-
"CHÂN LÝ TỐI THƯỢNG LÀ VÔ NGÔN
SỰ TĨNH LẶNG TRONG MIỀN TĨNH LẶNG"
-PIRKE AVOT-Châm ngôn Do Thái-
-
Những vị thầy tâm linh vĩ đại
nhất trên thế giới từ cổ chí kim
-
đều nhìn nhận rằng Sự Thật tối thượng
trong sự hiện hữu của chúng ta
không là tài sản
-
của một tôn giáo hay truyền
thống tâm linh nào mà nó có thể
-
được thấy ra trong
tim mỗi người.
-
Nhà thơ Ba tư , Rumi nói
"Trăng kia hiện hữu nơi đâu khi không tròn hay khuyết?
-
Linh hồn hiện hữu nơi đâu khi ta biết hoặc không";
đừng nói nó ở đây hay ở đó.
-
Mọi tạo tác là "NÓ", nhưng chỉ dành
cho những "Con mắt" có thể thấy ra
-
"KHÔNG NHƯ BẠN NGHĨ"
-
Trong câu chuyện về thành Babel,
nhân loại bị phân chia
-
thành vô số ngôn ngữ,
niềm tin, văn hoá và lợi ích.
Babel nghĩa là "Cổng trời".
-
Là cổng của tư duy của tâm trí có cấu trúc hữu hạn
.
-
Đối với những ai trở về nhận ra bản tánh tự nhiên của họ.
Thực Tánh trong tâm trí nằm ngoài giới hạn
của tên gọi và hình-tướng
-
họ đã được khai tâm để thâm nhập
vào Bí ẩn vĩ đại nhất ngoài "Cổng trời".
-
Những truyện ngụ ngôn cổ xưa,
như truyện "thầy bói xem voi"
là biểu trưng
-
nhiều truyền thuyết khác nhau
cùng hướng tới Sự Thật Vĩ Đại.
-
Một nhóm người mù mỗi người chạm vào
các bộ phận khác nhau của một con voi
rồi miêu tả con voi là gì
-
Người đứng sờ chân voi
thì mô tả con voi như cái cây.
-
Người sờ đuổi voi
thì mô tả con voi như sợi dây.
-
Con voi như ngọn giáo,
người đứng sờ ngà voi miêu tả,
-
Và nếu có người sờ tai voi
thì có lẽ sẽ mô tả con voi như cái quạt.
-
Người chạm vào bên sườn da thô cứng của voi
thì sẽ mô tả con voi như bức tường.
-
Vấn đề là ta chỉ chạm vào một bộ phận của voi và tin tưởng
kinh nghiệm mình có được là sự thật duy nhất
-
Chúng ta không thấu hiểu và tôn trọng
thứ người khác trải nghiệm
là bộ phận khác của cùng một con vật.
-
Triết lý bất diệt là thấu hiểu tất cả
những truyền thống tín ngưỡng và tâm linh
-
đều chia sẻ chung về cùng một Sự Thật .
Một thực tại bí ẩn hay siêu việt
-
làm nền tảng cho mọi hiểu biết
và học thuyết tâm linh được phát triển.
-
Học giả Swami Vivekananda tổng kết
những giáo lý bất tử khi nói
-
"Sự kết thúc của mọi tôn giáo
là thấy ra Chúa trong tâm hồn mỗi người.
Đó là tôn giáo phổ quát."
-
Trong phim này, chúng tôi dùng từ
"Chúa"
chỉ mang tính ẩn dụ về
-
sự siêu việt, hướng tới sự huyền bí vĩ đại,
nằm ngoài tâm trí hữu hạn của bản ngã.
-
thấy ra bản tánh thực của cái tôi
nội tại của bản ngã là thấy ra
sự huyền diệu tự nhiên trong mỗi người.
-
Mỗi tâm hồn đều có tiềm năng hiển lộ
tầng tâm thức cao hơn,
thức tỉnh tâm trí
-
ra khỏi trạng thái mông mị cùng
sự đồng nhất của nó với
các hình-tướng.
-
Nhà văn huyền môn Aldous Huxley,
được biết đến qua tác phẩm
"Brave New World",
-
cũng đồng thời là tác giả của cuốn sách tiêu đề
"The Perennial Philosophy"- Triết lý vĩnh cửu
-
nói về một giáo lý được
truyền đi truyền lại trong lịch sử
mang hình thái văn hoá
-
mà nó được nhìn nhận. Ông viết,
"Triết lý vĩnh cửu được mô tả cô đọng và
-
súc tích nhất trong kí tự Sankrit:
"Tat Tvam Asi"; "That Thou Art."
-
Tiểu ngã-Atman hay Bản ngã nội tại là
một với Đại ngã Brahman -Phạm Thiên,
-
là nguồn gốc tối thượng của mọi sự tồn tại,
và sự tận cùng rốt ráo nhất của loài người
-
là khám phá sự thật trong chính chúng ta,
để tìm ra "ta" thật sự là gì.
-
Mỗi tín điều giống như mỗi mặt
phản ánh xa hay gần duy nhất của
-
cùng một sự thật và cùng lúc
chiếu sáng và phản hồi lẫn nhau.
-
Dù dưới bất kì khuôn khổ ngôn ngữ hay khái niệm nào,
-
mọi tôn giáo phản ánh nguyên lý vĩnh cửu
có chung quan điểm là sự hợp nhất với
-
điều gì đó lớn lao hơn,
điều gì đó nằm ngoài tri thức của chúng ta.
-
Không thể học hỏi và hợp nhất những giáo lý
có từ một hay nhiều nguồn gốc khác nhau
-
mà thiếu sự đồng hoá cảm tính
của một cái tôi đi kèm. Người ta nói rằng:
-
mọi giáo lý tâm linh chỉ như những ngón tay
chỉ về một sự thật siêu việt
-
bám víu vào những giáo điều kinh điển để khuyên giải
sẽ khiến sự tiến hoá tâm linh của chúng ta bị cản trở.
-
Để nhận ra sự thật ngoài bất kì quan niệm nào
thì hãy xả bỏ hết những gắn kết và ràng buộc,
-
hãy rũ bỏ tất cả các quan niệm tôn giáo.
-
Từ tầm nhìn của bản ngã,
chính ngón tay hướng bạn tới Samadhi
là hướng thẳng
-
tới vực thẳm-địa ngục.
-
Thánh John trong đạo Cơ đốc nói:
"Nếu ước muốn chắc chắn con đường mình sẽ đi là đúng,
-
thì phải nhắm mắt lại và đi trong bóng tối".
