quốc có 370 tàu,
trong khi Hoa Kỳ chỉ có 296.
Và con số đó đang tiếp tục giảm.
Trong khi đó,
Trung Quốc tiếp tục tăng.
Trong 5 năm tới,
Trung Quốc sẽ có 425 tàu,
vượt xa số lượng tàu của Mỹ.
Quy mô của vấn đề này
vừa được phơi bày nhờ báo cáo mới
của Văn phòng Kiểm toán Chính phủ (GAO):
“Đóng tàu hải quân Hoa Kỳ liên tục
vượt ngân sách và bị trì hoãn.”
Nghe không có vẻ gì tốt cả.
Đặc biệt là khi nguy cơ xảy ra chiến tranh
với Trung Quốc ngấp nghé phía chân trời.
Báo cáo viết:
“Mặc dù đã gần như tăng gấp đôi
ngân sách đóng tàu trong hai thập kỷ qua,
Hải quân Hoa Kỳ
vẫn không tăng được số lượng tàu.”
Chi nhiều hơn nhưng lại nhận được ít hơn?
Ai đang điều hành Hải quân vậy?
Bang California à?
Có vài lý do dẫn đến tình trạng này.
Thứ nhất,
một số nhà máy đóng tàu không có đủ không gian
để hoàn thành yêu cầu của Hải quân đúng hạn.
Một số khác thì có
cơ sở hạ tầng quá cũ kỹ,
gây ra trì hoãn trong quá trình đóng
và sửa tàu.
Kiểu như yêu cầu người ta làm một chiếc
bánh Black Forest lớn nhất thế giới,
nhưng họ chỉ có một chiếc
lò nướng mini từ năm 1963.
Còn một lý do nữa là các nhà đóng tàu không có
đủ nhân lực để đáp ứng yêu cầu của Hải quân.
Ngạc nhiên thay,
đây không phải một nghề hấp dẫn về thu nhập.
Với những công nhân đã làm trong ngành
thì phần lớn cũng không đủ kinh nghiệm.
Nên phải tốn kém và mất thời gian hơn
để duy trì số lượng tàu mà Hoa Kỳ hiện có,
chứ chưa nói đến chuyện đóng thêm
để đối phó Trung Quốc.
Vì hóa ra,
đóng tàu rất khó
ngay cả khi phải tàu trong chai thủy tinh.
Nên dù đã đổ hàng tỷ đô la đầu tư
để tăng sản lượng tàu,
Hoa Kỳ vẫn thiếu bãi đóng và nhân lực.
Và đó là vì, theo báo cáo mới,
Hải quân Hoa Kỳ
và Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng
không “phối hợp đầy đủ
các khoản đầu tư đóng tàu
để tránh chi tiêu trùng lặp
hoặc lãng phí.”
Vấn đề giao tiếp.
Họ cần quản lý ngân sách,
hay là tư vấn tâm lý cặp đôi đây?
Một vấn đề khác là Hải quân còn chưa đặt ra mục tiêu
hay chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng ngân sách.
Không may là giao tiếp kém lại được xem
là đặc điểm chứ không phải lỗi.
Một lỗi cực kỳ đắt đỏ, ngây thơ,
và thiếu kỹ năng giao tiếp.
Lãnh đạo Hải quân còn không khuyến khích
sử dụng các công cụ kiểm soát chất lượng
như phạt tiền nếu nhà thầu
giao trễ hoặc chất lượng kém.
Nói cách khác nếu làm hỏng việc,
họ vẫn nhận được tiền.
Bạn sẽ không quản lý tiền riêng như vậy.
Nhưng chính phủ sẽ quản lý
như thế với tiền của bạn.
Hải quân còn cắt giảm
gần 50% số lần kiểm tra,
chỉ để duy trì “quan hệ làm việc”
với các nhà thầu.
