Béatrice Coron: Những câu chuyện được làm từ giấy
-
0:03 - 0:09(Vỗ tay)
-
0:17 - 0:21(Vỗ tay)
-
0:27 - 0:30Tôi là người cắt giấy.
-
0:30 - 0:32(Cười)
-
0:32 - 0:35Tôi cắt để tạo nên những câu chuyện.
-
0:35 - 0:38Vì thế nên quá trình làm việc của tôi rất chân phương.
-
0:38 - 0:40Tôi lấy một mẩu giấy,
-
0:40 - 0:43mường tượng ra một câu chuyện,
-
0:43 - 0:46thỉnh thoảng tôi phác thảo vài nét, nhưng cũng có lúc tôi không cần phải làm việc này.
-
0:46 - 0:48Và vì những gì tôi tưởng tượng
-
0:48 - 0:51đã thật sự hiển hiện trên giấy,
-
0:51 - 0:53nên tôi chỉ cần cắt bỏ đi
-
0:53 - 0:56những thứ rườm rà, không liên quan đến mẩu chuyện.
-
0:56 - 0:59Vậy nên tôi không cắt giấy
-
0:59 - 1:01theo một đường thẳng.
-
1:01 - 1:03Thật ra,
-
1:03 - 1:05Tôi xem nó như một đường trôn ốc.
-
1:05 - 1:07Tôi không được sinh ra
-
1:07 - 1:10với một chiếc dao gắn trên tay
-
1:10 - 1:13Và tôi không nhớ là mình đã từng cắt giấy khi còn nhỏ.
-
1:13 - 1:15Khi đến tuổi thiếu niên,
-
1:15 - 1:17Tôi phác họa và vẽ,
-
1:17 - 1:19Tôi mơ ước trở thành một họa sĩ.
-
1:19 - 1:23Nhưng đó cũng là thời điểm tôi trở nên nổi loạn.
-
1:23 - 1:25Tôi từ bỏ tất cả mọi thứ
-
1:25 - 1:29và làm nhiều nghề quái lạ.
-
1:29 - 1:31Trong số đó,
-
1:31 - 1:34Tôi từng làm người chăm sóc cừu,
-
1:34 - 1:36người lái xe tải,
-
1:36 - 1:38công nhân phân xưởng,
-
1:38 - 1:40nhân viên lau dọn,
-
1:40 - 1:42Tôi làm trong ngành du lịch khoảng 1 năm
-
1:42 - 1:44ở Mexico
-
1:44 - 1:47và ở Ai Cập một năm.
-
1:47 - 1:49Tôi chuyển đến sống trong hai năm
-
1:49 - 1:51ở Đài Loan.
-
1:51 - 1:53Cuối cùng tôi dừng chân ở New York
-
1:53 - 1:55và trở thành hướng dẫn viên du lịch ở đấy.
-
1:55 - 1:58Và tôi vẫn làm việc với tư cách người dẫn đầu tour du lịch,
-
1:58 - 2:00tôi di chuyển như con thoi
-
2:00 - 2:03giữa Trung Quốc, Tây Tạng và Trung Á.
-
2:03 - 2:06Đương nhiên những việc này tốn rất nhiều thời gian, cho đến khi tôi đã gần bước sang tuổi 40,
-
2:06 - 2:08tôi quyết định rằng đã đến thời điểm
-
2:08 - 2:11để bắt đầu công việc nghệ thuật của mình.
-
2:12 - 2:17(Vỗ tay)
-
2:17 - 2:19Tôi đã chọn việc cắt giấy
-
2:19 - 2:21bởi vì giấy có giá thành thấp,
-
2:21 - 2:23nhẹ,
-
2:23 - 2:25và ta có thể biến hóa nó
-
2:25 - 2:27theo nhiều cách khác nhau.
-
2:27 - 2:31Tôi đã chọn thể hiện qua ngôn ngữ của những cái bóng
-
2:31 - 2:34bởi vì nó rất hiệu quả về mặt hình ảnh.
-
2:34 - 2:40Và nó cũng thể hiện thứ cốt yếu nhất của mọi điều.
-
2:40 - 2:42Từ "bóng" -- "Silhouette"
-
2:42 - 2:45bắt nguồn từ tên một vị bộ trưởng tài chính
-
2:45 - 2:48tên là Etienne de Silhouette.