-
"Sống trọn vẹn là luôn ở trong mảnh đất không người...
-
....và sẵn lòng chết đi sống lại đến vô tận"
~Pema Chodron-Ni sư Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng người Mỹ
-
Khởi đầu Samadhi là bước nhảy
vào miền vô thức
-
Trong truyền thuyết cổ,
để thấy ra được Samadhi,
người ta nói rằng con người
-
cần phải để ý thức hoàn toàn tách biệt
khỏi những đối tượng đã biết,
tách biệt khỏi
-
mọi hiện tượng, định kiến và những cảm giác,
tiến thẳng tới nhận thức trực tiếp
-
Tiến thẳng tới năng lượng nội tại;
trái tim hay bản chất hiện hữu của con người.
-
Trong phim này, khi chúng tôi dùng từ Samadhi,
chúng tối muốn hướng tới sự siêu việt.
-
tới sự siêu việt tối thượng nhất của Samadhi,
mang tên là Nirvikalpa Samadhi.
-
Trong trạng thái Nirvikalpa Samadhi,
chấm dứt hoạt động của bản ngã,
-
chấm dứt mọi mưu cầu và tạo tác.
-
Ta chỉ nói về thứ gì sẽ sụp đổ khi ta tiếp cận được tầng tâm thức này
và điều gì sẽ xuất hiện trở lại khi ta trở lại từ tầng tâm thức đó.
-
Đó không phải là "có hiểu" hay "không hiểu" ,
"Có Gì" hay "không có Gì"
có "Ý thức" hay "không có Ý thức"
-
Nó tuyệt đối, không thể thấu hiểu,
và bí hiểm đối với tâm trí.
-
Khi bản ngã trở lại hoạt động,
hình thái "Không tư duy" hiện diện;
một dạng tái sinh,
-
và mọi thứ lại trở nên mới mẻ.
Hương vị thiêng liêng tuyệt diệu này lưu lại nơi ta
-
và chúng sẽ lưu lại lâu hơn nếu ta
tiến triển trên đường Đạo
-
Có vô số hình thức Samadhi được miêu tả
trong các nền văn hoá cổ xưa
-
Ngôn ngữ đã tạo ra nhiều nhầm lẫn theo năm tháng.
-
Chúng tôi sử dụng từ Samadhi
để hướng tới sự hợp nhất siêu việt,
-
nhưng chúng tôi không thể sử dụng ngôn ngữ
của một nền văn hoá khác dễ dàng.
-
Samadhi là ngôn ngữ Sankrit cổ
thuật ngữ này phổ biến với truyền thống Yoga,
Vệ Đà và Hindu Ấn Độ
-
và phổ biến trong rất nhiều
phong tục tâm linh khác.
-
Samadhi là thể thức thứ tám
trong tám thể thức Yoga,
-
và cũng là tám Chi phần nổi tiếng
trong Bát Chánh Đạo của Đức Phật.
-
Ngài dùng từ Nirvana- Niết Bàn,
sự chấm dứt dính mắc-vàna ,
hay sự chấm dứt hoạt động của bản ngã.
-
Patanjali mô tả Yoga hay Samadhi như
"chitta vritti nirodha",
-
Tiếng Sanskrit mang ý nghĩa
"sự chấm dứt của xoáy nước hay
chấm dứt sự luân hồi của tâm trí"
-
Đó là sự dỡ bỏ dính mắc của ý thức
khỏi toàn bộ ma trận của tâm
hay tạo tác của tâm trí.
-
Samadhi không biểu thị bất kì quan niệm nào
vì để thấy nó đòi hỏi ta phải rủ bỏ định kiến.
-
Nhiều tôn giáo khác nhau từng sử dụng vố số
từ ngữ để mô tả sự hợp nhất thiêng liêng này.
-
Tuy nhiên, bản thân từ "religion" -tôn giáo
mang nghĩa nào đó tương tự.
-
Trong ngôn từ Latin
"religare" nghĩa là tái sinh hay tái liên kết.
-
Nó mang nghĩa tương tự
từ Yoga nghĩa là nối lại-Yoke-,
hợp nhất những gì thuộc thế gian với siêu thế.
-
Trong đạo hồi-Islam nó được phản ánh
trong tiếng cổ Ả-rập bản thân từ Islam
-
có nghĩa là sự quy phục hay
lời khẩn cầu tới Thượng đế.
-
Nó biểu lộ sự nhún nhường hay
đầu hàng hoàn toàn của cấu trúc
hình thành nên bản ngã.
-
Các nhân vật thần bí Thiên chúa giáo như
Thánh Francis thành Assisi,
-
Thánh Teresa thành Ãvila
-
Thánh John trong Cơ đốc giáo mô tả
sự hợp nhất thiêng liêng với Chúa,
hay Vương quốc nơi Chúa ngự.
-
Sách Phúc âm Thomas, Chúa Christ nói
"Vương quốc không ở đây cũng chẳng ở kia.
-
mà đúng hơn là Vương quốc đó trải khắp địa cầu
nhưng loài người không thấy Nó."
-
Những tác phẩm của những nhà triết học cổ Hy Lạp
như Plato, Plotinus, Parmenides và Heraclitus
-
khi được xem xét trên lăng kính
của Triết lý vĩnh cửu đều hướng chỉ thẳng
tới cùng một Tuệ Giác đó.
-
Plotinus thuyết rằng nỗ lực vĩ đại nhất của
loài người là hướng chính tâm hồn
-
thẳng vào tầng tâm thức tối thượng hoàn hảo
và hợp nhất với một Bản thể.
-
Vị thuật sĩ mộ đạo vùng Lakota, Black Elk nói:
-
"Sự bình yên đầu tiên quan trọng nhất
ở trong tâm hồn con người là
khi họ thấy ra mối quan hệ
-
tính hợp nhất với vũ trụ và tất cả năng lượng của nó,
và khi họ nhận ra rằng ở Trung tâm vũ trụ
chứa một Tâm-Linh Vĩ Đại,
-
Trung tâm này ở mọi nơi
-
và Nó ở trong mỗi chúng ta.
-
Trên con đường Tỉnh thức
trừ khi chúng ta ở trong tầng thức Samadhi
thì luôn có hai thái cực
-
Hai lối đi và chỉ một lối đi có thể qua được
-
Hai chiều: một chiều hướng về Nhận Thức Thuần Khiết,
chiều còn lại là hướng về thế gian của hình-tướng.
