Trung Quốc có chiến lược đối phó thuế quan của Trump nhưng liệu có đủ để đánh bại Hoa Kỳ? Chào mừng đến với Trung Quốc Không Kiểm Duyệt. Tôi là Chris Chappell. YouTube vẫn luôn tìm cách bóp nghẹt Trung Quốc Không Kiểm Duyệt và quảng bá nội dung ủng hộ Trung Cộng. Nhưng chúng ta đang phản kháng– và thắng thế. Hãy cùng tôi tham gia Chiến dịch "Lọ Mật" Giai đoạn 3 để lại bình luận biểu tượng “lọ mật” để YouTube thấy mức độ tương tác của chúng ta, và đừng quên đăng ký nhận bản tin miễn phí để vượt qua kiểm duyệt của nền tảng này. Liên kết ở bên dưới. Và giờ, tiếp tục chương trình! Trung Cộng đang bị dồn vào chân tường bởi các mức thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump mặc dù mới chỉ 145%, chứ chưa phải là 400% như Quý Ngài “Wonderful” mong muốn, hoặc 1776% như nhiều người trên mạng nói. Anh là người hùng của tôi @ericscott9029 ơi! Nhưng Trung Quốc đang phản công– theo cách duy nhất mà họ biết: Bằng ngoan cố và thủ đoạn. "Thủ đoạn" là một từ không được dùng đủ nhiều trong ngôn ngữ hiện đại. Dĩ nhiên là có thuế quan đáp trả… và cắt nguồn cung mặt hàng xuất khẩu chiến lược sang Mỹ. Nhưng đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng. Dưới đây là bốn chiêu bài khác, vừa điên rồ vừa hoàn toàn dễ đoán mà Trung Quốc dùng để đối đầu với thuế quan của Trump. Chiêu thứ nhất: Chiến tranh ngoại giao Tin tôi đi, nghe sẽ không chán đâu! Tuần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến công du Đông Nam Á. Ý là lần này Trung Cộng thực sự đặt chân vào lãnh thổ nước khác một cách hợp pháp ấy à?! Có lý do khiến Tập chọn đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm 2025. Rất nhiều nhà đầu tư và nhà sản xuất Trung Quốc đã chuyển sang khu vực này. Trung Quốc dựa vào các nước này như những điểm trung chuyển hàng hóa để né tránh thuế và trừng phạt từ Mỹ. “Tàu này đến từ Việt Nam, không phải Trung Quốc đâu!” Trump biết điều này, thế nên ông mới dọa áp thuế cao lên Đông Nam Á. Việt Nam đang phản ứng bằng cách xem xét siết chặt một số hoạt động thương mại của Trung Quốc. Trung Quốc muốn ngăn chặn việc đó, thế nên Tập mới chọn Việt Nam làm điểm dừng chân đầu tiên. Tại đó, Tập ký một loạt thỏa thuận kinh tế, đồng thời kêu gọi Trung Quốc và Việt Nam "thắt chặt xây dựng cộng đồng tương lai chung". Hai nước có thể có tương lai chung thật. Nhưng đây là canh bạc đầy rủi ro cho Việt Nam. Trump đã tạm hoãn áp thuế với Việt Nam trong 90 ngày. Nếu sau thời hạn trên, ông nhận thấy Việt Nam ngả về phía Trung Quốc, các mức thuế có thể được tái áp dụng toàn lực. Đó cũng là điều mà Tập cần lưu tâm khi tới các điểm dừng chân tiếp theo Malaysia và Campuchia. Malaysia có vai trò đặc biệt quan trọng. Nước này giữ chức Chủ tịch ASEAN năm nay, Và sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ASEAN–Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh đầu tiên, với Trung Quốc được mời tham dự. Đừng bao giờ mời Trung Cộng. Họ như ma cà rồng vậy. Một khi đã cho họ vào nhà, họ sẽ vắt kiệt mọi thứ. Có khi còn sẽ tuyên bố nhà này vốn dĩ là một phần của Trung Quốc. Song song với các chuyến công du, truyền thông nhà nước Trung Quốc liên tục tung ra chiến dịch tuyên truyền, tố Mỹ bắt nạt đơn phương còn Trung Quốc thì là “đối tác đáng tin cậy”. Đúng là họ rất “đáng tin” nếu thế nghĩa là dễ đoán. Luôn có thể tin rằng Trung Quốc sẽ… cực kỳ, cực kỳ dễ đoán. Không chỉ tập trung vào Đông Nam Á, Trung Quốc còn đang ra sức “ve vãn” châu Âu với cùng một thông điệp: như “Trung Quốc và EU nên cùng nhau chống lại hành vi bắt nạt đơn phương”, và “hợp tác bảo vệ công lý và luật lệ thương mại toàn cầu”. Chính là cái hệ thống thương mại toàn cầu mà Trung Cộng đã vũ khí hóa. Không may là một số nước châu Âu lại "cắn câu". Điều này một lần nữa cho thấy rằng việc một người nói giọng châu Âu không đồng nghĩa họ thông minh. Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez là một ví dụ. Ông đã gặp Tập Cận Bình tại Bắc Kinh… và đang thúc đẩy EU tiến gần hơn với Trung Quốc. Không chỉ Tây Ban Nha. Ngoại trưởng Pháp cũng cổ vũ cho một “quan hệ đối tác Pháp-Trung”, và Trung Quốc và Ireland cũng đang tìm thắt chặt quan hệ. Nghĩ thì cũng hợp lý vì nói cho cùng, cứ nhìn xem tất cả những thứ Trung Quốc có thể mang lại cho thế giới phương Tây! Ừ… đó hẳn là vấn đề. Đó là lý do Trung Cộng đã tung ra đội quân người ảnh hưởng thân Trung trên mạng. Đưa ta đến chiến lược tiếp theo. Chiêu thứ hai: Chiến tranh tâm lý Để củng cố khả năng thành công của Tập tại Đông Nam Á, người ảnh hưởng thân Trung đã quảng bá hình ảnh người dân Đông Nam Á yêu mến Trung Quốc, ca ngợi các thương hiệu Trung Quốc tràn ngập Malaysia… …và rằng người dân ở Malaysia, Việt Nam, Lào đều mê phim ảnh và truyền hình Trung Quốc. “Đúng vậy, ai cũng yêu mến Trung Quốc!” Đặc biệt là Philippines. Cứ nhìn những tòa nhà chọc trời kia! Những tuyến tàu cao tốc kia! Nhưng thông điệp chính được lồng ghép ở đây là Trung Quốc mạnh hơn Mỹ, thuế quan là vô nghĩa và chỉ gây hại cho Mỹ. Kết luận chính là Trung Quốc là không thể ngăn cản. Họ đã thắng rồi. Trung Quốc vẫn vững mạnh bất chấp các rào cản thương mại. Trong khi đó, người Mỹ chật vật vô nghĩ trong một cuộc chiến mà họ đã thua từ trước khi bắt đầu. “Trong cuộc chiến thuế này, người thua duy nhất là người dân Mỹ.” “Khi nói đến Mỹ, chúng ta chưa bao giờ có ưu thế trước Trung Quốc. Khi Trump nghĩ có thể dằn mặt Trung Quốc bằng thuế quan và chiến tranh thương mại, họ đã ‘tát’ lại chúng ta bằng cái gọi là minh bạch.” “Hầu hết các thiết bị máy móc sản xuất ở tầng chất lượng chúng ta cần đều chỉ có ở Trung Quốc.” “Nên có thể hiểu vì sao dù thuế có là 50%, hay 200-300%, cũng vẫn không khiến tôi–hay bất kỳ ai– chuyển sang Mỹ để sản xuất loại sản phẩm này. Vì làm thế không hề hợp lý về tài chính.” Vậy bạn còn chờ gì nữa? Hãy đến Trung Quốc để mua hàng rẻ tiền sản xuất tại Trung Quốc… …và hy vọng không bị bắt làm con tin trong một vụ ngoại giao con tin! Rẻ hơn một chút, nên đáng để mạo hiểm! Nhưng khi thao túng suy nghĩ kẻ thù vẫn chưa đủ, Trung Cộng sẽ chuyển sang chiêu thứ ba: Lừa dối công khai Các công ty Trung Quốc dùng những thủ đoạn gian dối công khai để lách thuế. Như tôi đã đề cập, Trump đang mạnh tay trấn áp cách Trung Quốc lợi dụng các quốc gia thứ ba để né thuế quan và trừng phạt. Ông cũng bịt các lỗ hổng khác như quy định "de minimis", vốn cho phép hàng Trung Quốc rẻ tiền tràn vào Mỹ mà không phải chịu thuế. Nhưng theo Nikkei Asia, ngành logistics Trung Quốc đang thách thức các cơ quan thực thi thuế của Mỹ bằng cách giúp thương nhân lách thuế. Họ cung cấp dịch vụ gọi là “kê khai kép và trọn gói thuế”. Cách thức hoạt động như sau: Giả sử bạn kinh doanh mật ong Trung Quốc. Một công ty logistics Trung Quốc sẽ đảm nhận cả thủ tục xuất khẩu tại Trung Quốc và nhập khẩu vào Mỹ, bao gồm khai báo hải quan và nộp thuế nhập khẩu cùng các khoản phí khác. Công ty Trung Quốc đó sẽ áp dụng thủ đoạn gọi là kê khai hai hóa đơn. Một hóa đơn được trình cho hải quan Mỹ, trong đó giá trị hàng hóa bị hạ thấp, dẫn đến tiền thuế phải nộp bị giảm. Trong khi đó, người mua và người bán phần mật ong kia sự dụng hóa đơn thật với giá trị giao dịch chính xác nhưng được phân loại dưới mục “dịch vụ” không bị tính thuế chẳng hạn như tiếp thị. Đơn vị cung cấp logistics còn trắng