-
2:48 - 2:52Ông ta đã mạnh tay cắt giảm ngân sách
-
2:52 - 2:54đến nỗi mà mọi người không còn khả năng mua được
-
2:54 - 2:56những bức vẽ được nữa,
-
2:56 - 2:58và họ cần có những bức chân dung cho riêng mình
-
2:58 - 3:00"a la silhouette."
-
3:00 - 3:02(Cười)
-
3:02 - 3:08Vì thế tôi đã tạo nên một chuỗi hình ảnh với những đường cắt sửa,
-
3:08 - 3:13rồi sau đó ghép nối chúng lại với nhau
-
3:13 - 3:15Mọi người bảo tôi rằng
-
3:15 - 3:18chúng giống như 36 góc nhìn của tòa nhà Empire Sate
-
3:18 - 3:22họ nói với tôi rằng, "Cậu sẽ làm một cuốn sách về nghệ thuật chứ."
-
3:22 - 3:25Có rất nhiều định nghĩa về một cuốn sách nghệ thuật.
-
3:25 - 3:28Chúng được thiết kế với nhiều kiểu dáng khác nhau.
-
3:28 - 3:30Nhưng đối với tôi
-
3:30 - 3:32những cuốn sách nghệ thuật ấy vô cùng thú vị
-
3:32 - 3:35để có thể tường thuật lại một câu chuyện theo lối giàu hình tượng.
-
3:35 - 3:37Có thể dùng chữ
-
3:37 - 3:40nhưng cũng có thể không.
-
3:40 - 3:42Tôi có một niềm đam mê cháy bỏng
-
3:42 - 3:45đối với những bức vẽ và những con chữ.
-
3:45 - 3:47Tôi thích cách chơi chữ
-
3:47 - 3:50và sự liên hệ về mặt tiềm thức.
-
3:50 - 3:53Tôi yêu những điều kì lạ của ngôn ngữ.
-
3:53 - 3:55Ở bất cứ nơi đâu tôi cũng tìm tòi học những thứ ngôn ngữ được sử dụng ở đấy,
-
3:55 - 3:57nhưng chẳng bao giờ giỏi được.
-
3:57 - 3:59Vì vậy tôi luôn luôn tìm
-
3:59 - 4:01những từ có cùng gốc nhưng thực không phải vậy
-
4:01 - 4:04hoặc là những từ giống nhau giữa các ngôn ngữ.
-
4:04 - 4:07Chắc các bạn cũng đoán được rằng ngôn ngữ mẹ đẻ của tôi là tiếng Pháp.
-
4:07 - 4:11Còn ngôn ngữ tôi sử dụng hằng ngày là tiếng Anh.
-
4:11 - 4:13Vậy nên tôi đã bắt tay vào làm một chuỗi công việc
-
4:13 - 4:16về những từ giống nhau
-
4:16 - 4:19giữa tiếng Pháp và tiếng Anh.
-
4:19 - 4:21Một trong số đó
-
4:21 - 4:23chính là "Spelling Spider"
-
4:23 - 4:25Spelling Spider (chú nhện đánh vần)
-
4:25 - 4:28cùng họ hàng với từ spelling bee (chú ong đánh vần)
-
4:28 - 4:30(Cười)
-
4:30 - 4:33Nhưng liên quan đến Web nhiều hơn cả.
-
4:33 - 4:35(Cười)
-
4:35 - 4:37Và con nhện này
-
4:37 - 4:40dệt nên một bảng chữ cái song ngữ.
-
4:40 - 4:44Vì thế các bạn có thể đọc được từ "architecture active"
-
4:44 - 4:47hoặc "active architecture." (kiến trúc chủ động)
-
4:47 - 4:50Con nhện này lần lượt bò khắp bảng chữ cái
-
4:50 - 4:54tìm những tính từ và danh từ giống nhau
-
4:54 - 4:57Vì thế nếu như không biết những ngôn ngữ này
-
4:57 - 5:00bạn có thể học được ngay lập tức.
-
5:01 - 5:04Một điều mang dáng dấp cổ xưa của cuốn sách này
-
5:04 - 5:06chính là những cuộn giấy.
-
5:06 - 5:09Chúng rất tiện lợi,
-
5:09 - 5:12vì bạn có thể tạo ra một bức tranh lớn
-
5:12 - 5:15trên một chiếc bàn nhỏ.
