< Return to Video

Quân đội Trung Quốc sợ hãi ĐIỀU NÀY

  • 0:00 - 0:02
    Trung Quốc tức giận
  • 0:02 - 0:07
    vì Mỹ "chơi lớn" ở châu Á
  • 0:07 - 0:10
    Chào mừng đến với Trung Quốc Không Kiểm Duyệt, tôi là Matt Gnaizda
  • 0:10 - 0:13
    một lần nữa thay mặt Chris Chappell, người hiện vẫn còn "mắc kẹt trong Ma Trận".
  • 0:13 - 0:18
    Liệu đặc vụ Chris là người tốt hay kẻ xấu đây?
  • 0:18 - 0:23
    Trong lúc đó, Mỹ lại đang khiến Trung Quốc tức "sôi máu".
  • 0:23 - 0:25
    Và điều khiến Trung Quốc nổi giận hơn cả chính là những gì Mỹ
  • 0:25 - 0:29
    và các đồng minh đã làm tại Đối thoại Shangri-La cuối tuần qua.
  • 0:29 - 0:31
    Như đã biết, nhiều năm qua,
  • 0:31 - 0:35
    Trung Quốc đã đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội với tốc độ chóng mặt.
  • 0:35 - 0:38
    Trong số đó, họ đang chuẩn bị cho khả năng thôn tính Đài Loan.
  • 0:38 - 0:42
    Một phần trong kế hoạch này là việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông
  • 0:42 - 0:46
    bao gồm xây đảo nhân tạo và thiết lập các căn cứ quân sự tại đó.
  • 0:46 - 0:51
    Trung Quốc cũng liên tục gây sức ép với các nước láng giềng như Philippines.
  • 0:51 - 0:54
    Họ ngày càng lấn tới,
  • 0:54 - 0:59
    nhưng luôn khéo léo tránh chạm ngưỡng chiến tranh toàn diện.
  • 0:59 - 1:03
    Giống như một con mèo đang từ từ đẩy cái bát ra mép bàn,
  • 1:03 - 1:05
    vừa làm vừa nhìn bạn như muốn nói:
  • 1:05 - 1:08
    "Tôi biết bạn ghét điều này…
  • 1:08 - 1:11
    nhưng tôi vẫn sẽ làm đấy!"
  • 1:11 - 1:16
    Tuy nhiên, có vẻ như cuối cùng cũng đã có người dám thẳng thắn chỉ ra hành động của Trung Cộng.
  • 1:16 - 1:19
  • 1:19 - 1:22
    Đó chính là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ – Pete Hegseth.
  • 1:22 - 1:25
    Cuối tuần qua, Hegseth đã có bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La
  • 1:25 - 1:27
    diễn đàn an ninh thường niên tổ chức tại Singapore,
  • 1:27 - 1:30
    năm nay đã bước sang năm thứ 22.
  • 1:30 - 1:35
    Năm nay, Mỹ cử một trong những phái đoàn lớn nhất từ trước đến nay đến dự,
  • 1:35 - 1:38
    trong khi Trung Quốc chỉ gửi phái đoàn nhỏ
  • 1:38 - 1:40
    và bất ngờ hủy bài phát biểu đã lên kế hoạch.
  • 1:40 - 1:43
    Truyền thống của diễn đàn này là nơi để Mỹ
  • 1:43 - 1:47
    và Trung Quốc kêu gọi hợp tác trong khu vực.
  • 1:47 - 1:48
    Nhưng với sự vắng mặt gần như hoàn toàn của Trung Quốc,
  • 1:48 - 1:51
    cục diện năm nay đã thay đổi rõ rệt.
  • 1:51 - 1:54
    Hegseth thậm chí còn chế giễu sự vắng mặt của Bắc Kinh:
  • 1:54 - 1:58
    “Chúng tôi ở đây để ở lại.
  • 1:58 - 2:03
    Và thực tế là – chúng tôi có mặt sáng nay, còn ai đó thì không.”
  • 2:03 - 2:06
    Không chỉ tỏa bóng lớn,
  • 2:06 - 2:10
    giờ Mỹ còn “tung bóng râm”.
  • 2:10 - 2:14
    Tuy vậy, Hegseth cũng khẳng định Washington không tìm kiếm chiến tranh với Trung Quốc.
  • 2:14 - 2:16
    Đây là thông điệp tương tự với phát biểu
  • 2:16 - 2:19
    của Tổng thống Trump trong chuyến công du Trung Đông tháng trước:
  • 2:19 - 2:21
    Đây là một phần trong chính sách đối ngoại của Trump:
  • 2:21 - 2:23
    “Đừng gây chuyện thì sẽ không có chuyện.”
