< Return to Video

Shabana Basij-Rasikh: Thách thức để giáo dục các cô gái Afghan

  • 0:01 - 0:02
    Khi tôi 11 tuổi,
  • 0:02 - 0:07
    Tôi nhớ một buổi sáng tôi thức dậy khi nghe tiếng hân hoan trong căn nhà của tôi.
  • 0:07 - 0:09
    Bố tôi lúc ấy đang nghe tin tức BBC
  • 0:09 - 0:14
    trên chiếc radio màu xám nhỏ của ông ấy
  • 0:14 - 0:16
    Ông ấy nở một nụ cười rất lớn, điều này rất bất thường
  • 0:16 - 0:20
    vì tin tức thường làm ông ấy buồn rầu hơn.
  • 0:20 - 0:25
    Ông ấy la lên: "Bọn Taliban đã đi rồi!"
  • 0:25 - 0:28
    Lúc đó tôi không hiểu rõ
  • 0:28 - 0:33
    nhưng tôi có thể thấy rằng bố tôi rất, rất vui mừng
  • 0:33 - 0:42
    "Bây giờ con có thể thật sự đến trường rồi" Ông nói .
  • 0:42 - 0:47
    Một buổi sáng mà tôi không thể nào quên được.
  • 0:47 - 0:52
    Một ngôi trường thật sự.
  • 0:52 - 0:55
    Bạn biết không, bọn Taliban đến xâm lấn Afghanistan từ khi tôi 6 tuổi
  • 0:55 - 0:59
    và ngăn cấm các cô gái đi học.
  • 0:59 - 1:02
    Trong 5 năm sau đó , tôi đã ăn mặc như 1 thằng con trai
  • 1:02 - 1:04
    để đi cùng với chị tôi tới một trường bí mật
  • 1:04 - 1:10
    vì chị tôi bị cấm ra khỏi nhà môt mình.
  • 1:10 - 1:14
    Đó là cách duy nhất để chúng tôi có thể đi học.
  • 1:14 - 1:17
    Mỗi ngày, chúng tôi đi con đường khác nhau
  • 1:17 - 1:22
    để không bị ai nghi ngờ về điểm đến của chúng tôi.
  • 1:22 - 1:24
    Chúng tôi giấu sách vở trong giỏ đi chợ
  • 1:24 - 1:30
    như thế mọi người sẽ nghĩ chúng tôi chỉ đi mua sắm.
  • 1:30 - 1:32
    Cái trường ấy trong một căn nhà,
  • 1:32 - 1:38
    hơn 100 đứa chúng tôi chen lấn trong một phòng khách nhỏ hẹp.
  • 1:38 - 1:44
    Khá là ấm áp trong mùa đông nhưng mùa hè thì cực kì nóng.
  • 1:44 - 1:46
    Tất cả chúng tôi đều biết đang mạo hiểm tính mạng của chính mình
  • 1:46 - 1:51
    thầy cô, học sinh và cha mẹ chúng tôi.
  • 1:51 - 1:53
    Có một vài lần, ngôi trường đột nhiên đóng cửa
  • 1:53 - 1:57
    khoảng một tuần vì lũ Taliban nghi ngờ.
  • 1:57 - 2:00
    Chúng tôi luôn tự hỏi họ biết gì về chúng tôi.
  • 2:00 - 2:03
    Chúng tôi có bị theo dõi không?
  • 2:03 - 2:06
    Họ có biết chỗ chúng tôi ở không?
  • 2:06 - 2:09
    Chúng tôi đã rất sợ,
  • 2:09 - 2:16
    nhưng dù vậy, chúng tôi vẫn muốn tới trường.
  • 2:16 - 2:20
    Tôi rất may mắn được nuôi dạy trong một gia đình
  • 2:20 - 2:26
    rất trân trọng việc học và con gái được quý trọng.
  • 2:26 - 2:31
    Ông ngoại của tôi là một người thật đáng khâm phục vào thời ấy
  • 2:31 - 2:34
    Một người hoàn toàn bị ruồng bỏ từ một tỉnh xa ở Afghanistan,
  • 2:34 - 2:38
    ông nài nỉ để con gái ông, mẹ của tôi
  • 2:38 - 2:44
    được đến trường, và vì vậy nên ông bị cha của ông ấy từ bỏ.
  • 2:44 - 2:48
    Nhưng người mẹ có giáo dục của tôi trở thành giáo viên.
  • 2:48 - 2:51
    Bà ấy đây.
  • 2:51 - 2:54
    Bà nghỉ hưu 2 năm về trước để dùng nhà của chúng tôi
  • 2:54 - 2:59
    để mở trường cho bé gái và phụ nữ trong hàng xóm.
  • 2:59 - 3:03
    Và đây là bố của tôi
  • 3:03 - 3:10
    ông là người đầu tiên trong gia đình của ông ấy được giáo dục.
  • 3:10 - 3:12
    Không nghi ngờ rằng con cái của ông ấy
  • 3:12 - 3:17
    sẽ được giáo dục, bao gồm con gái của ông,
  • 3:17 - 3:22
    bất chấp Taliban, và bất chấp những hiểm nguy.