-
5:16 - 5:20Những kết quả không ngở đến của phương thức này
-
5:20 - 5:25chính là việc bạn chỉ có thể thấy một phần bức tranh của mình,
-
5:25 - 5:29do đó nó tạo nên một lối kiến trúc tự do.
-
5:29 - 5:33Và giờ thì tôi đang tạo ra các kiểu cửa sổ.
-
5:33 - 5:36Đừng chỉ nhìn riêng những gì được thể hiện ở bề mặt
-
5:36 - 5:38mà hãy quan sát
-
5:38 - 5:40nhiều thế giới riêng biệt.
-
5:40 - 5:42Tôi thường là một kẻ ngoài cuộc
-
5:42 - 5:45để nhìn xem mọi thứ vận hành như thế nào
-
5:45 - 5:47và điều gì đang diễn ra.
-
5:47 - 5:49Mỗi chiếc cửa sổ kia
-
5:49 - 5:51là một bức tranh
-
5:51 - 5:53là cả thế giới
-
5:53 - 5:55mà tôi thường xuyên ghé thăm nhiều lần.
-
5:55 - 5:57Và mỗi khi hòa mình vào thế giới này
-
5:57 - 5:59ngẫm nghĩ về bức tranh
-
5:59 - 6:02hay những từ nhàm chán miêu tả dự định trong tương lai,
-
6:02 - 6:04và những từ thường được sử dụng trong đời sống hằng ngày,
-
6:04 - 6:07mà chúng ta thường dùng với cảm xúc.
-
6:07 - 6:10Đó chính là tất cả những gì có thể.
-
6:10 - 6:15Điều gì sẽ xảy ra nếu như chúng ta đang sống trong những ngôi nhà bằng bong bóng nhỉ?
-
6:15 - 6:19Hẳn sẽ là một thế giới bay bổng, bồng bềnh trong không gian đây.
-
6:19 - 6:24Và chúng ta hầu như sẽ rất ít chạm chân đến hành tinh này.
-
6:24 - 6:27Sẽ nhẹ tênh.
-
6:27 - 6:32Vì thế thỉnh thoảng tôi ở trong ngắm nhìn ra xa mọi vật,
-
6:32 - 6:34chẳng hạn như thành phố EgoCentri
-
6:34 - 6:37và những vòng tuần hoàn khép kín.
-
6:37 - 6:40Đôi khi đấy chính là một cái nhìn mang tính toàn cầu,
-
6:40 - 6:43về những cội nguồn chung của chúng ta
-
6:43 - 6:47và việc làm thế nào để sử dụng chúng mà đạt được ước mơ.
-
6:47 - 6:49Ta cũng có thể xem chúng
-
6:49 - 6:51nhưng một tổ ấm an bình.
-
6:51 - 6:54Và nguồn cảm hứng của tôi
-
6:54 - 6:57vô cùng đa dạng.
-
6:58 - 7:01Tôi ảnh hưởng bởi những gì mình đọc,
-
7:01 - 7:04những thứ mình thấy.
-
7:04 - 7:07Tôi có vài câu chuyện cười,
-
7:07 - 7:10ví dụ như "Những nhịp đập câm lặng."
-
7:10 - 7:12(Cười)
-
7:13 - 7:15Còn lại thuộc thể loại lịch sử.
-
7:15 - 7:17Và đây là "Thành phố Kẹo Ngọt."
-
7:17 - 7:19Nó không phải là
-
7:19 - 7:21một lịch sử được xoa dịu bởi đường ngọt.
-
7:21 - 7:24Đây là câu chuyện về việc mua bán nô lệ
-
7:24 - 7:27cho đến việc tiêu thu đường quá mức
-
7:27 - 7:31với những khoảnh khắc ngọt ngào đan xen.
-
7:31 - 7:34Thỉnh thoảng tôi cảm thấy xúc động trước một số mẩu tin tức,
-
7:34 - 7:38chẳng hạn như tin về trận động đất ở Haiti vào năm 2010.
-
7:40 - 7:43Cũng có khi lại chẳng liên quan đến những câu chuyện của riêng tôi.
-
7:43 - 7:45Mọi người tâm sự với tôi về cuộc sống của họ,
-
7:45 - 7:48về những kỷ niệm, những khát khao cháy bỏng,
-
7:48 - 7:51và tôi mường tượng ra một cảnh quan tâm trí.
-
7:51 - 7:54Tôi phân luồng câu chuyện quá khứ của họ
-
7:54 - 7:57để họ sẽ có một nơi để quay trở lại
-
7:57 - 8:01để quan sát cuộc sống của họ và những khả năng có thể xảy ra.