Thế chả khác nào thuê người
trùng tu phòng tắm,
họ làm lại hệ thống ống nước
khiến phân từ bể phốt
phun ra từ vòi sen,
nhưng bạn vẫn khen “Làm tốt lắm!”
vì muốn họ tiếp tục
làm cho bạn trong tương lai.
Tệ hơn nữa,
Hải quân thậm chí không có chiến lược
quản lý cơ sở công nghiệp đóng tàu của Mỹ
chính là hệ thống xưởng tàu,
cung ứng, công nhân
và cơ sở hạ tầng hỗ trợ
việc đóng mới và bảo trì tàu.
Bài hát chủ đề của Hải quân nên được đổi
từ “In the Navy” thành “Living on a Prayer”.
Hải quân Mỹ cũng gửi quá nhiều thông điệp
mâu thuẫn đến các xưởng tàu,
khiến họ không biết phải trông đợi
điều gì từ năm này sang năm khác.
“Kế hoạch của Hải quân về việc đóng mới
và sửa chữa tàu thay đổi theo từng năm.”
Kiểu như yêu cầu người ta làm một chiếc
bánh Black Forest lớn nhất thế giới,
nhưng họ chỉ có một chiếc
lò nướng mini từ năm 1963
rồi khi họ mới làm được nửa chừng, bạn lại bảo
“Thôi, tôi đổi ý rồi. Giờ tôi muốn món bò Wellington.”
Ưu tiên của họ cũng rối tung.
Hãy lấy chiếc USS Gerald Ford đắt đỏ
mới được đưa vào sử dụng làm ví dụ.
“Hải quân từ bỏ các tính năng đã qua thử nghiệm
trên những hàng không mẫu hạm trước đó
thay vào đó sử dụng công nghệ đắt đỏ hơn
nhưng không phải lúc nào
cũng hoạt động như mong đợi.”
Đó đúng là cách tiêu tiền nhiều hơn
mà không có thêm tàu.
Có lẽ một trong những ví dụ tệ nhất
gần đây về sự quản lý yếu kém của Hải quân
đã được công bố vào tháng 12 năm ngoái.
Hải quân muốn hiện đại hóa 7 tàu
tuần dương có tên lửa dẫn đường.
Nâng cấp chúng để sử dụng
thêm vài năm nữa.
5 năm. Nghe hợp lý.
Nhưng chỉ 3 chiếc hoàn tất nâng cấp.
Và không chiếc nào có thể
phục vụ thêm được đủ 5 năm.
Hải quân đã lãng phí 1.8 tỷ
đô la cho dự án đó.
Đây là một cú đánh quá mạnh vào Mỹ
đến mức tôi ngạc nhiên vì tàn dư của ISIS
không ra tuyên bố nhận trách nhiệm.
Rõ ràng có chuyện cần xử lý.
Nhưng có vẻ Hải quân không thực sự
nghiêm túc xem xét các khuyến nghị.
Vì đối với họ,
nếu chưa hỏng...
thực ra là đã hỏng,
nhưng vẫn sẽ không sửa.
Trong một báo cáo gần đây khác,
Văn phòng Kiểm toán Chính phủ cho biết đã đưa ra
90 khuyến nghị cho
Hải quân kể từ năm 2015.
Hải quân đồng ý với nhiều đề xuất,
nhưng “mới chỉ thực hiện đầy đủ
hoặc một phần 30 đề xuất,
còn lại 60 chưa được xử lý.”
Đây là một vấn đề cấp bách.
Một số chuyên gia cho rằng Trung Quốc
có thể sẽ xâm lược Đài Loan vào năm 2027.
Tức là chỉ còn 2 năm nữa.
Liệu Hải quân Hoa Kỳ có đủ khả năng
chiến đấu trong một cuộc chiến như vậy?
Hay chúng ta “S.O.L.”
không còn con tàu nào để chiến đấu?
Chính quyền Trump đang cố làm gì đó
nhưng cũng khá muộn rồi.
Trung Quốc đóng hơn
một nửa số tàu trên toàn thế giới.