  • 3:22 - 3:30
    Đối với ông, con cái không được học là mối nguy hiểm lớn hơn cả.
  • 3:30 - 3:33
    Trong những năm Taliban, tôi nhớ rằng
  • 3:33 - 3:38
    có những lúc tôi rất tức giận về cuộc sống của chúng tôi
  • 3:38 - 3:42
    và luôn sợ hãi và không thấy được tương lai.
  • 3:42 - 3:45
    Tôi rất muốn từ bỏ chuyện học,
  • 3:45 - 3:49
    nhưng bố tôi,
  • 3:49 - 3:51
    ông sẽ nói rằng,
  • 3:51 - 3:53
    "Nghe này con gái,
  • 3:53 - 3:56
    con có thể mất hết mọi thứ con có trên cuộc đời này
  • 3:56 - 4:01
    Tiền của con có thể bị cướp mất. Con có thể bị buộc phải rời khỏi nhà trong thời gian chiến tranh.
  • 4:01 - 4:03
    Nhưng một thứ sẽ mãi mãi tồn tại với con
  • 4:03 - 4:07
    là thứ trong đây,
  • 4:07 - 4:12
    và nếu chúng ta bị bắt buộc phải bán máu để trả tiền học phì,
  • 4:12 - 4:15
    chúng ta sẽ làm thế.
  • 4:15 - 4:20
    Vậy thì con còn muốn tiếp tục nữa không?
  • 4:20 - 4:23
    Hôm nay tôi 22 tuổi.
  • 4:23 - 4:26
    Tôi đã được lớn lên ở một quốc gia đã bị tiêu hủy
  • 4:26 - 4:29
    bởi bao thập niên chiến tranh.
  • 4:29 - 4:34
    Ít hơn 6% phụ nữ tuổi tôi được học sau trung học phổ thông,
  • 4:34 - 4:37
    và nếu gia đình tôi không cam kết về việc học của tôi,
  • 4:37 - 4:39
    tôi cũng trở thành một trong số họ.
  • 4:39 - 4:45
    Nhưng mà, tôi hãnh diện đứng đây là một sinh viên tốt nghiệp trường Cao Đẳng Middlebury.
  • 4:45 - 4:55
    (vỗ tay)
  • 4:55 - 4:58
    Khi tôi trở về Afghanistan, ông ngoại tôi,
  • 4:58 - 5:02
    người bị ruồng bỏ bởi gia đình vì ông dám cho con gái của ông đi học,
  • 5:02 - 5:06
    là một trong những người đầu tiên chúc mừng tôi.
  • 5:06 - 5:08
    Ông ấy không những khoe về bằng cao đẳng của tôi,
  • 5:08 - 5:10
    mà còn về tôi là người phụ nữ đầu tiên,
  • 5:10 - 5:12
    và tôi là người phụ nữ đầu tiên
  • 5:12 - 5:16
    có thể chở ông ấy trên những con đường ở Kabul.
  • 5:16 - 5:21
    (vỗ tay)
  • 5:21 - 5:24
    Gia đình tôi tin tưởng tôi.
  • 5:24 - 5:29
    Tôi mơ ước lớn, nhưng gia đình tôi mong ước cho tôi còn lớn hơn.
  • 5:29 - 5:33
    Vì thế tôi là đại sứ toàn cầu cho 10x10,
  • 5:33 - 5:36
    đây là cuộc vận động toàn cầu để giáo dục phụ nữ.
  • 5:36 - 5:38
    Vì vậy tôi giúp thành lập SOLA,
  • 5:38 - 5:41
    ngôi trường đầu tiên và hẳn là duy nhất
  • 5:41 - 5:43
    cho con gái ở Afghanistan,
  • 5:43 - 5:48
    một đất nước mà vẫn còn nguy hiểm cho các cô gái đến trường học
  • 5:48 - 5:52
    Tôi rất phấn khởi khi thấy học sinh đến trường của tôi
  • 5:52 - 5:58
    với kì vọng để nắm lấy cơ hội này.
  • 5:58 - 6:01
    Và tôi thấy cha mẹ họ và bố họ
  • 6:01 - 6:05
    như cha của tôi, ủng hộ họ,
  • 6:05 - 6:14
    bất chấp và ngay cả khi đang gặp nhiều đối lập khó khăn.
  • 6:14 - 6:17
    Như Ahmed. Đó không phải là tên thật của ông ấy,
  • 6:17 - 6:19
    và tôi không thể lộ mặt của ông ấy được,
  • 6:19 - 6:23
    nhưng Ahmed là cha của một học sinh của tôi.
  • 6:23 - 6:27
    Ít hơn một tháng rồi, ông và con gái ông
  • 6:27 - 6:30
    đang trên đường tới SOLA từ làng của họ,
  • 6:30 - 6:37
    và họ thật sự chỉ xém bị giết chết
  • 6:37 - 6:42
    vì một quả bom bên đường chỉ trong vài phút.
  • 6:42 - 6:45
    Khi ông vừa về tới nhà, điện thoại reng,