-
8:01 - 8:05Tôi gọi chúng là những thành phố của Freud.
-
8:05 - 8:07Tôi không thể thay mặt phát ngôn cho tất cả những bức tranh của mình,
-
8:07 - 8:11vì vậy tôi sẽ chỉ lướt qua một vài thế giới
-
8:11 - 8:13được đặt tên.
-
8:13 - 8:16Thành Phố Modi.
-
8:17 - 8:20Thành phố điện năng.
-
8:22 - 8:26Sự tăng trưởng điên loạn trong vòng tuần hoàn Colombus.
-
8:30 - 8:33Thành phố san hô.
-
8:34 - 8:38Mạng lưới thời gian.
-
8:40 - 8:43Thành phố hỗn loạn.
-
8:45 - 8:48Những trận chiến thường ngày.
-
8:50 - 8:52Thành phố hạnh phúc"
-
8:54 - 8:57Quần đảo nổi.
-
8:58 - 9:00Về một khía cạnh,
-
9:00 - 9:03Tôi đã phải hoàn thành" Cả 9 yards."
-
9:03 - 9:06Thật sự nó đúng là một mẩu giấy được cắt dài chín yards.
-
9:06 - 9:08(Cười)
-
9:08 - 9:10Trong cuộc sống cũng như trong những mẩu giấy,
-
9:10 - 9:12mọi thứ đều có mối liên hệ với nhau.
-
9:12 - 9:15Câu chuyện này dẫn đến câu chuyện khác.
-
9:15 - 9:17Bên cạnh đó tôi cũng rất hứng thú
-
9:17 - 9:19với sức mạnh thể chất của loại hình này,
-
9:19 - 9:22bởi vì bạn phải di chuyển nếu muốn thấy được nó.
-
9:22 - 9:24Và song song với công việc cắt giấy
-
9:24 - 9:26tôi còn phải chạy.
-
9:26 - 9:28Tôi bắt đầu từ những bức vẽ nhỏ,
-
9:28 - 9:30với vài dặm ngắn.
-
9:30 - 9:33Bức tranh lớn hơn thì tôi như phải chạy marathon vậy
-
9:33 - 9:36Sau đó tôi đã chạy được 50K, rồi 60K.
-
9:36 - 9:41Rồi 50 dặm - hơn cả marathon.
-
9:41 - 9:44Và tôi vẫn có cảm giác như mình đang chạy,
-
9:44 - 9:46Đó chính là sự rèn luyện
-
9:46 - 9:49để có thể trở thành một vận động viên cắt giấy đường dài
-
9:49 - 9:51(Cười)
-
9:51 - 9:55Việc chạy như vậy giúp tôi nạp nhiều năng lượng.
-
9:55 - 9:58Đây là một cuộc chạy marathon để cắt giấy trong vòng 3 tuần
-
9:58 - 10:01ở bảo tàng nghệ thuật và thiết kế
-
10:01 - 10:03tại thành phố New York.
-
10:03 - 10:07Kết quả là "Địa ngục và Thiên đường."
-
10:07 - 10:10Nó bao gồm hai mảnh giấy cao 13 ft.
-
10:10 - 10:13Được đặt trên tầng hai của bảo tàng,
-
10:13 - 10:15nhưng thật ra nó là một bức vẽ chung nhất.
-
10:15 - 10:18Tôi gọi nó là "Địa ngục và Thiên đường"
-
10:18 - 10:22vì sự luân phiên theo ngày của chúng.
-
10:22 - 10:24Không tồn tại lằn ranh phân chia giữa hiên đường và địa ngục.
-
10:24 - 10:26Có những người sinh ra từ địa ngục,
-
10:26 - 10:29và đấu tranh lại tất cả, họ vươn đến thiên đàng.
-
10:29 - 10:31Nhưng lại có những kẻ thực hiện môt chuyến du hành đối lập.
-
10:31 - 10:33Đó chính là ranh giới.
-
10:33 - 10:35Dưới địa ngục bạn thấy sự bóc lột lao động
-
10:35 - 10:38Trên thiên đường bạn thấy những người thuê đôi cánh để đeo trên vai.