-
Hướng tiến hoá về sự tuyệt đối và hướng thoái hoá
biểu hiện bởi bản ngã-Maya, và các biểu hiện này
có thể hiển lộ hoặc không hiển lộ .
-
Mối quan hệ giữa tương đối và tuyệt đối
có thể được tóm tắt từ phát biểu của Sri Nisargadatta Maharaj:
-
"Tuệ Giác là hiểu biết "không có ta",
Tình yêu là hiểu biết "mọi thứ đều là ta",
-
và giữa hai điều này sinh mệnh của của ta vận động."
-
Thứ được sinh ra là
một Nhận Thức Mới Siêu Phàm.
-
Thứ được sinh ra từ cuộc hôn phối này,
sự hợp nhất giữa hai thái cực
hay từ sự sụp đổ của nhị nguyên;
-
thế nhưng,
Nó là Vô Hình-Tướng
và chưa Từng được Sinh.
-
Nhận Thức phát triển
tạo ra điều mới mẻ,
-
tạo nên thứ bạn có thể gọi là
Chúa Ba Ngôi Bất Tử
-
Chúa, Cha, một hiện thể siêu việt
hợp nhất với năng lượng siêu phàm của Mẹ,
-
sinh khởi vạn vật có tính chất thay đổi.
-
Sự hợp nhất này mang tới
sự chuyển hoá như thuật giả kim;
một dạng như chết và tái sinh
-
Trong giáo lý Vệ Đà, sự hợp nhất siêu việt này
được đại diện bởi hai quyền lực cơ bản
của thần Silva và Shakti.
-
Tên gọi và nhân dạng của vô số vị thần
thay đổi theo suốt chiều dài lịch sử,
nhưng thuộc tính của họ thì giữ nguyên.
-
Thứ gì được sinh khởi từ sự hợp nhất này
là Nhận Thức Mới siêu phàm,
một hiện hữu "mới" trong thế gian
-
Hai thái cực không tách rời trong một.
Năng lượng vụ trụ không có trung tâm và không giới hạn
-
Đó là tình yêu thuần khiết .
Không có "được" hay "mất" vì nó hoàn toàn rỗng lặng
nhưng tuyệt đối đủ đầy
-
Liệu đó có phải là
giảng đường huyền bí vùng Lưỡng Hà,
-
truyền thống tâm linh của Babylon và Assyrians,
tôn giáo Ai Cập cổ đại
-
Nền văn hoá châu Phi Nubian và Kemetic,
pháp thuật cùng truyền thống thổ dân khắp thế giới,
-
Chủ nghĩa thần bí Hy Lạp cổ đại,
-
những tín điều Gnostics
-
Thuyết Bất-Nhị nguyên,
-
Phật giáo,
-
Lão giáo,
-
Do Thái giáo,
-
Hoả giáo-Zoroastrians
-
Đạo Jain
-
Hồi giáo
-
hay Ki-tô giáo,
-
ta nhận thấy mắt xích chung là
sự hiểu thấu tâm linh cao nhất tự cho phép
họ tham gia để thấy ra Samadhi.
-
Từ Samadhi thực sự mang nghĩa như là
thấy ra sự đồng nhất hay duy nhất trong vạn vật
-
Nó mang nghĩa sự hợp nhất,
-
mang nghĩa hợp nhất mọi thể dạng,
hình-tướng của chính bạn.
-
Nhưng đừng mắc sai lầm
sử dụng kiến thức để thấy ra Samadhi.
-
Sự tĩnh tại rỗng lặng trong bạn
hợp nhất mọi tiến trình
của vòng xoáy sinh mệnh
-
Qua những lời giáo huấn cổ về Samadhi,
nhân loại có thể bắt đầu hiểu được
-
Nguồn cội chung của mọi tôn giáo
và đạt tới sự thống nhất một lần nữa
-
và thoát khỏi vòng xoáy của sinh mệnh,
-
Linh Hồn Vĩ Đại,
-
Pháp ,
-
Đạo .
-
Vòng xoáy đó mô tả nhịp nối toả rộng
từ thế giới Vi mô đến Vĩ mô
-
Từ DNA của bạn tới
năng lượng nội tại thuần khiết
lan toả qua các luân xa
-
và tới
những dấu vết hội tụ của các tinh vân
trong các thiên hà.
-
Mọi mức độ của tâm hồn
được biểu lộ qua Vòng xoáy đó như
những phân nhánh đang tiến hoá;
-
sống,
khám phá.
-
chuẩn mực Samadhi là thấy ra
sự trống rỗng trong mọi hình-tướng của bản ngã,
mọi vỏ bọc của tâm hồn.
-
Vòng xoáy là vở diễn bất tận
của nhị nguyên và sinh tử
-
Đôi lúc ta đã quên mối liên kiết
của ta với Nguồn cội
-
Nhãn quan của ta rất hạn hẹp
-
nên ta đồng hoá mình với
sự hiện hữu giới hạn của giống loài
đang trườn bò trên Địa cầu,
-
chỉ khi một lần nữa trở lại Nguồn cội;
-
tới được Trung tâm hiện hữu ở khắp mọi nơi.
-
Trang tử nói:
"Khi không có sự phân chia giữa cái này với cái kia,
thì được gọi là Điểm Tịch Tĩnh của Đạo.
-
tại Điểm tĩnh tịch, trung tâm của Vòng xoáy
người ta có thể thấy thinh không trong vạn vật"
-
Câu chú cổ "om mani padme hum"
mang âm hưởng thơ ca
-
của con người tỉnh thức
hay thấy ra ngọc quý trong mỗi sinh mệnh
.
-
Bản chất thực tự nhiên
thức giấc trong tâm hồn,
-
thấy ra thế giới
-
Như nó là
-
Vận dụng nguyên lý Hermatic
"Trên sao thì Dưới vậy,
Dưới sao thì Trên vậy".
-
Ta có thể sử dụng điều tương tự
để bắt đầu hiểu ra mối quan hệ
giữa tâm trí và sự tĩnh lặng
-
tương đối và tuyệt đối
-
Cách để nắm bắt Samadhi tự nhiên
không qua khái niệm là sử dụng sự tương đồng
trong hoạt động của hố đen
-
Hố đen thông thường được mô tả
là khu vực không gian
có trường lực hấp dẫn vô cùng lớn
-
đến mức ánh sáng hay vật chất
không thể thoát khỏi chúng
-
những lý thuyết mới cho rằng,
mọi vật dù nhỏ nhất ở mức vi mô phân tử
-
cho đến những hình-tướng khổng lồ
vĩ mô như các thiên hà
đều có hố đen,
-
hay Điểm kì dị bí ẩn tại
trung tâm của chúng.