  • 6:45 - 6:48
    một giọng nói đe dọa ông
  • 6:48 - 6:51
    nếu ông tiếp tục đưa con gái ông tới trường,
  • 6:51 - 6:54
    họ sẽ thử lần nữa.
  • 6:54 - 6:58
    Ông ấy trả lời: "Nếu ngươi muốn thì giết tôi đi,
  • 6:58 - 7:02
    nhưng tôi sẽ không hủy hoại tương lai của con gái tôi
  • 7:02 - 7:06
    vì những tư tưởng lạc hậu và ngược đời của các người"
  • 7:06 - 7:09
    Tôi bây giờ đã nhận thấy về Afghanistan,
  • 7:09 - 7:12
    và đây là thứ thường bị bỏ qua ở Tây phương,
  • 7:12 - 7:16
    là đằng sau hầu hết mỗi người thành công chúng ta
  • 7:16 - 7:23
    là một người cha trân trọng giá trị của con gái họ
  • 7:23 - 7:28
    và người thấy thành công của con gái mình như là thành công của chính họ.
  • 7:28 - 7:31
    Đây không phải nói người mẹ không quan trọng trong thành công của chúng ta.
  • 7:31 - 7:36
    Thật ra, họ là người đầu tiên và là người thương thuyết thuyết phục
  • 7:36 - 7:39
    cho một tương lai sáng của con gái họ,
  • 7:39 - 7:43
    nhưng trong hoàn cảnh xã hội như Afghanistan,
  • 7:43 - 7:46
    chúng ta cần đến sự ủng hộ của những người đàn ông.
  • 7:46 - 7:50
    Dưới Taliban, những cô gái đến trường
  • 7:50 - 7:52
    cả hàng trăm người
  • 7:52 - 7:54
    nhớ rằng, đó là bất hợp pháp.
  • 7:54 - 7:59
    Nhưng ngày hôm nay, hơn 3 triệu nữ sinh đang theo học ở Afghanistan
  • 7:59 - 8:07
    (vỗ tay)
  • 8:07 - 8:13
    Afghanistan nhìn rất khác khi nhìn từ Mỹ.
  • 8:13 - 8:18
    Tôi thấy rằng người Mỹ thấy sự yếu ớt, dễ vỡ trong những thay đổi.
  • 8:18 - 8:21
    Tôi sợ rằng tất cả những thay đổi đó sẽ không kéo dài hơn
  • 8:21 - 8:25
    sau khi quân đội Mỹ rút đi.
  • 8:25 - 8:29
    Nhưng khi tôi trở về Afghanistan,
  • 8:29 - 8:34
    khi tôi thấy học sinh trong trường của tôi
  • 8:34 - 8:36
    và cha mẹ họ ủng hộ họ,
  • 8:36 - 8:41
    khuyến khích họ, tôi thấy một tương lai hứa hẹn
  • 8:41 - 8:44
    và sự thay đổi sẽ tồn tại lâu dài.
  • 8:44 - 8:53
    Đối với tôi, Afghanistan là một đất nước của hy vọng, khả năng không giới hạn,
  • 8:53 - 8:56
    và mỗi ngày
  • 8:56 - 8:59
    nữ sinh trường SOLA nhắc nhở tôi về điều đó.
  • 8:59 - 9:03
    Như tôi, họ có mơ ước lớn.
  • 9:03 - 9:04
    Cám ơn.
  • 9:04 - 9:15
    (vỗ tay)
Title:
Shabana Basij-Rasikh: Thách thức để giáo dục các cô gái Afghan
Speaker:
Shabana Basij-Rasikh
Description:

Tưởng tượng về một đất nước mà các cô gái phải trốn đi đến trường, với một hậu quả liên quan đến tính mạng nếu họ bị bắt gặp khi học. Đó là Afghanistan dưới thời Taliban, và những nguy hiểm đó vẫn còn tồn tại ngày nay. Cô Shabana Basij-Rasikh, 22 tuổi, mở trường dạy học cho các cô gái ở Afghanistan. Cô ca ngợi quyết định của gia đình đặt niềm tin vào các con gái của họ -- và kể về một câu chuyện của một người cha can đảm đối đầu với mối đe dọa từ địa phương. (Phim tại TEDxWomen)

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
09:36
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for Dare to educate Afghan girls
Tommy Tran accepted Vietnamese subtitles for Dare to educate Afghan girls
Tommy Tran commented on Vietnamese subtitles for Dare to educate Afghan girls
Tommy Tran edited Vietnamese subtitles for Dare to educate Afghan girls
Natalie Ho added a translation

Vietnamese subtitles

Revisions