-
10:38 - 10:41Và rồi bạn có tất cả những câu chuyện riêng tư này
-
10:41 - 10:45nơi mà ta đôi khi hành xử giống nhau,
-
10:45 - 10:50và kết quả mang lại sẽ đưa ta lên thiên đàng hay vùi sâu dưới địa ngục.
-
10:50 - 10:52Vì thế "Địa ngục và Thiên đường"
-
10:52 - 10:55kể về ý chí tự do
-
10:55 - 10:57và về sự ràng buộc của số mệnh.
-
10:57 - 10:59Và thông qua việc tạo hình với giấy,
-
10:59 - 11:03bạn có được cả bức vẽ và cấu trúc của nó.
-
11:03 - 11:06Vì thế bạn có thể tháo nó khỏi tường.
-
11:07 - 11:10Đây là một cuốn sách nghệ thuật
-
11:10 - 11:13được gọi là "Dự án nhận dạng."
-
11:13 - 11:17Không phải là về những đặc điểm cá nhân.
-
11:17 - 11:21Mà có phần nghiêng về xã hội hơn.
-
11:21 - 11:23Bạn chỉ việc đứng phía sau
-
11:23 - 11:25và khoác lên.
-
11:25 - 11:27Nó giống như bao gồm nhiều lớp khác nhau
-
11:27 - 11:29về nguồn gốc của chúng ta
-
11:29 - 11:31và những gì mà ta mang đến thế giới này
-
11:31 - 11:33là một nét đặc trưng riêng.
-
11:33 - 11:36Đó chính là một dự án sách nghệ thuật khác.
-
11:36 - 11:40Thực tế, hai thứ này bao gồm trong một bức tranh.
-
11:40 - 11:42Giống như cái tôi đang mặc
-
11:42 - 11:44và cái đang được triển lãm
-
11:44 - 11:46tại trung tâm sách nghệ thuật ở thành phố New York
-
11:46 - 11:48Tại sao tôi lại gọi nó là một cuốn sách?
-
11:48 - 11:50"Bản tuyên bố về thời trang,"
-
11:50 - 11:52có những lời trích dẫn khác nhau về thời trang,
-
11:52 - 11:54vậy nên bạn có thể đọc,
-
11:54 - 11:56và cũng có thể,
-
11:56 - 11:59vì định nghĩa về sách nghệ thuật
-
11:59 - 12:02là muôn hình muôn vẻ.
-
12:02 - 12:04Vì thế bạn dỡ những cuốn sách nghệ thuật khỏi tường.
-
12:04 - 12:06Bạn mặc nó đi dạo.
-
12:06 - 12:09Bạn cũng có thể giới thiệu loại hình nghệ thuật này đến với công chúng.
-
12:09 - 12:12Đây là ở Scottsdale, Arizona,
-
12:12 - 12:15nó được gọi là "Những ký ức nổi."
-
12:15 - 12:18là những miền ký ức
-
12:18 - 12:21và ngẫu nhiên lay động bởi gió.
-
12:23 - 12:25Tôi yêu nghệ thuật công chúng.
-
12:25 - 12:28Và tôi đã tham gia nhiều cuộc thi
-
12:28 - 12:30trong một thời gian dài.
-
12:30 - 12:33Sau 8 năm thua cuộc,
-
12:33 - 12:36tôi hào hứng với lời đề nghị đầu tiên
-
12:36 - 12:39về việc thiết kế Phần trăm dành cho Nghệ Thuật ở New York.
-
12:39 - 12:42Nó được dùng làm một trạm nổi
-
12:42 - 12:45cho những công nhân và lính cứu hỏa cấp cứu.
-
12:45 - 12:48Tôi làm một cuốn sách nghệ thuật
-
12:48 - 12:50bằng thép không gỉ
-
12:50 - 12:52thay vì giấy.
-
12:52 - 12:56Tôi gọi nó là "Đồng chí hướng trong công việc."
-
12:56 - 12:58Nhưng tôi thêm chong chóng gió vào cả hai bên
-
12:58 - 13:02để thể hiện rằng họ bao quát tất cả phương hướng.
-
13:02 - 13:04Với nghệ thuật công chúng,
-
13:04 - 13:07Tôi cũng có thể cắt thủy tinh.
-
13:07 - 13:10Đây là mảnh thủy tinh nhẵn ở Bronx
-
13:10 - 13:12Và mỗi lần tôi thực hiện nghệ thuật trước công chúng,
-
13:12 - 13:14Tôi mong muốn gửi gắm một điều gì đấy thật sự liên quan
-
13:14 - 13:16tới nơi được dùng để thực hiện.