trợn viết khống nội dung hóa đơn và giả mạo hồ sơ khai quan nhằm giảm mức thuế phải trả. Nên dù mức thuế có cao tới 145%, hay thậm chí 1776%, các nhà sản xuất Trung Quốc vẫn chỉ phải trả một khoản thuế rất nhỏ. Trong khi đó các công ty logistics kiếm lợi bằng cách bỏ túi phần chênh lệch giữa số tiền thu của nhà sản xuất để “nộp thuế” và khoản họ thực sự nộp cho hải quan. Nếu bạn thắc mắc tại sao Trung Quốc lại phải dùng đến những cách rắc rối và phức tạp như vậy để né thuế, thay vì đơn giản là... cư xử tốt hơn đó là một câu hỏi hay! Làm thế giải quyết được vấn đề hình ảnh quốc tế và né được thuế, nhưng còn người dân trong nước vốn không mấy quan tâm tới cách Trung Cộng xử lý tình hình thì sao? Những người đó có tồn tại đấy. Bởi vì người Trung Quốc không phải là một “khối thống nhất” chỉ biết tin theo những gì Trung Cộng ra rả tuyên truyền. Nhiệm vụ đó là của các “NPC” thân Trung Cộng. Thế nên chiến lược cuối cùng mới là Chiêu thứ tư: Kiểm duyệt Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Công, Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, Hà Bân, chỉ trích các chính sách thuế quan của Trung Quốc trên mạng xã hội, gọi chúng là “hoàn toàn sai lầm”. Nhưng ông không dừng lại ở đó. Ông còn nói: “Làm thế chẳng khác nào nói: ‘Nếu anh dám đánh vợ anh, thì tôi cũng sẽ đánh vợ tôi.’” Tất nhiên, Trung Quốc không lạ gì với việc bạo hành người dân, nên phép so sánh đó không hoàn toàn chính xác bởi vì Trung Cộng thấy thế sẽ chỉ nói “Chấp nhận thách thức!” Hà Bân thêm rằng: “Việc Mỹ tăng thuế chẳng khác gì cầm đá tự đập chân mình. Chúng ta không học theo.” Thử thách Trung Quốc không làm chuyện ngu ngốc và tự hủy ư? Độ khó là bất khả thi. Không ngạc nhiên khi Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Công nơi Hà Bân làm việc bị giải tán. Tôi cũng không muốn biết chuyện gì sẽ xảy ra với Hà Bân. Có lẽ… ông ấy sẽ vị ném vào thùng rác. Trong khi đó, Trung Quốc kiểm duyệt các bài viết liên quan đến thuế trên mạng xã hội. Họ đã từng chặn các từ khóa và hashtag như “thuế quan” và “104” khi thuế của Trump áp lên hàng Trung Quốc là 104%. Song song đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc liên tục tung các nội dung tuyên truyền nội địa về việc thuế quan khiến Mỹ khốn đốn, với những hashtag như: “Mỹ vừa đánh chiến tranh thương mại vừa xin trứng” và “Trung Quốc không gây rối, nhưng cũng chẳng bao giờ ngại loạn.” Trung Quốc không gây rối? Bạn biết tôi sắp phát lại clip nào rồi đấy… Đây hẳn phải là một kỷ lục. Truyền thông Trung Quốc liên tục lặp đi lặp lại luận điệu trên báo đài rằng Trung Quốc mạnh mẽ – rất mạnh mẽ. Trong khi đó, mọi thông tin cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của thuế Trump đối với Trung Quốc đều hoàn toàn bị cấm trên mạng xã hội, vì điều đó sẽ cho thấy Trung Cộng có điểm yếu. Mà điểm yếu chính là thứ mà Trung Cộng không bao giờ muốn để lộ. Họ luôn muốn thể hiện sự “mạnh mẽ” ở bất cứ đâu, dù được mời hay không. Clip này chính thức phá kỷ lục số lần được phát rồi. Nhân tiện, nếu bạn muốn khiến Trung Cộng phải khuỵu gối hãy tham gia Chiến dịch Lọ Mật Giai đoạn 3! Chúng tôi có một bản tin hoàn toàn miễn phí để thông báo khi có tập mới vì như bạn bảo rằng YouTube thường không thông báo dù bạn đã đăng ký và bật chuông. Bản tin cũng có nhiều hình ảnh hậu trường thú vị. Đăng ký tại: https://chinauncensored.substack.com Và đừng quên tiếp tục bình luận biểu tượng “lọ mật”! Tôi rất thích và thực sự đọc bình luận của bạn dù không thể trả lời tất cả. Ủng hộ của các bạn rất có ý nghĩa với tôi trong những thời điểm khó khăn này. Một lần nữa tôi là Chris Chappell. Hẹn gặp lại!