< Return to Video

Làm thế nào để quản lý thời gian hiệu quả hơn (bài học từ những cỗ máy) - Brian Christian

  • 0:13 - 0:16
    Mùa hè năm 1997,
  • 0:16 - 0:21
    tàu vũ trụ Pathfinder của NASA
    hạ cánh trên bề mặt sao Hỏa,
  • 0:21 - 0:25
    và bắt đầu truyền đi những hình ảnh
    đầy ấn tượng về Trái Đất.
  • 0:25 - 0:28
    Nhưng sau vài ngày, con tàu gặp phải
    một sự cố nghiêm trọng.
  • 0:28 - 0:31
    Việc truyền tín hiệu bị ngừng lại.
  • 0:31 - 0:34
    Pathfinder đã trì hoãn
    công việc của chính mình:
  • 0:34 - 0:40
    nó vẫn hoạt động nhưng không thể thực hiện
    công việc quan trọng nhất.
  • 0:40 - 0:44
    Vậy điều gì đã xảy ra?
    Hóa ra con tàu bị lỗi ở bộ lập lịch biểu.
  • 0:44 - 0:48
    Mọi hệ thống vận hành đều có một thiết bị
    được gọi là bộ lập lịch biểu
  • 0:48 - 0:52
    giúp CPU biết được thời gian
    dành cho mỗi công việc là bao lâu
  • 0:52 - 0:55
    và sau đó, chuyển sang công việc gì.
  • 0:55 - 0:59
    Thực hiện đúng, máy tính sẽ hoạt động
    dễ dàng giữa nhiều công việc,
  • 0:59 - 1:02
    cho ta cảm giác
    chúng làm mọi việc cùng một lúc.
  • 1:02 - 1:06
    Tuy nhiên, ta đều biết
    chuyện gì sẽ xảy ra khi có sự cố.
  • 1:06 - 1:10
    Và điều này dường như cho
    con người chúng ta chút an ủi
  • 1:10 - 1:14
    rằng ngay cả máy tính cũng có lúc
    "ngập đầu" trong công việc.
  • 1:14 - 1:17
    Nghiên cứu về quá trình lập biểu
    trong khoa học máy tính
  • 1:17 - 1:21
    có thể cho ta một vài bài học
    trong "cuộc chiến" với thời gian.
  • 1:21 - 1:26
    Một trong những bài học đầu tiên là
    thời gian bạn dành để ưu tiên công việc
  • 1:26 - 1:29
    chính là thời gian bạn không làm việc gì.
  • 1:29 - 1:33
    Chẳng hạn như khi kiểm tra email,
    bạn lướt qua mọi thư đến,
  • 1:33 - 1:35
    rồi chọn cái nào quan trọng nhất.
  • 1:35 - 1:38
    Trả lời xong thư đó,
    bạn lặp lại quy trình trên.
  • 1:38 - 1:41
    Nghe có vẻ hợp lý,
    nhưng cách làm này có vấn đề.
  • 1:41 - 1:44
    Nó được biết đến với tên gọi
    thuật toán bậc hai thời gian.
  • 1:44 - 1:49
    Với hộp thư có số lượng gấp đôi,
    việc lướt qua mail mất gấp đôi thời gian
  • 1:49 - 1:52
    và bạn phải trả lời lượng mail gấp đôi!
  • 1:52 - 1:55
    Nghĩa là lượng công việc
    gấp lên bốn lần.
  • 1:55 - 1:58
    Các lập trình viên
    của hệ thống máy tính Linux
  • 1:58 - 2:02
    đã gặp phải vấn đề tương tự
    vào năm 2003.
  • 2:02 - 2:06
    Linux xếp thứ hạng mỗi công việc
    theo mức độ quan trọng,
  • 2:06 - 2:10
    và đôi khi dành nhiều thời gian
    để sắp xếp hơn là thực hiện.
  • 2:10 - 2:15
    Giải pháp của các lập trình viên là
    thay thế hệ thống xếp hạng này
  • 2:15 - 2:18
    bằng một số lượng hữu hạn nhóm ưu tiên.
  • 2:18 - 2:22
    Hệ thống sẽ không quá tỉ mỉ
    trong việc lựa chọn nhiệm vụ tiếp theo
  • 2:22 - 2:26
    mà dành nhiều thời gian hơn để
    thực hiện nhiệm vụ.
  • 2:26 - 2:31
    Vì thế, với email, việc cố gắng
    trả lời thư quan trọng nhất trước
  • 2:31 - 2:33
    chỉ khiến bạn thêm mệt mỏi .
  • 2:33 - 2:36
    Với hộp thư có số lượng
    gấp 3 lần thông thường,
  • 2:36 - 2:39
    thời gian bạn cần để trả lời hết
    sẽ gấp lên đến 9.
  • 2:39 - 2:44
    Tốt nhất, bạn nên trả lời theo thứ tự
    thời gian, hoặc thậm chí ngẫu nhiên!
  • 2:44 - 2:48
    Đôi khi, không làm mọi việc
    theo thứ tự hoàn hảo
  • 2:48 - 2:51
    lại chính là chìa khóa giúp bạn
