< Return to Video

Bài tập về tìm bội chung nhỏ nhất cho 3 số

  • 0:01 - 0:05
    Đâu là bội chung nhỏ nhất, viết tắt là BCNN,
  • 0:05 - 0:08
    của 15, 6 và 10?
  • 0:08 - 0:10
    Ở đây, bội chung nhỏ nhất có thể được hiểu
  • 0:10 - 0:11
    theo đúng
  • 0:11 - 0:14
    nghĩa đen của nó, là bội số chung nhỏ nhất của các con số này.
  • 0:14 - 0:16
    Và mình hiểu, những gì mình vừa mới nói ra có vẻ không giúp được gì nhiều lắm.
  • 0:16 - 0:18
    Nhưng bây giờ mình cứ làm thử bài này đi.
  • 0:18 - 0:20
    Đầu tiên thì, mình hãy thử liệt kê ra các bội số
  • 0:20 - 0:24
    khác nhau của 15, 6 và 10, sau đó thì mình sẽ tìm con số nhỏ nhất
  • 0:24 - 0:27
    mà cả 3 số đó đều có chung, hay mình hay gọi là bội chung nhỏ nhất.
  • 0:27 - 0:30
    Đầu tiên đó là bội của 15.
  • 0:30 - 0:33
    Chúng ta sẽ có, 1 nhân 15 bằng 15.
  • 0:33 - 0:35
    2 nhân 15 thì bằng 30.
  • 0:35 - 0:38
    Sau đó nếu bạn cộng thêm 15 nữa thì mình sẽ được 45.
  • 0:38 - 0:40
    Thêm 15 nữa thì mình được 60.
  • 0:40 - 0:44
    Thêm 15 một lần nữa thì mình được 75.
  • 0:44 - 0:46
    Thêm một lần nữa thì mình được 90.
  • 0:46 - 0:50
    Và tương tự, mình sẽ có 105 tiếp theo.
  • 0:50 - 0:53
    Và nếu như bội chung của chúng ta không nằm trong những con số này,
  • 0:53 - 0:55
    thì mình sẽ phải tiếp tục cộng thêm như vậy.
  • 0:55 - 0:57
    Nhưng trước mắt thì mình sẽ dừng ở đây.
  • 0:57 - 1:00
    Vậy đây là bội số của 15, cho đến 105.
  • 1:00 - 1:05
    Và chúng ta sẽ tiếp tục tìm bội số
  • 1:05 - 1:07
    cho số 6 ở đây.
  • 1:10 - 1:13
    Ta có 1 nhân 6 là 6,
  • 1:13 - 1:15
    2 nhân 6 là 12,
  • 1:15 - 1:16
    3 nhân 6 là 18,
  • 1:16 - 1:18
    4 nhân 6 là 24,
  • 1:18 - 1:20
    5 nhân 6 là 30,
  • 1:20 - 1:24
    6 nhân 6 là 36,
  • 1:24 - 1:26
    7 nhân 6 là 42,
  • 1:26 - 1:28
    8 nhân 6 là 48,
  • 1:28 - 1:30
    9 nhân 6 là 54,
  • 1:30 - 1:32
    và 10 nhân 6 là 60.
  • 1:32 - 1:35
    Nhìn số 60 này có vẻ quen thuộc nhỉ, bởi vì nó
  • 1:35 - 1:38
    chính là bội chung của cả 15 và 6.
  • 1:38 - 1:40
    Mà thật ra mình có tận 2 bội chung ở đây lận,
  • 1:40 - 1:41
    chúng ta có cả 30
  • 1:41 - 1:42
    và chúng ta còn có 60 nữa.
  • 1:42 - 1:45
    Vậy bội chung nhỏ nhất, nếu như chúng ta
  • 1:45 - 1:48
    chỉ quan tâm đến bội chung nhỏ nhất của 15 và 6,
  • 1:48 - 1:49
    thì nó sẽ là 30.
  • 1:49 - 1:51
    Để mình viết nó ra nha.