  • 2:23 - 2:27
    Nhưng Hegseth cũng không hề “nhẹ tay” với Bắc Kinh:
  • 2:27 - 2:31
    “Nói rõ, bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc Cộng sản nhằm chiếm Đài Loan bằng vũ lực
  • 2:31 - 2:37
    sẽ gây ra hậu quả thảm khốc cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và toàn thế giới.
  • 2:37 - 2:39
    Không cần phải làm nhẹ đi.
  • 2:39 - 2:43
    Mối đe dọa từ Trung Quốc là có thật – và có thể đang đến gần.
  • 2:43 - 2:46
    Chúng tôi hy vọng không, nhưng khả năng đó là có.”
  • 2:46 - 2:50
    “Đừng làm thế, mèo à. Đừng làm thế!”
  • 2:50 - 2:53
    Giống như những gì Mỹ đang làm với các đồng minh phương Tây,
  • 2:53 - 2:57
    Hegseth cũng tranh thủ kêu gọi các nước đồng minh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
  • 2:57 - 3:02
    tăng chi tiêu quốc phòng và hợp tác chặt chẽ hơn để răn đe Trung Quốc.
  • 3:02 - 3:05
    Ông cho rằng không hợp lý khi Mỹ yêu cầu các đồng minh châu Âu
  • 3:05 - 3:08
    tăng mạnh ngân sách quốc phòng,
  • 3:08 - 3:11
    trong khi không yêu cầu điều tương tự với các đồng minh tại châu Á.
  • 3:11 - 3:14
    Tuy nhiên, có lẽ một số nước trong khu vực đã nghĩ thầm:
  • 3:14 - 3:17
    "Ồ, tụi tôi cứ tưởng là anh sẽ không để ý chứ!"
  • 3:17 - 3:21
    Bên cạnh đó, một Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng đăng trên X rằng:
  • 3:21 - 3:25
    “Mục tiêu chi tiêu quốc phòng 5% GDP – tiêu chuẩn dành cho các nước NATO
  • 3:25 - 3:29
    giờ đây sẽ được áp dụng cho các đồng minh toàn cầu, đặc biệt là ở châu Á.”
  • 3:29 - 3:31
    Một số quốc gia Ấn Độ - Thái Bình Dương
  • 3:31 - 3:32
    đã đạt ngưỡng đó,
  • 3:32 - 3:35
    và đã có nhiều cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ
  • 3:35 - 3:38
    và các quốc gia trong khu vực,
  • 3:38 - 3:40
    cùng với nhiều khoản viện trợ quân sự từ Mỹ.
  • 3:40 - 3:43
    Thông điệp mà Hegseth gửi đi rất rõ ràng:
  • 3:43 - 3:44
    “Chúng tôi không đi đâu cả.”
  • 3:44 - 3:46
    Và thông điệp đó đã được đón nhận!
  • 3:46 - 3:50
    Một vài thành viên của phái đoàn Mỹ tại Đối thoại Shangri-La
  • 3:50 - 3:54
    xác nhận rằng trong các cuộc trao đổi với các quan chức châu Á tại diễn đàn,
  • 3:54 - 3:57
    cam kết của Mỹ đối với an ninh khu vực được chào đón một cách ấm áp.
  • 3:57 - 4:01
    Thật khó hiểu vì sao Trung Quốc lại không hào hứng tham dự một diễn đàn
  • 4:01 - 4:05
    mà rõ ràng đã trở thành “Diễn đàn Chỉ mặt Trung Quốc”.
  • 4:05 - 4:09
    Tại hội nghị, Hegseth cũng công bố một số sáng kiến quốc phòng cụ thể
  • 4:09 - 4:13
    giữa Mỹ và các đồng minh khu vực để răn đe các mối đe dọa như Trung Quốc:
  • 4:13 - 4:16
    Dự án đầu tiên: xây dựng năng lực sửa chữa
  • 4:16 - 4:20
    và bảo trì hệ thống radar tại Úc,
  • 4:20 - 4:24
    cho phép các đồng minh vận hành máy bay
  • 4:24 - 4:27
    như New Zealand hay Hàn Quốc
  • 4:27 - 4:30
    không cần phụ thuộc vào
  • 4:30 - 4:36
    các trung tâm sửa chữa tại lục địa Mỹ.
  • 4:36 - 4:38
    Dự án thứ hai: phát triển các tiêu chuẩn chung cho hệ thống drones cỡ nhỏ
  • 4:38 - 4:43
    trên toàn khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
  • 4:43 - 4:45
    Giúp đỡ đồng minh! Cam kết đảm bảo an ninh!