-
Suy xét trên sự tương đồng này,
chúng ta sẽ sử dụng khái niệm mới về một hố đen như
"một Trung tâm nhưng ở khắp nơi"
-
Trong thiền Tông có nhiều bài kệ và công án
dẫn ta đối mặt một Cánh Cổng Vô Hình-Tướng.
-
Con người phải vượt qua Cánh Cổng này
để thấy ra Samadhi
-
Chân trời Sự Kiện là đường giới hạn không-thời gian
mà ngoài giới hạn này những sự kiện
-
không thể ảnh hưởng người quan sát bên ngoài;
nghĩa là bất kì điều gì xảy ra vượt ngoài
-
Chân trời Sự Kiện thì bạn không thể biết được.
-
Bạn cũng có thể nói rằng
Chân trời Sự Kiện của hố đen
là tương đồng với cánh Cổng Vô Hình-Tướng.
-
Đó là ngưỡng giữa Bản ngã và Vô ngã.
-
Không có "cái tôi" nào vượt qua được
Chân trời Sự Kiện.
-
Ở tâm hố đen có một Điểm kì dị một chiều
chứa khối lượng của hàng tỉ hệ mặt trời
-
trong một không gian nhỏ không tưởng
mang đến một khối lượng vô tận
-
Theo lý thuyết thì một vũ trụ ở trong một hình thái
nhỏ không tưởng so với một hạt cát
-
Điểm kì dị là hình thái ta không hiểu được,
ngoài thời gian và không gian
-
Theo lý thuyết vật lý,
không thể có sự vận động,
không thể có sự tồn tại của hình-tướng
-
Dù Nó có là gì thì Nó
không thuộc về thế giới
của tư duy trí não;
-
song cũng không thể miêu tả nó
như là sự tĩnh mịch đơn thuần
-
Nó nằm ngoài phạm trù
tĩnh mịch và vận động.
-
Khi thấy ra
Trung tâm hiện hữu khắp nơi nhưng vô định.
Sự phân biệt nhị nguyên bị đổ vỡ,
-
hình-tướng và rỗng lặng
thời gian và vô tận.
-
Có thể gọi nó là sự tĩnh mịch động
hay sự rỗng lặng đang thai nghén
ở trung tâm bóng tối tuyệt đối.
-
~Lão tử nói:
"Bóng tối bao trùm bóng tối,
dẫn lối tới mọi hiểu biết."
-
Nhà văn, nhà phê bình văn học thần thoại
Joseph Campbell mô tả sự trở lại của các biểu lượng
-
một phần của Triết lý vĩnh cửu
được gọi là Trục Mundi;
-
Điểm trung tâm hay ngọn núi cao nhất.
Điểm cực mà mọi thứ quay xung quanh
-
Tại Điểm đó, cùng diễn ra
sự tĩnh mịch và sự vận động
-
Từ trung tâm này,
thấy ra một cây phát triển phi thường.
-
Cây bồ đề kết nối mọi thế giới.
-
Như hố đen hút mặt trời,
khi tiếp cận tới được Sự thật tối thượng,
-
sinh mệnh của bạn bắt đầu xoay quanh nó
và "bạn" bắt đầu biến mất.
-
Khi tiếp cận tới cái tôi nội tại,
thì Nó có thể kinh hãi cái cấu trúc
hình thành bản ngã
-
những "kẻ bảo vệ" đứng canh cổng
để thử thách hành trình của họ.
-
Con người sẽ phải quyết tâm đối mặt
với nỗi sợ hãi lớn nhất của mình,
-
cùng thời điểm đó chấp nhận
sức mạnh vốn có của mình,
-
để mang ánh sáng
soi rọi nỗi kinh hãi vô thức
-
cùng vẻ đẹp ẩn tàng bên trong nó
-
Nếu tâm trí không tạo tác,
-
không có phản ứng bản ngã,
-
thì khi đó mọi hình-tướng
do vô thức tạo tác xuất hiện và qua đi.
-
Đây là Điểm Cực
trong hành trình tâm linh nơi
niềm tin là tối cần thiết.
-
Ở đây niềm tin mang nghĩa gì?
-
Niềm tin không giống với sự tin tưởng.
-
Sự tin tưởng là sự chấp nhận thứ gì đó
theo từng mức độ của nhận thức
mang đến sự đảm bảo và dễ chịu
-
Sư tin tưởng là cách
tâm trí gán ghép hoặc
kiểm soát kinh nghiệm.
-
Niềm tin thì đối ngược.
-
Niềm tin là trong miền nhận thức hoàn toàn không biết,
chấp nhận bất cứ gì khởi sinh từ vô thức.
-
Niềm tin là sự buông xả,
mặc cho lực hút của Điểm kì dị,
-
mặc cho sự hoà tan hay tan rã của bản ngã
để vượt qua Cánh Cổng vô hình-tướng.
-
Sự phát triển và cấu trúc của một thiên hà
có ràng buộc chặt chẽ với sự cân bằng
hố đen trong chính nó,
-
tương tự, sự tiến triển của bạn
bị ràng buộc vào sự hiện hữu
nội tại trong bản ngã.
-
Điểm kì dị là
bản Tánh Thực Tự Nhiên của bạn
-
Ta không thấy ra hố đen
nhưng ta biết về nó theo cách
những vật chất vận động quanh nó
-
và biết bằng cách nào Nó tương tác
với các thực thể vật lý.
-
Cũng theo cách thức đó
ta không thể thấy ra được Thực Tánh của ta,
-
nội tại của bản ngã là vô hình-tướng
-
nhưng chúng ta có thể quán sát
những hành vi đã giác ngộ.
Như thiền sư Suzuki đã nói:
-
"Nghiêm túc mà nói, không có người đã giác ngộ.
Chỉ có những hành vi đã giác ngộ"
-
Ta không thể thấy Nó ví như
đôi mắt không thể thấy chính nó.
-
Ta không thấy ra Nó
bởi thông qua Nó
sự thấy ra là có thể
-
Như hố đen,
Samadhi không phải là không có mà
cũng không phải dạng thực thể nào cả.
-
Đó là sự sụp đổ
của nhị nguyên
giữa CÓ và KHÔNG
-
Không có cánh cổng nào
cho ta tiến tới Sự Thật Vĩ Đại,
-
Nhưng lại có vô vàn đạo lộ,
-
Đạo hay Pháp giống như vòng xoáy bất tận
không có khởi đầu và kết thúc.
