-
Trump có thực sự gỡ bỏ lệnh trừng phạt dầu mỏ Iran cho Trung Quốc?
-
Tập Cận Bình lại nổi giận với Đài Loan!
-
Và Anh vừa mắc một sai lầm lớn với Đại sứ quán Trung Quốc.
-
Cùng các tin chính Trung Quốc khác tuần qua!
-
Chào mừng đến với Trung Quốc Không Kiểm Duyệt, tôi là Chris Chappell.
-
Vương quốc Anh sắp mắc một sai lầm nghiêm trọng.
-
-
Và tôi không nói điều này chỉ vì tôi là người Mỹ,
-
khi ngày Quốc khánh 4/7 sắp tới và chúng tôi thường có tâm lý “FAFO” (cứ thử mà xem)
-
với người Anh vào thời điểm này trong năm.
-
Không, tôi nói vậy bởi vì...
-
Một siêu đại sứ quán của Trung Quốc đang chuẩn bị được phê duyệt chỉ trong vài tuần tới.
-
Dự án này sẽ đặt tại
-
Royal Mint Court,
-
gần Tháp London,
-
ngay trung tâm tài chính của London
-
và gần các tuyến cáp thông tin liên lạc quan trọng.
-
Điều này đã làm dấy lên lo ngại từ phía cơ quan tình báo Anh về nguy cơ tấn công mạng,
-
gián điệp hoặc phá hoại—tất nhiên, những điều mà Trung cộng đã hứa là sẽ không làm.
-
Khu đất này đã được bán cho Trung Quốc vào năm 2018
-
bởi tập đoàn Delancey Estates có liên hệ với George Soros, sau khi họ mua lại từ chính phủ Anh vào năm 2014.
-
Bộ trưởng Nhà ở thuộc chính phủ Lao động hiện tại
-
dự kiến sẽ nhanh chóng phê duyệt dự án gây tranh cãi này trong vài tuần tới,
-
-
với một quyết định chính thức được ký trước tháng 9.
-
Mặc dù điều đó có thể dẫn đến một quy trình rà soát tư pháp.
-
Quyết định này được đưa ra sau khi chính Chủ tịch Tập Cận Bình đã đích thân vận động
-
chính phủ Anh để được phê duyệt dự án.
-
Chắc hẳn điều đó đã “đè nặng” lên tâm trí của họ.
-
Đặc biệt là... đè nặng với rất nhiều đồng bảng Anh.
-
Dự án đại sứ quán mới này gây tranh cãi vì nhiều lý do.
-
Lý do rõ ràng nhất là... bạn có để ý những gì đang xảy ra với các đại sứ quán
-
và lãnh sự quán Trung Quốc trên khắp thế giới không?
-
Nếu chưa, tôi đã bảo bạn bao nhiêu lần là hãy like, share và subscribe rồi còn gì?!
-
Tại Canada, lãnh sự quán Trung Quốc bị cáo buộc đã can thiệp vào các cuộc bầu cử năm 2019 và 2021.
-
Tại New York, lãnh sự quán Trung Quốc được cho là đang vận hành các chiến dịch gây ảnh hưởng ở Big Apple và Boston.
-
và hiện đang có lời kêu gọi áp dụng lệnh trừng phạt sau khi một cuộc điều tra ở Philippines
-
cáo buộc đại sứ quán Trung Quốc tại Manila tiến hành một chiến dịch gây ảnh hưởng.
-
Họ còn ám ảnh với việc “gây ảnh hưởng” hơn cả một người 22 tuổi trên mạng xã hội, người vẫn chưa nhận ra rằng
-
một khi nhan sắc phai tàn thì mọi thứ sẽ chấm hết vì họ chưa bao giờ xây dựng được tính cách.
-
Do những vụ việc như vậy
-
và cả những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đã được ghi nhận của Trung Quốc,
-
đã có nhiều cuộc biểu tình tại London và các nơi khác ở Anh
-
nhằm phản đối dự án đại sứ quán khổng lồ này.
-
Nhiều nghị sĩ cũng đã lên tiếng bày tỏ quan ngại hoặc phản đối,
-
bao gồm cả lãnh đạo Đảng Bảo thủ Anh...
-
Và cả cựu Tổng thống Donald Trump.
-
Dự kiến đây sẽ là một cuộc chiến pháp lý kéo dài và đầy khó khăn.
-
Một người phát ngôn của Hiệp hội Cư dân Royal Mint Court,
-
đại diện cho những người sống và làm việc gần khu đất dự kiến xây đại sứ quán, cho biết:
-
“Đây là cuộc chiến kiểu David đối đầu với Goliath ngay từ đầu,
-
và chúng tôi sẽ không bỏ cuộc lúc này.