Nhưng điều đó sắp trở nên cực kỳ tốn kém với Trung
Quốc và bất kỳ công ty hay quốc gia sử dụng tàu của họ.
Trump muốn thu phí 1 triệu đô la
cho mỗi lần tàu Trung Quốc cập cảng Mỹ.
Mà hầu hết các tàu đều ghé cảng Mỹ
khoảng 3 lần mỗi hành trình.
Trump cũng đã công bố việc thành lập
Văn phòng Đóng Tàu mới ngay trong Nhà Trắng.
Và ban hành một sắc lệnh hành pháp mang tên
"Khôi phục sức mạnh hàng hải của Mỹ."
Nhiều cơ quan chính phủ sẽ phối hợp với Nhà Trắng
để tạo ra một “Kế hoạch Hành động Hàng hải”.
Mục tiêu là đối phó với Trung Quốc và
tái thiết nền công nghiệp hàng hải của Hoa Kỳ.
Kế hoạch này kêu gọi hàng loạt cuộc rà soát
lên các chương trình đóng tàu,
quy định mua sắm, luật lệ,
lực lượng lao động ngành hàng hải Mỹ,
cũng như đưa ra cơ chế tài chính
và ưu đãi đầu tư
vào các nhà máy đóng tàu
và chuỗi cung ứng linh kiện phụ trợ tại Mỹ.
Nói cách khác,
đây là tất cả những việc lẽ ra
nên làm từ nhiều năm trước.
Giờ làm thì bị gọi là “cách mạng.”
Ngoài ra cũng sẽ cắt giảm hàng loạt
thủ tục hành chính rườm rà.
Thậm chí Bộ Hiệu Quả Chính Phủ
cũng sẽ tham gia hành động.
Họ sẽ thực hiện cuộc đánh giá riêng
về quy trình mua sắm tàu của
Bộ Quốc phòng và Bộ An ninh Nội địa.
Và như thường lệ,
Trump tiếp tục nhấn mạnh đến giáo dục.
Ông muốn hiện đại hóa
Học viện Thương thuyền Hoa Kỳ.
Đây là nơi đào tạo lực lượng rất quan trọng
trong vận chuyển hàng hóa thời bình
và vận tải nhân sự,
vật tư thời chiến.
Một công việc vô cùng quan trọng.
Nhưng số lượng người làm việc trong ngành
đã giảm từ khoảng 50,000 người vào năm 1960
xuống còn chưa đến 10,000 người hiện nay.
Tôi chưa từng thấy sự sụt giảm nào
mạnh đến vậy trong cùng khoảng thời gian,
ngoài số lượng người hâm mộ của Bill Cosby.
Đây vốn đã là một ưu tiên
của Trump từ nhiệm kỳ đầu.
Trump cũng muốn cấp học bổng cho
chuyên gia hàng hải từ các quốc gia đồng minh
để giảng dạy tại các cơ sở của Hoa Kỳ.
Có thể là từ Nhật Bản và Hàn Quốc.
Bộ trưởng Hải quân John Phelan đã rất bận rộn
đến thăm nhiều nhà máy đóng tàu
và xây dựng quan hệ hợp tác với đối tác
nhằm thúc đẩy quá trình đóng tàu.
Chuyến công du quốc tế đầu tiên
của ông là đến Nhật Bản,
sau đó là Hàn Quốc
hai quốc gia có ngành đóng tàu mạnh
mà Mỹ muốn tăng cường hợp tác.
Hiện vẫn còn sớm trong nhiệm kỳ thứ hai của Trump,
chắc chắn sẽ còn nhiều diễn biến mới.
Nhưng thời gian đang cạn dần.
Và chúng ta không muốn “S.O.L.” đâu.
Còn bạn nghĩ sao?
Hãy để lại phân tích sâu sắc
của bạn trong phần bình luận.
Tôi là Chris Chappell.
Cảm ơn đã theo dõi Hoa Kỳ Chưa Tiết Lộ.