-
Không ai có thể vượt qua
Cánh Cổng vô hình-tướng.
-
Không có tâm trí nào đã từng
phát hiện ra cách "làm thế nào"
và sẽ không bao giờ có.
-
Không ai có thể vượt qua
Cánh Cổng vô hình-tướng,
-
vì thế hãy là "KHÔNG AI"
.
-
Samadhi là Đạo lộ vô hình tướng,
là chìa khoá vàng.
-
Nó là sự kết thúc việc đồng hoá
với cấu trúc hình thành bản ngã,
chia rẽ nội và ngoại giới của ta.
-
Có rất nhiều mô hình phát triển miêu tả các lớp
hay mức độ của cấu trúc hình thành bản ngã
-
Chúng ta sẽ sử dụng mô hình rất cổ xưa.
-
Trong Áo Nghĩa Thư-Upanishads,
những lớp bao bọc Atman-tiểu ngã
hay linh hồn được gọi Koshas,
-
mỗi kosha như một lớp kính gương,
hay lớp cấu trúc hình thành bản ngã;
-
lớp vỏ hay mức độ của ảo tưởng-Maya
làm rối tâm trí ta khỏi nhận thức đúng về
Thực Tánh của ta nếu ta đồng hoá với chúng
-
Hầu hết mọi người đều nhìn vào hình ảnh
phản xạ và tin tưởng rằng đó là chính họ.
-
Một lớp gương phản xạ lớp cơ thể vật lý
.
-
Lớp gương khác phản xạ tâm trí, ý nghĩ,
bản năng và cảm nhận của bạn.
-
Lớp khác nữa phản xạ năng lượng nội tại
hay chân khí khi bạn quán sát nội tâm.
-
Lớp khác nữa phản xạ cấp độ hình ảnh,
đó là cấp độ cao hơn của nhận thức
hay gọi là cấp độ Tuệ Giác,
-
có những cấp độ siêu việt hay cấp độ Hạnh phúc tối hậu
trong miền Bất nhị nguyên được trải nghiệm
khi tiếp cận tới Samadhi.
-
Tiềm tàng luôn có vô số những lớp gương,
hay vô số bộ mặt bản ngã khác biệt trong mỗi người
và chúng luôn thay đổi
-
Hầu hết ta đều chưa phát hiện ra chân khí, tầng nhận thức cao hơn
và Hạnh phúc tối hậu trong miền Bất nhị nguyên ,
-
Ta thậm chí không hề biết chúng hiện hữu.
-
Những tầng thức này đang gửi
thông tin sinh mệnh của ta
nhưng ta không thấy chúng.
-
Những lớp gương ẩn tàng thực tế gửi
thông tin sinh mệnh của ta nhiều hơn cả
những thông tin hữu hình
-
Ta không thấy ra chúng vì hầu hết
chúng không được ý thức ta soi rọi
-
Như tương quan phản xạ giữa
những viên đã quý trong mô hình mạng Indra's,
những lớp gương đều phản xạ lẫn nhau
-
và sự phản xạ tiếp tục phản xạ nhau vô cùng tận.
-
Một mặt phản xạ thay đổi sẽ ảnh hưởng
đồng thời đến tất cả các mặt khác.
-
trong số những lớp gương này, một vài lớp
có thể bị bỏ quên trong bóng tối,
-
trừ khi chúng ta đủ may mắn
có được người có đủ khả năng
chỉ dẫn giúp ta soi rọi vào chúng
-
Sự thật có thứ ta không biết
nếu tự ta không thấy ra.
-
Giờ hãy tưởng tượng
bạn đập vỡ tất cả những tấm gương.
-
Không có gì phản xạ lại bạn.
-
Bạn ở nơi đâu?
-
Khi tâm trở nên tĩnh lặng
hay những lớp gương ngừng phản xạ.
-
Sẽ không còn chủ thể và khách thể.
-
Nhưng đừng mắc sai lầm
trạng thái nguyên khởi là
hư vô hay thứ bị quên lãng.
-
Bản ngã nội tại vô hình tướng nhưng
không phải là không có gì.
-
Nguồn cội là vô hình-tướng,
bản thân Nó trống rỗng và tĩnh tịch.
-
và trống rỗng là
Nguồn cội của muôn hình vạn tướng.
-
Hình-tướng được Thực thấy ra là trống rỗng,
trống rỗng được Thực thấy ra là hình-tướng.
-
Nguồn cội này là cái Nôi vĩ đại ,
nơi thai ngén mọi khả năng của tạo hoá.
-
Samadhi là sự Tỉnh thức của tâm trí
không của riêng ai.
-
Như khi có một giấc mơ,
tỉnh dậy thấy ra mọi thứ trong giấc mơ
chỉ là trong tâm trí.
-
Nhận thức được Samadhi là thấy ra rằng
mọi thứ trên thế gian đang vận động ở từng mức độ
chồng lấn lên nhau của năng lượng tâm trí
-
Đó là tất cả các tấm gương trong những tấm gương .
Giấc mơ chồng lên giấc mơ
-
"Bạn" và việc "nghĩ" tôi là đó,
cả hai cùng lúc là giấc mơ và người mơ.
-
Bất kì nội dung gì được nói trong bộ phim này
hãy để nó trôi đi, đừng dùng tâm trí nắm bắt.
-
Tâm hồn đang mơ,
mơ một giấc mơ về bạn.
-
Giấc mơ là mọi hình-tướng và đang thay đổi,
-
nhưng tự nó có thể thấy ra sự không thay đổi,
-
Sự Thấy ra này không thể hiểu được
trong sự hữu hạn của tâm trí mỗi người.
-
Khi chúng ta quay về từ trạng thái Nirvikalpa Samadhi,
-
những tấm gương lại bắt đầu phản xạ,
-
và thấy ra rằng thế gian bạn nghĩ bạn đang sống
thực ra là chính bạn.
-
không phải là bạn trong nhận thức hữu của bản ngã, sự phản xạ tạm thời,
mà là bạn trong nhận thức Thấy ra Thực Tánh của chính mình.
-
là Nguồn cội của tất cả:
"LÀ".
-
Bình minh của Tuệ Giác cao hơn, một phôi thai, Bát nhã
hay sự ngộ đạo được sinh khởi từ Samadhi.
-
Theo cuốn sách của Job thì
Chokhmah hay Tuệ Giác tới từ hư vô.