-
13:16 - 13:18Do đó đối với tàu điện ngầm ở NY,
-
13:18 - 13:21Tôi đã nhận thấy sự liên hệ
-
13:21 - 13:24giữa việc đi bằng tàu điện ngầm
-
13:24 - 13:26và việc đọc.
-
13:26 - 13:29Đó chính là du lịch kịp thời, du lịch đúng giờ.
-
13:29 - 13:31Nền văn học Bronx,
-
13:31 - 13:33tất cả đều về những nhà văn ở Bronx
-
13:33 - 13:35và tác phẩm của họ.
-
13:37 - 13:39Một dự án về thủy tinh khác
-
13:39 - 13:41được trình diễn ở thư viện công cộng
-
13:41 - 13:44tại San Jose, Californa.
-
13:44 - 13:47Tôi đưa ra quan điểm
-
13:47 - 13:49về sự tăng trưởng thực vật ở San Jose.
-
13:49 - 13:51Tôi bắt đầu ở trung tâm thành phố trước
-
13:51 - 13:53với quả sồi
-
13:53 - 13:57đối với nền văn minh Ohlone Indian
-
13:57 - 13:59Sau đó tôi lấy trái từ châu Âu
-
13:59 - 14:01đem đến cho những chủ đồn điền.
-
14:01 - 14:04Và rồi là quả từ khắp thế giới cho thung lũng Silicon ngày nay
-
14:04 - 14:06Và nó vẫn đang mọc.
-
14:06 - 14:09về mặt kỹ thuật, nó được cắt,
-
14:09 - 14:11phun luồng cát, khắc
-
14:11 - 14:15và in thủy tinh thành những mảnh đậm chất kiến trúc.
-
14:15 - 14:17Bên ngoài thư viện,
-
14:17 - 14:21Tôi muốn tạo nên một nơi để khai thác tâm tư các bạn.
-
14:21 - 14:24Tôi lấy những cuốn sách trong thư viện
-
14:24 - 14:27có hình trái cây trên tựa đề
-
14:27 - 14:30và tôi dùng nó để làm khu vườn dành cho đi bộ
-
14:30 - 14:32với những quả ngọt kiến thức.
-
14:32 - 14:35Tôi trồng cả cây biblio.
-
14:35 - 14:37Đó là một cái cây,
-
14:37 - 14:40mà trong thân cây là những bộ rễ ngôn ngữ.
-
14:40 - 14:44Về hệ thống viết chữ quốc tế.
-
14:44 - 14:46Và trên những cành cây
-
14:46 - 14:49là những cuốn sách thư viện đang đâm chồi nảy lộc, ngày một lớn lên.
-
14:50 - 14:53Bạn cũng có thể dùng chức năng và hình thái
-
14:53 - 14:55trong nghệ thuật công chúng.
-
14:55 - 14:57Vậy nên ở Aurora, Colorado đó là một chiếc ghế dài.
-
14:57 - 15:00Nhưng chiếc ghế dài này có một điểm cộng.
-
15:00 - 15:03Vì nếu bạn ngả lưng một hồi lâu trên chiếc ghế dài này vào mùa hè,
-
15:03 - 15:05bạn sẽ đứng dậy đi
-
15:05 - 15:08và tạm khoe
-
15:08 - 15:10yếu tố câu chuyện trên hai bắp đùi của mình
-
15:10 - 15:13(Cười)
-
15:15 - 15:17Một chức năng hữu dụng khác,
-
15:17 - 15:19nằm ở phía nam Chicago
-
15:19 - 15:21dành cho trạm ga điện ngầm.
-
15:21 - 15:25Tên là " Hạt giống ngày mai, gieo trồng hôm nay."
-
15:25 - 15:28Đó là một câu chuyện về việc chuyển giao
-
15:28 - 15:30và những mối liên kết.
-
15:30 - 15:32Nó có tác dụng như một tấm màn chắn
-
15:32 - 15:35để bảo vệ tàu và người di chuyển,
-
15:35 - 15:38và ngăn không cho vật lạ xuất hiện trên đường ray.
-
15:38 - 15:41Để có thể biến những hàng rào chắn
-
15:41 - 15:44và cửa sổ bảo vệ thành những bông hoa
-
15:44 - 15:46thật là tuyệt.