-
Hầu hết chúng tôi đều đã lường trước kết quả này,
-
và giờ đây chúng tôi đang kêu gọi quyên góp để chuẩn bị cho một vụ kiện.”
-
Quả thực là một cuộc chiến David - Goliath...
-
nếu như Goliath và David cùng một đội,
-
và David đang cố ngăn Goliath làm một điều cực kỳ ngu ngốc.
-
Về phía Mỹ, một số nhà phân tích đang lo ngại rằng...
-
Trump có thể đang "tặng" cho Trung Quốc quyền mua dầu từ Iran.
-
Mối lo này xuất phát từ một bài đăng của Trump
-
trên mạng xã hội — tất nhiên là vậy rồi — nơi ông viết:
-
“Trung Quốc giờ đây có thể tiếp tục mua dầu từ Iran.
-
Hy vọng họ cũng sẽ mua thật nhiều từ Mỹ nữa.
-
Tôi rất vinh dự đã làm được điều này!”
-
Vậy chuyện gì đang diễn ra ở đây?
-
Liệu Trump đang “đổi chác” với Trung Quốc
-
sau khi Mỹ kêu gọi Bắc Kinh gây sức ép để Iran không đóng cửa eo biển Hormuz...
-
Và Trung Quốc đã làm theo?
-
Khả năng lớn là không phải vậy.
-
Phía Trung cộng đã phản hồi rằng họ sẽ
-
“thực hiện các biện pháp hợp pháp để bảo vệ an ninh năng lượng quốc gia dựa trên lợi ích của mình.”
-
Và vì dầu từ Iran là một phần quan trọng trong an ninh năng lượng của Trung Quốc,
-
Trung Cộng chắc chắn không làm gì để “trả ơn” Trump.
-
Phát biểu của Trump nhiều khả năng chỉ là một lời châm chọc,
-
thừa nhận rằng Trung Quốc đã tìm ra cách “lách” lệnh trừng phạt để tiếp tục nhập dầu từ Iran.
-
Ví dụ như tuyến đường sắt mới giữa Iran và Trung Quốc,
-
chỉ mất 15 ngày để vận chuyển,
-
nhanh hơn nhiều so với hành trình đường biển mất 40 ngày và tránh được hải quân Mỹ.
-
Dù sao thì, Trump vẫn là “bậc thầy tấu hài”.
-
Thậm chí ngay cả những người trên Bluesky cũng phải thừa nhận là ông ấy... “hài không chịu nổi”.
-
“Cryatollah” đúng là biệt danh huyền thoại.
-
Một quan chức cấp cao Nhà Trắng cho biết, phát ngôn của Trump chỉ đơn giản là
-
“thừa nhận rằng nguồn cung dầu từ eo biển Hormuz sẽ không bị gián đoạn,
-
và không phải là dấu hiệu của việc gỡ bỏ trừng phạt.” Cũng không phải là dấu hiệu cho thấy ông sẽ nhẹ tay hơn với những biệt danh độc miệng trong tương lai.
-
Bạn có thể để lại bình luận bên dưới: Trump nên đặt biệt danh gì cho Tập Cận Bình?
-
Và sau phần quảng cáo...
-
Căng thẳng Trung Quốc - Đài Loan đang tiến đến điểm bùng nổ!
-
Chào mừng quay trở lại.
-
Tổng thống Đài Loan William Lai
-
đang kêu gọi toàn dân đoàn kết để bảo vệ Đài Loan trước mối đe dọa từ Trung Cộng.
-
Trong một bài phát biểu quan trọng đầu tuần này,
-
Tổng thống Đài Loan William Lai đã kêu gọi sự đoàn kết giữa các phe phái khác nhau trên hòn đảo,
-
đồng thời hối thúc các đảng phái chính trị tìm kiếm tiếng nói chung trong việc đối phó với thách thức từ Trung cộng .
-
Ít nhất thì... hãy đoàn kết khi còn có “đất chung” để mà đứng,
-
trước khi Trung Quốc tiến hành xâm lược và cố gắng cướp lấy.
-
Ông Lai nhấn mạnh rằng lập trường của Trung cộng đối với Đài Loan là dựa trên chủ nghĩa bành trướng,
-
đồng thời khẳng định người dân Đài Loan mới là những người có quyền quyết định bản sắc và tương lai của mình.
-
Đây chỉ là một trong chuỗi mười bài phát biểu mà ông Lai thực hiện
-
nhằm kêu gọi sự ủng hộ đối với an ninh của Đài Loan.
-
Và tất nhiên, Trung Cộng không hề hài lòng.
-
Tranh cãi lịch sử giữa Trung Quốc và Đài Loan cũng đang leo thang,
-
khi Bắc Kinh tuyên bố họ không thể “xâm lược” một vùng lãnh thổ vốn đã thuộc về Trung Quốc.