-
Điểm cốt yếu của Tuệ Giác là nó nhỏ vô cùng tận
nhưng bao quanh hoàn thiện toàn thể hiện hữu
-
nhưng ta vẫn không thể hiểu nổi Nó
cho đến khi Nó sinh khởi hình-tướng trong lâu đài gương,
được gọi là hiểu biết-"binah"
-
Tuệ Giác cao khởi tạo Nôi,
nơi hình-tướng phôi thai Thánh linh Chúa hiện diện
-
"Abwoon d'bashmaya" do Indiajiva thực hiện
-
Sự tồn tại của những tấm gương hay tâm trí
không phải là vấn đề,
-
ngược lại,
những sai sót hay lầm lạc trong nhận thức của con người
là tự đồng hoá với chúng.
-
Ảo tưởng khiến ta giới hạn bản thân này
là Maya.
-
Giáo lý Yoga nói rằng để thấy ra Samadhi
thì cần phải quán sát đối tượng thiền
đến khi đối tượng đó biến mất
-
cho đến khi đối tượng biến mất trong bạn
hoặc bạn biến mất trong nó.
-
Dù ngôn ngữ trong các truyền thống khác nhau
là không đồng nhất
-
gốc rễ của các ngôn ngữ đó đều hướng tới
sự chấm dứt sự đồng hoá bản ngã với
những hoạt động xoáy quanh bản ngã
-
Đức Phật luôn dùng thuật ngữ phủ định
để suy xét trực tiếp cơ cấu hoạt động của bản ngã
-
Ngài không nói Samadhi là gì ngoài tuyên bố, đó là:
"Sự chấm dứt của Khổ."
-
Trong Advaita Vedanta có thuật ngữ "neti,neti" nghĩa là:
"không cái này cũng không cái kia"
-
Trên con đường tự thấy ra thì cần suy xét
trong Thực Tánh hay Bản tánh của Đại ngã
- Brahman-Phạm Thiên
-
thông qua phát hiện đầu tiên thứ "chúng không là" .
-
Tương tự, Thánh Terresa thành Avila, Kito giáo
diễn tả một cách tiếp cận trong các lời cầu nguyện
hợp nhất theo con đường phủ nhận
-
hay qua phủ nhận-Negativa.
-
Lời nguyện cầu im lặng, buông xả và đó là
con đường duy nhất để tiếp cận tới Tối Thượng.
-
Quá trình từng bước tháo gỡ này sẽ rũ bỏ
tất cả những gì có tính chất tạm thời,
có tính chất thay đổi.
-
Tâm trí, cấu trúc bản ngã và mọi hình-tướng,
cả những lớp ẩn tàng của bản ngã
-
Vô thức phải trở nên rõ ràng để phản ánh một Nguồn cội.
-
Khi còn một sự "hiểu biết" sâu xa hoặc
một bản ngã đang vận hành trong vô thức
-
thì sinh mệnh của chúng ta vẫn bị giam hãm
trong mê cung của những định kiến chưa được phát hiện.
-
Khi mọi lớp cấu trúc bản ngã được hiển lộ
là trống rỗng thì ta thoát khỏi bản ngã,
khỏi sự ràng buộc của mọi quan niệm
-
Bước ngoặt trong sự tiến hoá là khi
thấy ra bạn không biết "ta là ai"
-
Ai đang trải nghiệm sự thở ?
-
Ai đang nếm trải mùi vị?
Ai đang biểu diễn thánh ca, nghi lễ,
điệu nhảy,
-
Ai khám phá núi non?
Ai Chứng kiến- Ai nhân chứng,?
-
Lúc đầu bạn quán sát người quán sát
bạn sẽ chỉ nhìn thấy ra cái ta ảo tưởng,
-
nhưng nếu bạn kiên định
cái ta ảo tưởng sẽ tan biến
-
Xem xét trực tiếp trong mối quan hệ
ai hay cái gì trải nghiệm,
-
không lơ đãng,
-
sâu sắc,
-
thấm đẫm,
-
với toàn bộ năng lực trong hiện hữu của bạn.
-
"Gate, Gate, paragate. Parasum gate, bodhisvaha."
"đã vượt qua, đã vượt qua, vượt qua bên kia, hoàn
thành vượt qua cả Nguồn cội đã tỉnh thức, LÀ"
-
Không có bản ngã nào giác ngộ.
Không có "cái Ta" nào giác ngộ.
-
Điều bạn vừa giác ngộ ra là ảo tưởng của bản ngã nhị nguyên,
từ trong giấc mộng của "cái Ta" hữu hạn
-
nói về Nó là điều vô nghĩa.
-
Phải có sự chấm dứt thực sự của bản ngã
để thấy ra trực tiếp Nó là gì
-
khi Nó được thấy ra thì
chẳng có gì để nói về Nó cả.
-
Ngay khi bạn nói gì đó,
bạn trở lại vào trong tâm trí.
-
TÔI ĐÃ NÓI QUÁ NHIỀU.
-
Thường, chúng ta có ba dạng hình thái nhận thức:
-
Tỉnh thức, Mộng mị và Ngủ sâu.
-
Samadhi đôi khi là hình thái thứ tư
dạng nền tảng của nhận thức
-
Sự Tỉnh thức nguyên sơ hiện diện, liên tục
và song hành cùng các dạng nhận thức khác.
-
Trong Veidanta, Nó được gọi là Turiya
-
thuật ngữ khác của Turiya là Chúa Krist,
Thần Krishna, Phật Tánh
hay Sahaja Samadhi
-
Trong hình thái Sahaja Samadhi, cái tôi Nội Tại
luôn hiện diện cùng với mọi hoạt động
chức năng của con người
-
Thực thể tĩnh lặng đó không dịch chuyển tại
Trung tâm của mọi sự biến đổi hình-tướng
-
Những ý nghĩ, cảm xúc, cảm giác, và năng lượng
vận động quanh Nó theo đường tròn
-
nhưng mức độ Tĩnh tịch hay Vô Ngã
vẫn duy trì đối với mọi vận động xung quanh bề ngoài,
~giống hệt trong thiền.
-
Cái tôi Nội Tại có thể
duy trì hiện diện ngay cả ở trạng thái Ngủ sâu;
-
lúc đó nhận thức về "cái ta"
không xảy ra, cho dù
trạng thái tâm trí biến đổi .
-
Đó là giấc ngủ yoga.
-
trong thi ca "the Song of Songs,
hay bài hát của Salomon"
Kinh Hebrew -Kinh Cựu ước nói:
-
"Ta ngủ nhưng Trái Tim ta Tỉnh thức"
-
Sự thừa nhận bất diệt
không phải nhận thức của riêng cá nhân nào
được phản ánh trong lời dạy của Chúa Krist.