    hoàn thành công việc.
  • 2:51 - 2:54
    Một bài học khác rút ra từ
    cách lập biểu của máy tính
  • 2:54 - 2:59
    liên quan đến một vấn đề phổ biến
    trong cuộc sống hiện đại: sự gián đoạn.
  • 2:59 - 3:02
    Khi máy tính chuyển từ nhiệm vụ này
    sang nhiệm vụ khác,
  • 3:02 - 3:05
    quá trình chuyển ngữ cảnh sẽ diễn ra,
  • 3:05 - 3:08
    máy tính ghi nhớ vị trí của nó
    ở một nhiệm vụ,
  • 3:08 - 3:11
    chuyển dữ liệu cũ ra khỏi bộ nhớ
    và chuyển dữ liệu mới vào.
  • 3:11 - 3:14
    Mỗi hành động này đều có cái giá của nó.
  • 3:14 - 3:17
    Bài học ở đây là cần thỏa hiệp
  • 3:17 - 3:20
    giữa hiệu quả công việc
    và sự phản ứng nhanh nhạy.
  • 3:20 - 3:24
    Để hoàn thành công việc,
    bạn cần hạn chế chuyển đổi ngữ cảnh.
  • 3:24 - 3:29
    Nhưng để phản ứng nhanh, bạn cần phản hồi
    bất kì khi nào có sự thay đổi.
  • 3:29 - 3:32
    Hai nguyên tắc này
    về cơ bàn là đối lập nhau.
  • 3:32 - 3:35
    Hiểu được sự đối lập này
    sẽ giúp chúng ta
  • 3:35 - 3:38
    quyết định mình muốn đạt được
    sự thỏa hiệp ở mức độ nào.
  • 3:38 - 3:42
    Cách giải quyết hiển nhiên là
    hạn chế sự gián đoạn trong công việc,
  • 3:42 - 3:45
    nhưng giải pháp ít hiển nhiên hơn là
    nhóm các gián đoạn lại với nhau.
  • 3:45 - 3:49
    Nếu email hoặc các loại thông báo
    bạn nhận được không yêu cầu phản hồi
  • 3:49 - 3:52
    gấp hơn mỗi tiếng một lần, thì
  • 3:52 - 3:57
    đó chính là tần suất bạn nên kiểm tra
    hộp thư. Không hơn.
  • 3:57 - 4:01
    Trong khoa học máy tính, ý tưởng này
    có tên là điều tiết gián đoạn.
  • 4:01 - 4:05
    thay vì giải quyết từng gián đoạn
    ngay khi chúng xảy ra.
  • 4:05 - 4:07
    Chuột bị di chuyển?
    Một phím được bấm?
  • 4:07 - 4:09
    Thêm file được tải về?
  • 4:09 - 4:11
    Hệ thống tập hợp những gián đoạn này
  • 4:11 - 4:15
    dựa trên thời gian mỗi gián đoạn
    có thể chờ để được giải quyết.
  • 4:15 - 4:18
    Vào năm 2013, điều tiết gián đoạn
  • 4:18 - 4:22
    đã giúp cải thiện đáng kể
    tuổi thọ pin của laptop.
  • 4:22 - 4:27
    Vì hạn chế gián đoạn cho phép hệ thống
    kiểm tra mọi hoạt động ở cùng một lúc,
  • 4:27 - 4:31
    rồi nhanh chóng quay trở lại
    trạng thái ít tiêu thụ điện năng.
  • 4:31 - 4:33
    Chúng ta có thể học
    phương pháp này từ máy tính.
  • 4:33 - 4:36
    Áp dụng phương pháp tương tự
  • 4:36 - 4:40
    cho phép con người lấy lại sự tập trung,
  • 4:40 - 4:46
    và trả lại một điều khá hiếm hoi
    trong cuộc sống hiện đại: sự nghỉ ngơi.
Title:
Làm thế nào để quản lý thời gian hiệu quả hơn (bài học từ những cỗ máy) - Brian Christian
Speaker:
Brian Christian
Description:

Xem bài giảng chi tiết tại: https://ed.ted.com/lessons/how-to-manage-your-time-more-effectively-according-to-machines-brian-christian

Làm thế nào để hoàn thành nhiều việc nhất có thể trong một khoảng thời gian cố định - đây là thử thách chung cho cả con người và máy móc. Trong khoảng 50 năm qua, các nhà khoa học máy tính đã nghiên cứu được rất nhiều chiến lược giúp máy móc quản lý thời gian hiệu quả - và cũng rút ra được nhiều bài học trong lĩnh vực này. Brian Christian chia sẻ làm thế nào để sử dụng những hiểu biết đó để giúp cuộc sống của ta hiệu quả và năng suất hơn.

Bài giảng bởi Brian Christian, minh họa bởi Adriatic Animation.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:10

Vietnamese subtitles

Revisions