-
Trung Quốc tức giận
-
vì Mỹ "chơi lớn" ở châu Á
-
Chào mừng đến với Trung Quốc Không Kiểm Duyệt, tôi là Matt Gnaizda
-
một lần nữa thay mặt Chris Chappell, người hiện vẫn còn "mắc kẹt trong Ma Trận".
-
Liệu đặc vụ Chris là người tốt hay kẻ xấu đây?
-
Trong lúc đó, Mỹ lại đang khiến Trung Quốc tức "sôi máu".
-
Và điều khiến Trung Quốc nổi giận hơn cả chính là những gì Mỹ
-
và các đồng minh đã làm tại Đối thoại Shangri-La cuối tuần qua.
-
Như đã biết, nhiều năm qua,
-
Trung Quốc đã đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội với tốc độ chóng mặt.
-
Trong số đó, họ đang chuẩn bị cho khả năng thôn tính Đài Loan.
-
Một phần trong kế hoạch này là việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông
-
bao gồm xây đảo nhân tạo và thiết lập các căn cứ quân sự tại đó.
-
Trung Quốc cũng liên tục gây sức ép với các nước láng giềng như Philippines.
-
Họ ngày càng lấn tới,
-
nhưng luôn khéo léo tránh chạm ngưỡng chiến tranh toàn diện.
-
Giống như một con mèo đang từ từ đẩy cái bát ra mép bàn,
-
vừa làm vừa nhìn bạn như muốn nói:
-
"Tôi biết bạn ghét điều này…
-
nhưng tôi vẫn sẽ làm đấy!"
-
Tuy nhiên, có vẻ như cuối cùng cũng đã có người dám thẳng thắn chỉ ra hành động của Trung Cộng.
-
-
Đó chính là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ – Pete Hegseth.
-
Cuối tuần qua, Hegseth đã có bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La
-
diễn đàn an ninh thường niên tổ chức tại Singapore,
-
năm nay đã bước sang năm thứ 22.
-
Năm nay, Mỹ cử một trong những phái đoàn lớn nhất từ trước đến nay đến dự,
-
trong khi Trung Quốc chỉ gửi phái đoàn nhỏ
-
và bất ngờ hủy bài phát biểu đã lên kế hoạch.
-
Truyền thống của diễn đàn này là nơi để Mỹ
-
và Trung Quốc kêu gọi hợp tác trong khu vực.
-
Nhưng với sự vắng mặt gần như hoàn toàn của Trung Quốc,
-
cục diện năm nay đã thay đổi rõ rệt.
-
Hegseth thậm chí còn chế giễu sự vắng mặt của Bắc Kinh:
-
“Chúng tôi ở đây để ở lại.
-
Và thực tế là – chúng tôi có mặt sáng nay, còn ai đó thì không.”
-
Không chỉ tỏa bóng lớn,
-
giờ Mỹ còn “tung bóng râm”.
-
Tuy vậy, Hegseth cũng khẳng định Washington không tìm kiếm chiến tranh với Trung Quốc.
-
Đây là thông điệp tương tự với phát biểu
-
của Tổng thống Trump trong chuyến công du Trung Đông tháng trước:
-
Đây là một phần trong chính sách đối ngoại của Trump:
-
“Đừng gây chuyện thì sẽ không có chuyện.”
-
Nhưng Hegseth cũng không hề “nhẹ tay” với Bắc Kinh:
-
“Nói rõ, bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc Cộng sản nhằm chiếm Đài Loan bằng vũ lực
-
sẽ gây ra hậu quả thảm khốc cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và toàn thế giới.
-
Không cần phải làm nhẹ đi.
-
Mối đe dọa từ Trung Quốc là có thật – và có thể đang đến gần.
-
Chúng tôi hy vọng không, nhưng khả năng đó là có.”
-
“Đừng làm thế, mèo à. Đừng làm thế!”
-
Giống như những gì Mỹ đang làm với các đồng minh phương Tây,
-
Hegseth cũng tranh thủ kêu gọi các nước đồng minh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
-
tăng chi tiêu quốc phòng và hợp tác chặt chẽ hơn để răn đe Trung Quốc.
-
Ông cho rằng không hợp lý khi Mỹ yêu cầu các đồng minh châu Âu
-
tăng mạnh ngân sách quốc phòng,
-
trong khi không yêu cầu điều tương tự với các đồng minh tại châu Á.
-
Tuy nhiên, có lẽ một số nước trong khu vực đã nghĩ thầm:
-
"Ồ, tụi tôi cứ tưởng là anh sẽ không để ý chứ!"
-
Bên cạnh đó, một Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng đăng trên X rằng:
-
“Mục tiêu chi tiêu quốc phòng 5% GDP – tiêu chuẩn dành cho các nước NATO
-
giờ đây sẽ được áp dụng cho các đồng minh toàn cầu, đặc biệt là ở châu Á.”