  • 1:51 - 1:58
    BCNN, hay bội chung nhỏ nhất, của 15 và 6,
  • 1:58 - 2:00
    tức là bội số nhỏ nhất mà cả 2 số trên cùng có,
  • 2:00 - 2:01
    như chúng ta thấy ở đây.
  • 2:01 - 2:03
    Bởi vì 15 nhân 2 thì bằng 30,
  • 2:03 - 2:06
    và 6 nhân 5 thì cũng bằng 30,
  • 2:06 - 2:08
    nên đây chắc chắn là bội chung của chúng rồi.
  • 2:08 - 2:10
    Và đây sẽ là bội chung nhỏ nhất.
  • 2:10 - 2:12
    Mặc dù 60 cũng là bội chung đó,
  • 2:12 - 2:13
    nhưng số này vẫn lớn hơn 30.
  • 2:13 - 2:15
    Vậy nên 30 sẽ là
  • 2:15 - 2:17
    bội chung nhỏ nhất.
  • 2:17 - 2:19
    À, mình còn quên số 10 ở đây.
  • 2:19 - 2:20
    Bây giờ để mình xét luôn cả số 10 nữa.
  • 2:20 - 2:23
    Và mình nghĩ bạn sẽ dự đoán được chuyện gì sắp xảy ra rồi đó.
  • 2:23 - 2:24
    Chúng ta sẽ lại tiếp tục tìm bội số của 10.
  • 2:24 - 2:28
    Thì chúng sẽ là 10, 20, 30 và 40.
  • 2:28 - 2:29
    Và mình nghĩ nhiêu đây là đủ rồi,
  • 2:29 - 2:31
    bởi vì chúng ta đã đến được 30 rồi.
  • 2:31 - 2:37
    Như vậy, 30 đã là bội chung của 15 và 6,
  • 2:37 - 2:39
    và còn lại là bội chung nhỏ nhất nữa cơ.
  • 2:39 - 2:45
    Vậy bội chung nhỏ nhất của cả 3 số 15, 6 và 10
  • 2:45 - 2:48
    sẽ chính là 30.
  • 2:48 - 2:50
    Đây là một cách để mình tìm ra bội chung nhỏ nhất
  • 2:50 - 2:53
    bằng cách so sánh các bội số của từng số
  • 2:53 - 2:56
    và tìm xem đâu là bội số nhỏ nhất
  • 2:56 - 2:57
    mà cả 3 số đều có.
  • 2:57 - 2:59
    Một cách khác để chúng ta xử lý
  • 2:59 - 3:02
    đó là chúng ta phân tích các con số ra thừa số nguyên tố.
  • 3:02 - 3:04
    Và bội chung nhỏ nhất của chúng
  • 3:04 - 3:08
    sẽ bao gồm tất cả các thừa số nguyên tố
  • 3:08 - 3:09
    của các con số mà mình đang xét.
  • 3:09 - 3:11
    Mình sẽ cho bạn thấy nó như thế nào.
  • 3:11 - 3:13
    Ví dụ như thế này đi.
  • 3:13 - 3:17
    Ta có 15 sẽ bằng 3 nhân 5.
  • 3:17 - 3:18
    Và đó
  • 3:18 - 3:19
    chính là phân tích ra thừa số nguyên tố.
  • 3:19 - 3:21
    15 bằng 3 nhân 5.
  • 3:21 - 3:23
    Cả 3 và 5 đều là số nguyên tố, đúng không nào?
  • 3:23 - 3:27
    Tương tự, ta có 6 bằng 2 nhân 3.
  • 3:27 - 3:28
    Đó,
  • 3:28 - 3:29
    đó là phân tích ra thừa số nguyên tố.
  • 3:29 - 3:32
    Bởi vì cả 2 và 3 đều là số nguyên tố.
  • 3:32 - 3:38
    Tương tự, ta có 10 bằng 2 nhân 5,
  • 3:38 - 3:39
    cả 2 và 5 đều là số nguyên tố cả.
  • 3:39 - 3:41