-
Ngài nói: "Trước khi có Abraham, đã có Ta."
-
Đó là một Thánh Linh toả sáng
qua vô số nhân diện
và hình-tướng
-
Lúc đầu, nó như một ngọn lửa yếu ớt khởi sinh
từ những thái cực bên trong bạn.
-
Nhận Thức nam tính thấu suốt
với sự dâng hiến hay bao dung
của Năng Lượng nữ tính.
-
Nó rất tinh tế, mong manh dễ mất,
ta cần phải thận trọng bảo vệ và gìn giữ Nó
sống cho đến khi nó trưởng thành.
-
Samadhi là liên tục không gián đoạn
ở hình thái ý thức bất tận
-
một tiến trình phát triển luôn hiện diện.
Một kiểu hình thái có tổ chức và
tăng trưởng đúng lúc.
-
Nếu dành càng nhiều thời gian trong Samadhi,
-
ở ngay khoảng khắc hiện tại,
-
trong vô tận,
-
ta càng nhận được nhiều chỉ dẫn
từ Tâm-Linh hay tiểu ngã -Atman
-
và nhận ít hơn
từ cấu trúc hữu hạn của bản ngã.
-
Đây là cách thức con người thoát khỏi tầng nhận thức
thấp của tâm trí, thoát khỏi bệnh lý của tư duy.
-
Hệ thống liên kết nội tại thay đổi.
Năng lượng sẽ không còn vô thức
trong cấu trúc hữu hạn đó,
-
nói cách khác con người sẽ không còn
bị đồng hoá với cấu trúc của bản ngã
-
không còn lệ thuộc vào thế giới hình-tướng bề ngoài
-
Để thấy ra Samadhi cần đòi hỏi một nỗ lực
rất lớn đến mức Nó rủ bỏ hoàn toàn một "cái ta";
-
một sự rũ bỏ đến mức toàn triệt mọi nỗ lực
của một "cái ta" hiện hữu,
mọi năng lượng của "cái ta".
-
Đó là sự cân bằng của nỗ lực và rũ bỏ,
-
âm và dương.
-
Một kiểu nỗ lực trong buông xả
-
Hành giả yoga và huyền học
Paramahamsa Ramakrishna nói :
-
"Đừng kiếm tìm sự khai sáng
trừ khi bạn kiếm tìm nó như người
có tóc đang cháy đi kiếm tìm nước hồ"
-
Kiếm tìm Nó bằng toàn bộ hiện hữu của bạn.
-
Suốt quá trình thực hành vượt qua
cần một dũng khí lớn lao, thận trọng
và nhẫn nại để giữ phôi thai sống sót;
-
để không ngã ngửa vào trong
cấu trúc của thế gian ;
-
Nó đòi hỏi sự tự nguyện ngược dòng,
chống lại sự chồng lấn cố định của ma trận
-
và những bánh xe nghiền của vòng xoáy luân hồi.
-
Mọi hơi thở, ý nghĩ, hành động
dành để thấy ra Nguồn cội.
-
Samadhi không được nhìn nhận là nỗ lực hay không nỗ lực.
-
Hãy rủ bỏ "nỗ lực" và "không nỗ lực",
đây là nhận thức nhị nguyên tồn tại trong tâm trí.
-
Sự nhận biết thực Samadhi đơn giản và khó phân biệt
đến mức Nó luôn bị hiểu sai thông qua ngôn ngữ
bởi ngôn ngữ vốn đã nhị nguyên
-
Chỉ có một nhận thức Nguyên Sơ tỉnh thức như thế giới,
-
nhưng Nó bị che mờ bởi nhiều lớp trong tâm trí.
-
như mặt trời bị che phủ bởi những đám mây,
khi mỗi lớp trong tâm trí rơi rụng
thì Thực Tánh của con người được hiển lộ.
-
Mỗi lớp trong tâm trí rơi rụng
được gọi là mỗi hình thái Samadhi khác nhau.
-
những trải nghiệm khác nhau
hay mỗi loại hình-tướng khác nhau được đặt tên.
-
nhưng Samadhi đơn giản đến mức khi ai đó nói
với bạn Nó là gì và làm thế nào để thấy ra Nó
thì tâm trí bạn luôn đánh mất Nó
-
Thực ra, Samadhi không dễ cũng không khó;
-
Chỉ là từ tâm trí tạo nên Nó như vậy.
-
Khi không có tư duy trong tâm trí
sẽ không có vấn đề,
-
vì tâm trí cần phải ngừng lại
trước khi Nó được thấy ra.
Điều này hoàn toàn không phải ngẫu nhiên.
-
Lời giáo huấn chính xác nhất về Samadhi
có thể được thấy trong thành ngữ này:
-
"TĨNH TẠI và THẤY."!!!
-
"Tĩnh lặng là ngôn ngữ của Thượng Đế.
Mọi ngôn ngữ khác đều là sự diễn đạt nghèo nàn"
~Nhà thơ Ba Tư Rumi
-
Làm sao có thể dùng từ ngữ và hình ảnh
để truyền đạt miền Tĩnh Tịch?
-
Làm sao có thể truyền đạt sự im lặng bằng việc gây tiếng ồn?
-
thay vì việc nói về Samadhi như là một khái niệm kiến thức,;
-
bộ phim này là lời kêu gọi quyết liệt
"không hành động".
-
Lời kêu gọi thiền. Sự im lặng nội tại,
lời khẩn cầu nội tại.
-
Lời kêu gọi
"DỪNG LẠI"!!!
-
Dừng lại mọi thứ được dẫn lối bởi
tâm bệnh do bản ngã.
-
TĨNH TẠI và THẤY!!!
-
Không ai có thể nói cho bạn
điều gì sẽ hiện ra trong miền Tĩnh tịch.
-
Đó là lời kêu gọi hành động từ sâu thẳm Tâm-Linh.
-
như nhớ ra gì đó cổ xưa,
tâm hồn tỉnh thức và nhớ ra chính nó.
-
Nó từng là một hành khách ngủ quên, nhưng giờ
sự rỗng lặng thức tỉnh và thấy ra chính nó
trong mọi hình tướng-vạn vật.
-
Không thể tưởng tượng Samadhi là gì với
Tâm trí hữu hạn của bản ngã.
-
như bạn không thể mô tả màu sắc cho một người mù
-
Tâm trí bạn không thể biết,
cũng không thể tạo ra Nó
-
Thấy ra Samadhi là nhìn nhận theo một cách khác;
không phải nhìn nhận thứ tách biệt
nhưng lại phát hiện ra Thánh Linh.