-
Một số quốc gia Ấn Độ - Thái Bình Dương
-
đã đạt ngưỡng đó,
-
và đã có nhiều cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ
-
và các quốc gia trong khu vực,
-
cùng với nhiều khoản viện trợ quân sự từ Mỹ.
-
Thông điệp mà Hegseth gửi đi rất rõ ràng:
-
“Chúng tôi không đi đâu cả.”
-
Và thông điệp đó đã được đón nhận!
-
Một vài thành viên của phái đoàn Mỹ tại Đối thoại Shangri-La
-
xác nhận rằng trong các cuộc trao đổi với các quan chức châu Á tại diễn đàn,
-
cam kết của Mỹ đối với an ninh khu vực được chào đón một cách ấm áp.
-
Thật khó hiểu vì sao Trung Quốc lại không hào hứng tham dự một diễn đàn
-
mà rõ ràng đã trở thành “Diễn đàn Chỉ mặt Trung Quốc”.
-
Tại hội nghị, Hegseth cũng công bố một số sáng kiến quốc phòng cụ thể
-
giữa Mỹ và các đồng minh khu vực để răn đe các mối đe dọa như Trung Quốc:
-
Dự án đầu tiên: xây dựng năng lực sửa chữa
-
và bảo trì hệ thống radar tại Úc,
-
cho phép các đồng minh vận hành máy bay
-
như New Zealand hay Hàn Quốc
-
không cần phụ thuộc vào
-
các trung tâm sửa chữa tại lục địa Mỹ.
-
Dự án thứ hai: phát triển các tiêu chuẩn chung cho hệ thống drones cỡ nhỏ
-
trên toàn khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
-
Giúp đỡ đồng minh! Cam kết đảm bảo an ninh!
-
Vậy thì hẳn là không gây tranh cãi gì… phải không?
-
Haha – tất nhiên là không.
-
Thượng nghị sĩ Dân chủ Tammy Duckworth (bang Illinois) đã gọi bài phát biểu của Hegseth là “trịch thượng”,
-
đồng thời nhấn mạnh:
“Ý tưởng rằng chúng ta sẽ ‘bao bọc các bạn’
-
chúng tôi không cần kiểu ngôn ngữ đó.
-
Chúng ta cần sát cánh cùng nhau, hợp tác,
-
và cho thế giới thấy rằng nước Mỹ không bắt các quốc gia phải lựa chọn giữa Trung Quốc và chúng ta.”
-
Tôi biết bà Tammy từng phục vụ trong quân đội,
-
nhưng không ngờ bà cũng là “cảnh sát ngữ điệu”.
-
Thực ra, Hegseth không hề yêu cầu các nước trong khu vực phải chọn phe giữa Trung Quốc và Mỹ.
-
Thay vào đó, ông công nhận rằng đây là một tình thế phức tạp đối với nhiều quốc gia trong khu vực.
-
“Chúng tôi hiểu rằng nhiều quốc gia đang bị hấp dẫn bởi ý tưởng
-
vừa hợp tác kinh tế với Trung Quốc,
-
vừa hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ.
-
Đó là một thực tế địa lý không thể tránh khỏi với nhiều nước.
-
Nhưng hãy coi chừng đòn bẩy mà Trung Cộng tìm cách giành được thông qua sự ràng buộc đó,”
-
Vâng… cũng hợp lý thôi.
-
Tất nhiên, đây là một vấn đề phức tạp.
-
Bởi dù Trung Cộng có những hành động đáng lo ngại,
-
không phải quốc gia nào trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cũng coi Trung Quốc là mối đe dọa trực tiếp.
-
Một thực tế thú vị: tiền của Trung Quốc là loại “bịt mắt và bịt tai” hiệu quả nhất thế giới.
-
Nó dường như có khả năng triệt tiêu thực tại một cách hoàn hảo.
-
Một chuyên gia khu vực nhận định rằng – ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt – “cảm nhận về mối đe dọa từ Trung Quốc ở các quốc gia châu Á không giống với cách mà châu Âu nhìn nhận mối đe dọa từ Nga.”
Nhiều nước châu Á có quan điểm “bình thản hơn” với Trung Quốc:
Họ công nhận thách thức mà Trung Quốc đặt ra ở Biển Đông, nhưng ngoài vấn đề đó, họ vẫn sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh trên hầu hết các lĩnh vực khác.
Tóm lại: đúng là Trung Quốc luôn sẵn sàng xâm phạm chủ quyền quốc gia khác và châm ngòi cho Thế chiến III…
nhưng nếu mua hàng giá rẻ từ Trung Quốc giúp tiết kiệm được ít chi phí, thì... vẫn thấy xứng đáng!
Ngoài ra, còn nhiều hoài nghi về việc liệu Hoa Kỳ có thực sự điều quân bảo vệ Đài Loan hoặc các đồng minh khác nếu Trung Quốc đi quá giới hạn hay không.
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-