  • 4:45 - 4:48
    Vậy thì hẳn là không gây tranh cãi gì… phải không?
  • 4:48 - 4:52
    Haha – tất nhiên là không.
  • 4:52 - 4:57
    Thượng nghị sĩ Dân chủ Tammy Duckworth (bang Illinois) đã gọi bài phát biểu của Hegseth là “trịch thượng”,
  • 4:57 - 5:01
    đồng thời nhấn mạnh:
    “Ý tưởng rằng chúng ta sẽ ‘bao bọc các bạn’
  • 5:01 - 5:03
    chúng tôi không cần kiểu ngôn ngữ đó.
  • 5:03 - 5:05
    Chúng ta cần sát cánh cùng nhau, hợp tác,
  • 5:05 - 5:10
    và cho thế giới thấy rằng nước Mỹ không bắt các quốc gia phải lựa chọn giữa Trung Quốc và chúng ta.”
  • 5:10 - 5:12
    Tôi biết bà Tammy từng phục vụ trong quân đội,
  • 5:12 - 5:17
    nhưng không ngờ bà cũng là “cảnh sát ngữ điệu”.
  • 5:17 - 5:23
    Thực ra, Hegseth không hề yêu cầu các nước trong khu vực phải chọn phe giữa Trung Quốc và Mỹ.
  • 5:23 - 5:27
    Thay vào đó, ông công nhận rằng đây là một tình thế phức tạp đối với nhiều quốc gia trong khu vực.
  • 5:27 - 5:31
    “Chúng tôi hiểu rằng nhiều quốc gia đang bị hấp dẫn bởi ý tưởng
  • 5:31 - 5:33
    vừa hợp tác kinh tế với Trung Quốc,
  • 5:33 - 5:37
    vừa hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ.
  • 5:37 - 5:42
    Đó là một thực tế địa lý không thể tránh khỏi với nhiều nước.
  • 5:42 - 5:46
    Nhưng hãy coi chừng đòn bẩy mà Trung Cộng tìm cách giành được thông qua sự ràng buộc đó,”
  • 5:47 - 5:49
    Vâng… cũng hợp lý thôi.
  • 5:49 - 5:51
    Tất nhiên, đây là một vấn đề phức tạp.
  • 5:51 - 5:53
    Bởi dù Trung Cộng có những hành động đáng lo ngại,
  • 5:53 - 5:57
    không phải quốc gia nào trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cũng coi Trung Quốc là mối đe dọa trực tiếp.
  • 5:57 - 6:02
    Một thực tế thú vị: tiền của Trung Quốc là loại “bịt mắt và bịt tai” hiệu quả nhất thế giới.
  • 6:02 - 6:05
    Nó dường như có khả năng triệt tiêu thực tại một cách hoàn hảo.
  • 6:05 - 6:07
    Một chuyên gia khu vực nhận định rằng
  • 6:07 - 6:08
    ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt
  • 6:08 - 6:12
    “cảm nhận về mối đe dọa từ Trung Quốc ở các quốc gia châu Á
  • 6:12 - 6:15
    không giống với cách mà châu Âu nhìn nhận mối đe dọa từ Nga.”
  • 6:15 - 6:18
    Nhiều nước châu Á có quan điểm “bình thản hơn” với Trung Quốc:
  • 6:18 - 6:23
    Họ công nhận thách thức mà Trung Quốc đặt ra ở Biển Đông,
  • 6:23 - 6:24
    nhưng ngoài vấn đề đó, họ vẫn sẵn sàng hợp tác
  • 6:24 - 6:27
    với Bắc Kinh trên hầu hết các lĩnh vực khác.
  • 6:27 - 6:30
    Tóm lại: đúng là Trung Quốc luôn sẵn sàng xâm phạm chủ quyền quốc gia khác
  • 6:30 - 6:34
    và châm ngòi cho Thế chiến III…
  • 6:34 - 6:37
    nhưng nếu mua hàng giá rẻ từ Trung Quốc giúp tiết kiệm được ít chi phí,
  • 6:37 - 6:39
    thì... vẫn thấy xứng đáng!
  • 6:39 - 6:43
    Ngoài ra, còn nhiều hoài nghi về việc liệu Hoa Kỳ
  • 6:43 - 6:47
    có thực sự điều quân bảo vệ Đài Loan hoặc các đồng minh khác
  • 6:47 - 6:48
    nếu Trung Quốc đi quá giới hạn hay không.
  • 6:48 - 6:51
    Một số nhà phân tích chỉ ra rằng Tổng thống Trump có vẻ sẵn sàng
  • 6:51 - 6:56
    thỏa thuận với các “diễn viên xấu” như Nga, Iran, hoặc Hamas,
  • 6:56 - 6:59
    hơn là hành động mạnh tay để hỗ trợ các đồng minh.