    Vậy là chúng ta đã xong phần phân tích ra thừa số rồi đó.
  • 3:41 - 3:50
    Và bội số chung nhỏ nhất của cả 15, 6 và 10
  • 3:50 - 3:52
    chỉ cần có đủ tất cả các thừa số nguyên tố này thôi.
  • 3:52 - 3:56
    Và cụ thể hơn, ý mình là, để cho bội chung này chia hết cho 15,
  • 3:56 - 3:59
    thì nó cần phải có ít nhất 1 thừa số 3 và 5
  • 3:59 - 4:01
    trong dạng thừa số nguyên tố của nó.
  • 4:01 - 4:04
    Vậy tức là nó có phải có ít nhất 1 thừa số 3 và 1 thừa số 5.
  • 4:04 - 4:07
    Và bằng cách có 3 nhân 5 trong dạng thừa số nguyên tố của nó,
  • 4:07 - 4:10
    mình có thể chắc chắn rằng nó sẽ chia hết cho 15.
  • 4:10 - 4:14
    Tương tự, để chia hết cho 6 thì chúng ta cần phải có ít nhất 1 số 2 và 1 số 3.
  • 4:14 - 4:16
    Như vậy là nó phải có ít nhất 1 số 2,
  • 4:16 - 4:18
    còn số 3 thì mình đã có sẵn ở đây rồi.
  • 4:18 - 4:19
    Vậy đây là tất cả những gì chúng ta cần.
  • 4:19 - 4:20
    Chúng ta chỉ cần 1 số 3 thôi,
  • 4:20 - 4:22
    thì chúng ta sẽ có 2 nhân 3 khi phân tích ra thừa số nguyên tố,
  • 4:22 - 4:25
    tức là mình có thể yên tâm số này sẽ chia hết cho 6.
  • 4:25 - 4:26
    Và để rõ hơn, thì
  • 4:26 - 4:30
    ở đây mình sẽ ký hiệu là 15,
  • 4:30 - 4:32
    và rồi, để đảm bảo số của mình chia hết cho 10,
  • 4:32 - 4:35
    thì mình sẽ cần ít nhất 1 số 2 và 1 số 5.
  • 4:38 - 4:43
    Và cả 2 số ở đây đã có thể đảm bảo cho chúng ta điều đó rồi.
  • 4:43 - 4:44
    Vậy là chúng ta có đủ hết rồi.
  • 4:44 - 4:48
    2 nhân 3 nhân 5 có tất cả các thừa số nguyên tố
  • 4:48 - 4:51
    của cả 10, 6 và 15.
  • 4:51 - 4:53
    Vậy đây sẽ là bội chung nhỏ nhất của chúng ta.
  • 4:53 - 4:57
    Và khi bạn nhân chúng lại thì chúng ta sẽ được, 2 nhân 3 bằng 6.
  • 4:57 - 5:00
    6 nhân 5 thì bằng 30.
  • 5:00 - 5:04
    Vậy dù là cách nào đi chăng, thì mình hi vọng
  • 5:04 - 5:06
    bạn đã có thể hiểu rõ chúng hơn.
  • 5:06 - 5:10
    Cách thứ hai thì nó sẽ tốt hơn,
  • 5:10 - 5:14
    nhất là khi bạn phải tìm bội chung nhỏ nhất cho các số phức tạp,
  • 5:14 - 5:17
    những con số mà bạn sẽ phải tốn rất nhiều thời gian để tìm bội của chúng.
  • 5:17 - 5:20
    Và đó là hai cách mà chúng ta có thể dùng
  • 5:20 - 5:23
    để tìm bội chung nhỏ nhất.
Title:
Bài tập về tìm bội chung nhỏ nhất cho 3 số
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
Khan Academy
Duration:
05:24

Vietnamese subtitles

Incomplete

Revisions Compare revisions