-
~Thánh Francis thành Assisi nói
"Thứ bạn tìm kiếm là thứ đang kiếm tìm".
-
Mỗi lần bạn ngắm trăng
bạn có thể phát hiện ra nó trong
bất kì hình ảnh phản chiếu nào.
-
Cái tôi đích thực luôn ở đó, trong mọi thứ,
nhưng bạn không thấy sự hiện diện của Nó
-
Khi bạn học được như cách Thực Tánh tự nhiên vận động
thì có thể trải nghiệm Nỗi Kinh Hãi trần tục nhất.
-
Cái ta trở thành Nỗi Kinh Hãi.
-
Đừng cố gắng thoát khỏi ham muốn,
bởi vì Ý nghĩ "muốn" thoát khỏi chính là ham muốn.
-
Bạn không thể cố gắng tĩnh tại
vì mọi cố gắng là sự vận động.
-
Thấy ra miền Tĩnh Tịch sẵn luôn hiện diện.
-
Hãy TĨNH TẠI và THẤY !!!
-
Khi mọi dẫn chiếu rơi xuống,
Nguồn Cội sẽ hiển lộ,
-
nhưng đừng bám víu, cho dù đó là Nguồn Cội.
-
Sự Thật Vĩ Đại-Đạo không là một cũng chẳng phải hai.
-
~Ramana Maharshi nói:
-
"Cái tôi là một duy nhất,
-
nếu nó bị giới hạn thì đó là bản ngã,
-
nếu nó không bị giới hạn
thì nó vô cùng tận và là Sự Thật Vĩ Đại."
-
Nếu bạn tin tưởng điều đang được nói đến,
bạn đã đánh mất Nó.
-
Nếu bạn không tin,
bạn cũng đã đánh mất Nó.
-
Tin tưởng và không tin tưởng hoạt động
trong giới hạn của các hình thái tâm trí.
-
Chúng đòi hỏi kiến thức,
-
nhưng nếu bạn thâm nhập vào "hoạt động" suy xét của mình,
-
khảo sát mọi khía cạnh của sự hiện hữu trong bạn,
tìm ra "ai" đang "hoạt động" suy xét;
-
nếu bạn sẵn lòng sống theo nguyên tắc
"Không phải ý nguyện của tôi mà một ý nguyện cao hơn sẽ được hoàn thành";
-
nếu sẵn lòng du ngoạn vượt ra khỏi
mọi kiến thức bạn có
-
thì có thể thấy ra điều tôi đang cố gắng hướng đến.
-
Chỉ lúc đó, bạn mới tự mình nếm trải
sự huyền bí sâu thẳm và vẻ đẹp giản dị của thực tại.
-
Có những khả năng khác cho sinh mệnh.
Có thứ gì đó thiêng liêng,
-
không thể hiểu thấu, có thể được khám phá
từ trong sâu thẳm của một Hiện Hữu tịch tĩnh ,
-
vượt ngoài những khái niệm, giáo lý,
những hoạt động bị bó buộc và định kiến.
-
không thể đạt được Nó bằng kĩ thuật, lễ nghi hay thực hành.
-
Không có cách "làm thế nào" để đạt được Nó
-
Không có hệ thống. Không có con đường nào
dẫn tới Đạo .
-
Như được nói đến trong thiền
đó là việc phát hiện ra bộ mặt nguyên bản của bạn
trước khi bạn được sinh ra.
-
không phải là thêm gì vào cho bạn.
-
Nó trở thành nguồn sáng của con người,
xua tan ảo tưởng của bản ngã.
-
Cuộc đời vẫn luôn không trọn vẹn
và trái tim vẫn luôn không ngơi nghỉ
-
cho đến khi nó về với sự huyền bí đó,
-
Một Hiện Hữu vượt ra khỏi tên gọi và hình-tướng.
-
Om Shreem Lakshmi
-
~Thánh thi 46:10, kinh Cựu Ước:
"Trong miền tịch tĩnh thấy ra Ta là Chúa"
-
~Ramana Maharshi:
"Trong miền tịch tĩnh thấy ra cái-Tôi thuần khiết"
-
~Người mẹ- Hành giả tâm linh Mirra Alfassa:
"Trong rỗng lặng của trái tim,
Thánh Linh sẽ nói và dẫn lối cho bạn tới đích"
-
~Lão Tử:
"Rỗng lặng trong mọi sự. Cho tâm trí được nghỉ ngơi.
Thấy ra vạn vật sinh rồi diệt, sinh-trưởng rồi về Nguồn cội.
Về Nguồn cội tịch tĩnh là con đường của Đạo"
-
Bhagavad Gita-Chí Tôn Ca, Sử thi Ấn Độ:
"Bình tĩnh lại trong miền tịch tĩnh,
Hướng tâm bạn vào trong nội tại,
Tuệ Giác bạn đang kiếm tìm ở đó "
-
~Nhà tâm linh Eckhart Tolle:
"Giác quan nơi tận cùng sâu thẳm của "tôi", tận cùng của "tôi-là"
không thể tách rời khỏi sự tịch tĩnh. Đó chính là "tôi-là"
và nó sâu xa hơn tên gọi và hình tướng"
-
"Không gì của tạo hoá có thể giống Thượng đế hơn sự tịch tĩnh"
~Nhà văn huyền môn Meister Eckhart
-
"Trong sự tĩnh tịch của tâm trí tôi thấy bản thân như "tôi-là":
Không ràng buộc "
~Lãnh đạo Tôn giáo Nisargadatta Maharaj
-
"Hãy để sự tĩnh lặng đưa bạn tới Nguồn cội của sinh mệnh"
~Nhà thơ thần bí Rumi, Ba tư
-
"Bạn biết cách làm-thế-nào còn tôi biết không-Làm-thế-nào"
~Rabia Basri, Thánh nữ hồi giáo thần bí dòng Sufi
-
"Bí mật của sự Tuệ Giác phải được kiếm tìm trong tịch tĩnh"
~Zhou Xuan Jing: nhà thơ Đạo giáo
-
"Sự tịch tĩnh hoàn toàn của trí não là một thứ phi thường,
nó nhạy cảm cao, mãnh liệt, tràn trề nhựa sống, nhận thức mọi
sự vận động bên ngoài nhưng hoàn toàn tĩnh lặng"
~J. Krishnamurti: nhà tâm linh có quan điểm phi tín ngưỡng