-
Nếu theo logic đó... thì nếu Trung Quốc “cố xâm lược” Đài Loan và bị đẩy lùi,
-
chẳng phải đó là... Trung Quốc tự làm khó chính mình sao?
-
Trung Quốc vừa kết thúc cuộc tập trận kỷ lục kéo dài 26 ngày
-
với sự tham gia của hai hàng không mẫu hạm trên Thái Bình Dương.
-
Đây thực sự là một cuộc diễn tập lịch sử, với số lượng lớn tàu chiến tiến xa hơn bao giờ hết,
-
trong đó tàu sân bay Liêu Ninh đã đi xa nhất từ trước đến nay!
-
Tàu sân bay Sơn Đông cũng góp mặt trong đợt triển khai này.
-
Không có gì bất ngờ khi các tàu Trung Quốc đã xâm phạm Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản,
-
khiến Nhật phải điều tàu và các phương tiện khác bám sát để theo dõi hoạt động của hải quân Trung Quốc.
-
Với tần suất Trung Quốc liên tục xâm nhập không phận và vùng biển các nước khác, t
-
hật khó để biết họ đang ngày càng táo bạo hơn
-
hay chỉ đơn giản là những người định vị tệ nhất hành tinh.
-
Nhưng đây không chỉ là động thái nhằm đe dọa Đài Loan hay các nước láng giềng trong khu vực.
-
Đây còn là cách Trung Quốc phô trương năng lực quân sự,
-
cho thấy tham vọng trở thành một cường quốc hải quân tầm xa,
-
có khả năng triển khai sức mạnh ra khắp đại dương.
-
Thông điệp của Trung cộng rất rõ ràng:
-
Nhật Bản, Úc, Mỹ và các đối thủ khác... hãy chú ý!
-
Và có lẽ, thông điệp đó là:
“Chúng tôi vẫn... đáng ghét như cũ,
-
nhưng giờ chúng tôi có thể... đáng ghét ở khoảng cách xa hơn nữa!”
-
Nhưng không phải ai cũng đứng yên nhìn.
-
Anh quốc đã cử tàu tuần tra
-
HMS Spey vượt qua eo biển Đài Loan.
-
Đây là lần đầu tiên sau bốn năm, Hải quân Hoàng gia Anh thực hiện một chuyến hải trình như vậy qua khu vực này.
-
Trong tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Đài Loan, phía Đài Bắc khẳng định:
-
“Với hành động cụ thể này, Vương quốc Anh đã tiếp tục bảo vệ quyền tự do hàng hải ở eo biển Đài Loan
-
và thể hiện lập trường kiên định rằng
-
khu vực này là vùng biển quốc tế.”
-
Giờ thì... nếu họ hủy luôn cái dự án siêu đại sứ quán ở London,
-
Anh quốc sẽ có một điểm cộng lớn trên hồ sơ đối ngoại.
-
Và nói thật, khi tôi - một người Mỹ - có thể công nhận điều đó ngay trước ngày Quốc khánh 4/7, thì đó đã là một chiến thắng lớn rồi.
-
Nhưng căng thẳng Trung Quốc - Đài Loan còn chưa dừng lại!
-
Bắc Kinh tiếp tục đe dọa sẽ có “biện pháp mạnh mẽ” sau khi Đài Loan áp đặt hạn chế xuất khẩu đối với Huawei.
-
Tuần trước, Đài Loan đã tham gia vào chiến dịch nhiều năm của Washington
-
nhằm kìm hãm sự phát triển công nghệ của Trung cộng
-
Hòn đảo này đã bắt đầu bằng cách đưa hai công ty lớn của Trung Quốc vào danh sách kiểm soát xuất khẩu,
-
yêu cầu các doanh nghiệp Đài Loan phải xin giấy phép nếu muốn giao dịch với họ.
-
Hai cái tên bị “điểm mặt”
-
Gã khổng lồ AI và sản xuất chip Huawei
-
và Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Quốc tế Trung Quốc (SMIC).
-
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc
-
bị liệt vào danh sách thực thể kiểm soát của Đài Loan!
-
Xem ra... sau nhiều năm gián điệp, làm ăn mờ ám và tập trận đe dọa,
-
cuối cùng người ta cũng nghĩ rằng:
-
“Ừ, thôi... thà làm ăn với bất kỳ ai khác còn hơn.”
-
Chắc chắn Mỹ rất vui mừng với động thái này.
-
Trong khi đó, Trung Quốc tất nhiên gọi đây là hành động “đáng khinh.”
-
Mà nói thật... tôi cũng không hiểu tại sao họ lại tức giận.
Theo logic của họ thì... Đài Loan là một phần của Trung Quốc
-
mà, vậy có nghĩa là... Trung Quốc tự trừng phạt chính mình?
-
Ngưng tự chỉ trích đi.
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-