Mình sẽ thử xác định một đường cong với tung độ và hoành độ được xác định bởi một hàm số của tham số t vậy mình có thể nói x là một hàm số của t Mình cũng có thể nói y là một hàm số của t Nếu khái niệm này hoàn toàn lạ lẫm với bạn Bạn có thể xem lại các video trước về phương trình tham số trên kênh của Khan Academy Nhưng cái mà mình sẽ nói và bàn luận trong video này nói chung thì mình sẽ làm nhiều ví dụ cụ thể hơn trong các video trong tương lai Nhưng mình sẽ nghĩ về phần đường cong được xác định ở đây từ t=a ở đây ta có t=a vậy thì điểm này sẽ có tọa độ x a phẩy y a điểm này ngay đây và khi mình tăng từ t=a đến t=b thì đường cong của mình sẽ trông như thế này vậy cái này là khi t=b t=b vậy điểm này ở đây là x b phẩy y b Mình sẽ cùng nghĩ cách tìm độ dài của đường cong thực tế độ dài cung tròn từ t=a đến t=b Để tìm nó thì mình sẽ phóng to ra và phân tích nó khi t thay đổi rất ít vậy lượng thay đổi của t rất nhỏ Mình bắt đầu từ điểm này ngay đây và lượng thay đổi của t rất nhỏ nên mình sẽ đi từ điểm này đến điểm này là đoạn thay đổi của t Nó thực tế còn nhỏ hơn khoảng này nữa nhưng nếu mình vẽ nhỏ hơn thì sẽ rất khó nhìn Vậy cứ xem như đây là khoảng thay đổi rất nhỏ của mình trong đoạn mà cung tròn của mình đi vậy nếu mình muốn tìm độ dài mình có thể chia nhỏ nó ra thành độ dài mà mình dịch chuyển hướng x và độ dài mình dịch chuyển theo hướng y Vậy theo hướng x, hướng x ngay đây khoảng mà mình dịch chuyển là rất nhỏ và nó bằng với cái gì? Nó sẽ là tỉ lệ của lượng thay đổi giữa cái mà mình đang thay đổi theo t và cái mà x thay đổi theo t nhân với lượng thay đổi rất nhỏ của t Mình sẽ dùng kí hiệu vi phân và mình đang sử dụng khái niệm của vi phân như một thay đổi nhỏ vô cực trong của ẩn đó Đây không phải là cách chứng minh chính thống nhưng nó giúp chúng mình hình dung cách tìm độ dài cung tròn khi mình gặp phương trình tham số Mong nó sẽ giúp bạn hiểu về lý thuyết là đây là dx của mình Thực ra có thể viết nó thế này dx/dt, nó giống với x phẩy của t nhân dt và lượng thay đổi của y sẽ cũng giống như vậy Lượng thay đổi nhỏ vô cực của y khi mình có một lượng thay đổi nhỏ vô cực của t bạn có thể xem đó là tỉ lệ thay đổi của y theo t nhân với lượng thay đổi của t lượng thay đổi rất nhỏ của t bằng với mình có thể viết là y phẩy của t, dt Dựa vào cái này, độ dài của cung tròn nhỏ đến vô cực ở đây? Mình có thể dùng định lý Pytago Cái này sẽ bằng với căn bậc hai của nó là cạnh huyền của tam giác vuông này ngay đây Vậy cái này bằng với căn bậc hai của cái này bình cộng cái này bình Vậy bằng với căn bậc hai của để mình làm rộng chỗ hơn một chút mình nghĩ mình cần khá nhiều chỗ Vậy những cái màu xanh này bình dx bình phương, mình có thể viết lại là x phẩy của t, dt bình cộng với cái này bình, hay chính là y phẩy của t, dt bình Giờ mình sẽ đơn giản nó một chút Nhớ là đây là một độ dài cung tròn nhỏ vô cực ngay đây Mình có thể lấy dt bình ra làm thừa số chung nó có mặt ở cả hai cái này vậy mình có thể viết nó là để mình viết nó lại để mình viết ra, căn bậc hai vậy mình sẽ rút dt bình ra làm thừa số chung Và mình có thể viết cái này là dt bình nhân với x phẩy t bình phương cộng y phẩy t bình phương và để cho nó rõ ràng cái này nhân với toàn bộ cái này ở đây Bây giờ nếu mình có dt bình nằm dưới căn mình có thể đơn giản nó vậy mình sẽ có dt Vậy tất cả cái này sẽ bằng với căn bậc hai của, những cái nằm dưới căn này sẽ trở thành x phẩy của t bình cộng y phẩy của t bình bây giờ mình lấy ra một dt lấy ra một dt Mình có thể viết nó ở đây nhưng mình cứ viết nó ở bên đây mình sẽ nhân hai cái này với nhau Vậy mình chỉ đang viết lại biểu thức cho lượng thay đổi nhỏ vô cực của độ dài cung Mình khá may mắn vì trong giải tích, mình có các công cụ để cộng được những lượng thay đổi nhỏ vô cực này và đó là điều mà tích phân xác định giúp chúng mình Vậy nếu mình muốn cộng cái này với cái này với cái này với cái này và nhớ là, đây là những lượng thay đổi nhỏ vô cực Mình minh họa nó không phải là nhỏ vô cực để bạn có thể dễ hình dung nó Nhưng nếu bạn cộng tổng nó lại mình thực sự đang lấy tích phân và tích phân nó theo t vậy nếu mình bắt đầu từ t=a và kết thúc ở t=b và cứ như vậy, mình ít nhất có thể hình dung về nó trên lý thuyết cho công thức của độ dài cung tròn đối với các phương trình tham số Trong các video tiếp theo, Mình sẽ áp dụng nó để tìm độ dài cung tròn