-
15:46 - 15:49Tôi đã làm việc ở đây trong vòng ba năm vừa qua
-
15:49 - 15:51với một nhà phát triển đến từ phía Nam Bronx
-
15:51 - 15:53để mang nghệ thuật đến với cuộc sống
-
15:53 - 15:55đến với những tòa nhà tiền lương thấp
-
15:55 - 15:58và những căn hộ vừa phải.
-
15:58 - 16:01Mỗi tòa nhà có nét đặc trưng riêng.
-
16:01 - 16:05Đôi khi là về di sản của khu dân cư,
-
16:05 - 16:09hay như ở Morrisania, chúng nói về lịch sử nhạc jazz.
-
16:09 - 16:12Những dự án khác, như cái ở Paris,
-
16:12 - 16:14là về tên một con đường.
-
16:14 - 16:17Gọi là Rue des Prairies -- có nghĩa là đường Đồng cỏ
-
16:17 - 16:19Tôi mang đến đó con thỏ,
-
16:19 - 16:21con chuồn chuồn,
-
16:21 - 16:23đặt trên con đường đấy
-
16:23 - 16:25và vào năm 2009
-
16:25 - 16:28Tôi được yêu cầu thiết kế một tấm poster
-
16:28 - 16:31để trưng bày trong những chiếc xe điện ngầm ở New York
-
16:31 - 16:33trong một năm.
-
16:33 - 16:37việc đó quả như những thính giả phải lắng nghe miễn cưỡng.
-
16:37 - 16:41Và tôi muốn giải thoát cho họ
-
16:41 - 16:44Tôi tạo nên "Vòng quanh thị trấn."
-
16:44 - 16:46Tôi cắt giấy trước,
-
16:46 - 16:49sau đó tôi trang trí màu trên máy vi tính.
-
16:49 - 16:52Do đó tôi có thể gọi nó là sản phẩm kết hợp giữa thủ công và công nghệ.
-
16:52 - 16:54Theo đó
-
16:54 - 16:57Tôi cắt giấy
-
16:57 - 16:59và sử dụng vài kỹ thuật khác.
-
16:59 - 17:02Nhưng kết quả chung nhất vẫn là tạo nên những câu chuyện.
-
17:02 - 17:05Những câu chuyện với nhiều khả năng tình tiết.
-
17:05 - 17:07với nhiều viễn cảnh phía trước.
-
17:07 - 17:09Tôi không biết những câu chuyện đó.
-
17:09 - 17:13Tôi lấy những bức vẽ từ sự tưởng tượng ở khắp nơi trên trái đất của chúng ta,
-
17:13 - 17:15từ những từ ngữ nhàm chán, những thứ ta luôn nghĩ đến,
-
17:15 - 17:17từ lịch sử.
-
17:17 - 17:19Mỗi người là một người kể chuyện,
-
17:19 - 17:22vì ai cũng có một câu chuyện để kể.
-
17:22 - 17:24Nhưng quan trọng hơn cả là
-
17:24 - 17:26mọi người phải làm khiến câu chuyện ấy
-
17:26 - 17:28trở nên hợp lý trong thế giới này.
-
17:28 - 17:30Và ở trong tất cả những vũ trụ này,
-
17:30 - 17:33sự tưởng tượng giống như một phương tiện
-
17:33 - 17:35dùng để truyền tải
-
17:35 - 17:38nhưng tâm hồn chúng ta chính là điểm đến
-
17:38 - 17:40và việc chúng ta có thể tái kết nối như thế nào
-
17:40 - 17:42với những điêu thiết yếu và thần kỳ.
-
17:42 - 17:45Đây chính là tất cả những gì liên quan đến việc cắt những câu chuyện.
-
17:46 - 17:54(Vỗ tay)
- Title:
- Béatrice Coron: Những câu chuyện được làm từ giấy
- Speaker:
- Béatrice Coron
- Description:
-
Nghệ sĩ Béatrice Coron dùng kéo và giấy để tạo nên vô vàn thế giới đa dạng, từ thành phố ra nông thôn, từ thiên đường cho đến tận địa ngục sâu thẳm. Sải bước trên sân khấu trong chiếc áo choàng được cắt từ Tyvek, bà miêu tả quá trình sáng tạo và phương thức phát triến những câu chuyện của mình trên những chiếc kéo và dao cắt.
- Video Language:
- English
- Team:
closed TED
- Project:
- TEDTalks
- Duration:
- 17:55