-
Hải quân Hoa Kỳ đang gặp phải tình trạng trì trệ và hàng loạt dự án thất bại,
-
trong khi Trung Quốc hiện đang sở hữu lực lượng hải quân lớn nhất thế giới.
-
Liệu ông Trump có thể xoay chuyển tình thế và đưa sức mạnh hải quân Mỹ trở lại thời hoàng kim?
-
Chào mừng đến với Hoa Kỳ Chưa Tiết Lộ. Tôi là Chris Chappell.
-
Tôi đã cảnh báo suốt nhiều năm rằng Hải quân Hoa Kỳ đang ở trong tình trạng nguy kịch nghiêm trọng.
-
Nó giống như việc chứng kiến một con tàu đang từ từ chìm xuống,
-
chỉ khác là vì đây là hải quân, nên không phải giống như vậy, mà chính là đang như vậy.
-
Hải quân cần phải chấn chỉnh lại hoạt động của mình,
-
đặc biệt là khi Trung Quốc đang không ngừng gia tăng sức mạnh hải quân.
-
Theo một báo cáo bị rò rỉ vào năm 2023 của Hải quân Hoa Kỳ,
-
“Năng lực đóng tàu của Trung Quốc cao hơn Hoa Kỳ gấp 232 lần”.
-
Nói cách khác, Trung Quốc có thể đóng tàu nhiều hơn rất nhiều so với Hoa Kỳ.
-
Bạn có thể nghĩ: “Ừ thì số lượng nhiều,
-
nhưng chất lượng thì sao?”
-
Trước tiên, số lượng cũng là một dạng chất lượng.
-
Và như bạn sẽ thấy ngay sau đây,
-
chất lượng tàu chiến Mỹ hiện nay cũng không còn tốt như trước.
-
Hiện tại, Trung Quốc có 370 tàu,
-
trong khi Hoa Kỳ chỉ có 296.
-
Và con số đó đang tiếp tục giảm.
-
Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục phát triển.
-
Trong 5 năm tới, Trung Quốc sẽ có 425 tàu,
-
vượt xa số lượng tàu của Mỹ.
-
Quy mô của vấn đề này vừa được phơi bày nhờ báo cáo mới
-
của Văn phòng Kiểm toán Chính phủ (GAO):
-
“Đóng tàu hải quân Hoa Kỳ liên tục vượt ngân sách và bị trì hoãn.”
-
Ồ. Nghe không có vẻ gì tốt đẹp cả.
-
Đặc biệt là khi nguy cơ xảy ra chiến tranh với Trung Quốc đang dần hiện ra.
-
Báo cáo cho biết: “Mặc dù đã gần như tăng gấp đôi ngân sách đóng tàu
-
trong hai thập kỷ qua, Hải quân Hoa Kỳ vẫn không tăng được số lượng tàu.”
-
Chi tiêu nhiều hơn nhưng lại nhận được ít hơn?
-
Ai đang điều hành Hải quân vậy? Tiểu bang California à?
-
Có vài lý do dẫn đến tình trạng này.
-
Thứ nhất, một số nhà máy đóng tàu không có đủ không gian để hoàn thành yêu cầu của Hải quân đúng hạn.
-
Một số khác thì có cơ sở hạ tầng quá cũ kỹ,
-
gây ra trì hoãn trong việc đóng và sửa tàu.
-
Nó giống như bạn yêu cầu ai đó làm cho bạn một chiếc bánh Black Forest lớn nhất thế giới,
-
nhưng họ chỉ có một chiếc lò nướng mini từ năm 1963.
-
Còn một lý do nữa là các nhà đóng tàu không có đủ nhân lực
-
để đáp ứng yêu cầu của Hải quân.
-
Ngạc nhiên thay, đây không phải là một nghề hấp dẫn về thu nhập.
-
Và ngay cả những công nhân
-
đã làm trong ngành thì phần lớn cũng không có đủ kinh nghiệm.
-
Do đó, việc duy trì những gì Hoa Kỳ đang có đã tốn kém và mất thời gian,
-
chứ chưa nói đến chuyện đóng thêm tàu để đối phó với Trung Quốc.
-
Vì, như bạn thấy đấy, đóng tàu là việc rất khó khăn
-
ngay cả khi đó không phải là tàu trong chai thủy tinh.
-
Vì thế, dù đã đổ hàng tỷ đô la đầu tư để tăng sản lượng tàu,
-
Hoa Kỳ vẫn thiếu nhà máy và nhân lực.
-
Và đó là vì, theo báo cáo mới,
-
Hải quân Hoa Kỳ và Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng
-
không “phối hợp đầy đủ các khoản đầu tư vào việc
-
đóng tàu để tránh chi tiêu trùng lặp hoặc lãng phí.”
-
Vấn đề nằm ở sự thiếu giao tiếp.
-
Họ cần quản lý ngân sách, hay là đi tư vấn tâm lý cặp đôi đây?
-
Một vấn đề khác là Hải quân thậm chí còn chưa đặt ra mục tiêu cụ thể
-
hay các chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng ngân sách.
-
Thật không may, việc giao tiếp kém lại được xem như là đặc điểm, chứ không phải lỗi.
-
Một lỗi cực kỳ đắt đỏ, ngây thơ, và thiếu kỹ năng giao tiếp.
-
Lãnh đạo Hải quân còn không khuyến khích sử dụng các công cụ kiểm soát chất lượng
-
như phạt tiền nếu nhà thầu giao trễ hoặc chất lượng kém.
-
Nói cách khác, nếu họ làm hỏng việc, họ vẫn nhận được tiền.
-
Bạn sẽ không quản lý tiền của mình như vậy.
-
Nhưng chính phủ thì lại đang làm điều đó với tiền của bạn.
-
Thậm chí, Hải quân còn cắt giảm gần 50% số lần kiểm tra,
-
chỉ để duy trì “mối quan hệ làm việc tốt” với các nhà thầu.
-
Giống như bạn thuê ai đó sửa lại phòng tắm,
-
họ làm lại hệ thống ống nước khiến phân
-
từ bể phốt phun ra từ vòi sen, rồi bạn nói:
-
“Làm tốt lắm!” vì muốn họ tiếp tục
-
làm những dự án khác cho bạn trong tương lai.
-
Tệ hơn nữa, Hải quân thậm chí không có chiến lược
-
để quản lý cơ sở công nghiệp đóng tàu của Mỹ
-
tức là toàn bộ hệ thống xưởng đóng tàu, nhà cung ứng, công nhân
-
và cơ sở hạ tầng hỗ trợ việc đóng mới và bảo trì tàu.
-
Bài hát chủ đề của Hải quân nên được đổi từ “In the Navy” thành “Living on a Prayer”.
-
Và Hải quân Mỹ đang gửi quá nhiều thông điệp mâu thuẫn đến các xưởng đóng tàu,
-
khiến họ không biết điều gì sẽ xảy ra từ năm này sang năm khác.
-
“Kế hoạch của Hải quân về việc đóng mới và sửa chữa tàu thay đổi theo từng năm.”
-
Nó giống như bạn yêu cầu ai đó làm cho bạn chiếc bánh Black Forest lớn nhất thế giới,
-
nhưng họ chỉ có một chiếc lò nướng mini... từ năm 1963.
-
Rồi khi họ mới làm được nửa chừng, bạn lại bảo:
-
“Thôi, tôi đổi ý rồi. Giờ tôi muốn một món bò Wellington.”
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-