  • 6:59 - 7:03
    Cũng dễ hiểu – Trump nổi tiếng là người thích thương lượng.
  • 7:03 - 7:04
    Và cũng nổi tiếng là một “diễn viên xấu”.
  • 7:04 - 7:07
    Tuy nhiên, chính quyền Trump cho biết đây là một chiến lược
  • 7:07 - 7:12
    nhằm tái cấu trúc quan hệ địa chính trị:
    hoặc kéo Nga lại gần Mỹ để đối phó với Trung Quốc,
  • 7:12 - 7:15
    hoặc trao quyền nhiều hơn cho các đồng minh ở Trung Đông và châu Âu
  • 7:15 - 7:17
    để họ xử lý các mối đe dọa trong khu vực,
  • 7:17 - 7:20
    từ đó giúp Mỹ tập trung đối phó với Trung Cộng.
  • 7:20 - 7:22
    Như Bộ trưởng Hegseth đã nhấn mạnh:
  • 7:22 - 7:26
    Hoa Kỳ không tìm kiếm một cuộc chiến lật đổ chế độ Trung Quốc,
  • 7:26 - 7:29
    mà muốn răn đe Trung Cộng bằng cách tăng cường hiện diện trong khu vực
  • 7:29 - 7:33
    và trao quyền cho các đối tác địa phương.
  • 7:33 - 7:38
    Trước hết, Tổng thống Trump đang đặt mục tiêu vượt qua số lượng vũ khí đã bán cho Đài Loan trong nhiệm kỳ đầu.
  • 7:38 - 7:42
    Ông cam kết sẽ tăng cường năng lực răn đe cứng cho Đài Loan.
  • 7:42 - 7:44
    Răn đe cứng là gì?
  • 7:44 - 7:47
    Chắc Trung Quốc cũng rất muốn biết.
  • 7:47 - 7:50
    Đầu năm nay, Hegseth đã thăm Nhật Bản và Philippines,
  • 7:50 - 7:53
    đồng thời ca ngợi liên minh lịch sử giữa hai nước này với Hoa Kỳ,
  • 7:53 - 7:55
    cam kết sẽ tăng cường hợp tác sâu sắc hơn.
  • 7:55 - 7:58
    Chỉ vài ngày trước, tại một hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng,
  • 7:58 - 8:04
    Nhật Bản, Hoa Kỳ và Úc đã nhất trí hỗ trợ Philippines nâng cao năng lực quốc phòng.
  • 8:04 - 8:06
    Tại Đối thoại Shangri-La,
  • 8:06 - 8:09
    Bộ trưởng Quốc phòng Philippines
  • 8:09 - 8:13
    cũng công khai chỉ trích các hành vi gây hấn của Trung Quốc và nhấn mạnh rằng
  • 8:13 - 8:16
    nhiều quốc gia trong khu vực đang hợp tác để đối phó với điều đó.
  • 8:16 - 8:20
    Thật kỳ diệu khi Trung Quốc đã vô tình giúp các quốc gia đoàn kết lại…
  • 8:20 - 8:22
    chống lại mình.
  • 8:22 - 8:24
    Tất nhiên, từ góc nhìn của Trung Quốc thì… không kỳ diệu chút nào.
  • 8:24 - 8:27
  • 8:27 - 8:30
  • 8:30 - 8:33
  • 8:33 - 8:38
  • 8:38 - 8:42
  • 8:42 - 8:45
  • 8:45 - 8:49
  • 8:49 - 8:52
  • 8:52 - 8:54
  • 8:54 - 8:57
  • 8:57 - 8:59
  • 8:59 - 9:01
  • 9:01 - 9:04
  • 9:04 - 9:06
  • 9:06 - 9:09
  • 9:09 - 9:13
  • 9:13 - 9:16
  • 9:16 - 9:19
  • 9:19 - 9:23
  • 9:23 - 9:26
  • 9:26 - 9:30
  • 9:30 - 9:33
  • 9:33 - 9:35
  • 9:35 - 9:37
  • 9:37 - 9:39
  • 9:39 - 9:43
  • 9:43 - 9:46
  • 9:46 - 9:52
  • 9:52 - 9:54
  • 9:54 - 9:56
  • 9:56 - 10:01
  • 10:01 - 10:05
Title:
Quân đội Trung Quốc sợ hãi ĐIỀU NÀY
Description:

more » « less
Video Language:
English
Duration:
10:06

Vietnamese subtitles

Incomplete

Revisions Compare revisions