< Return to Video

Chuột dũi trụi lông có phải là loài động vật có vú kì lạ nhất? - Thomas Park

  • 0:06 - 0:10
    Loài động vật có vú nào
    có đời sống như côn trùng,
  • 0:10 - 0:12
    máu lạnh của bò sát,
  • 0:12 - 0:15
    và hệ trao đổi chất của thực vật?
  • 0:15 - 0:21
    Hói và răng vẩu, loài chuột dũi trụi lông
    dù không xinh đẹp nhưng lại phi thường.
  • 0:21 - 0:24
    Với vòng đời 30 năm,
  • 0:24 - 0:27
    loài có đặc tính kì lạ này
    đã tiến hóa trong hàng triệu năm
  • 0:27 - 0:30
    để thích nghi
    với điều kiện thời tiết khắc nghiệt,
  • 0:30 - 0:35
    đặc biệt là thiếu oxi
    trong khoảng thời gian dài.
  • 0:35 - 0:40
    Trong các sa mạc ở Tây Phi,
    chuột dũi trụi lông ăn gốc các loại rau.
  • 0:40 - 0:45
    Răng chúng đào rễ và có thể
    di chuyển riêng rẽ như những chiếc đũa.
  • 0:45 - 0:47
    Nhưng kể cả với hàm răng đặc biệt ấy,
  • 0:47 - 0:52
    một con chuột dũi trụi lông
    cũng khó lòng tìm đủ nguồn thức ăn;
  • 0:52 - 0:56
    rễ lớn và nhiều chất dinh dưỡng
    nhưng thưa và cách xa nhau.
  • 0:56 - 0:59
    Làm việc theo nhóm
    sẽ tạo cơ hội lớn hơn,
  • 0:59 - 1:02
    nên chuột dũi trụi lông
    sống theo bầy.
  • 1:02 - 1:07
    Giống như kiến, ong, và mối,
    chúng tạo ra các tổ lớn,
  • 1:07 - 1:09
    có thể chứa đến 300 con.
  • 1:09 - 1:13
    Cộng đồng đó tạo nên
    tuyến đường chằng chịt dưới lòng đất,
  • 1:13 - 1:16
    gồm cả phòng nghỉ,
    và phòng tắm công cộng.
  • 1:16 - 1:20
    Giống như côn trùng, chuột dũi
    trụi lông có mô hình xã hội chặt chẽ.
  • 1:20 - 1:23
    Con cái chính, nữ hoàng,
  • 1:23 - 1:25
    và hai đến ba chuột đực
    được chọn,
  • 1:25 - 1:29
    là những con duy nhất
    trong cộng đồng có em bé.
  • 1:29 - 1:33
    Tất cả các con chuột dũi trụi lông khác,
    đực lẫn cái,
  • 1:33 - 1:38
    là lính bảo vệ cộng đồng khỏi
    những kẻ xâm lăng hay là công nhân.
  • 1:38 - 1:41
    Các nhóm công nhân tách nhau
    để kiếm rễ cây,
  • 1:41 - 1:44
    và thành quả của chúng
    nuôi sống cả cộng đồng.
  • 1:44 - 1:48
    Sống theo bầy giúp chuột dũi
    có đủ thức ăn,
  • 1:48 - 1:52
    nhưng khi có quá nhiều động vật
    sống trong một khu vực dưới lòng đất,
  • 1:52 - 1:55
    khí oxi mau hết.
  • 1:55 - 1:59
    Động vật có vú cần nhiều oxi
    để nạp năng lượng cho mọi thứ
  • 1:59 - 2:02
    từ điều hòa thân nhiệt
    đến nhịp tim
  • 2:02 - 2:04
    đến các hoạt động tự nguyện khác.
  • 2:04 - 2:06
    Nếu không có oxi, chúng ta
    sẽ chóng chết.
  • 2:06 - 2:10
    Không động vật có vú nào
    có thể sống thiếu oxi
  • 2:10 - 2:14
    ngoại trừ loài chuột này.
  • 2:14 - 2:17
    Chúng có thể
    sống trong môi trường ít oxi
  • 2:17 - 2:20
    một phần vì chúng đã loại bỏ
    một trong số các chức năng
  • 2:20 - 2:24
    cần nhiều oxi trong cơ thể:
    điều chỉnh nhiệt độ.
  • 2:24 - 2:26
    Đa số động vật có vú là loài máu nóng,
  • 2:26 - 2:29
    nghĩa là chúng
    phải giữ thân nhiệt cố định
  • 2:29 - 2:32
    Chuột dũi trụi lông không có đủ oxi
    để làm điều đó.
  • 2:32 - 2:35
    Chúng là
    động vật có vú duy nhất
  • 2:35 - 2:38
    có nhiệt độ cơ thể
    thay đổi theo môi trường,
  • 2:38 - 2:41
    khiến chúng trở thành
    động vật biến nhiệt như bò sát.
  • 2:41 - 2:46
    Chúng còn có loại hồng cầu đặc biệt,
  • 2:46 - 2:51
    dính lấy nhiều oxi
    hơn hồng cầu của ta
  • 2:51 - 2:54
    và có thể thu lấy oxi
    ngay cả khi nó khan hiếm.
  • 2:54 - 2:57
    Để đối mặt với tình trạng
    thiếu oxi trầm trọng,
  • 2:57 - 3:01
    chúng ngừng mọi hoạt động,
  • 3:01 - 3:04
    Chúng ngừng di chuyển,
    thở chậm lại,
  • 3:04 - 3:06
    và giảm nhịp tim trầm trọng.
  • 3:06 - 3:11
    Hành động này giảm tiêu hao năng lượng
    và oxi cần đáng kể.
  • 3:11 - 3:16
    Đồng thời, chúng chuyển sang trạng thái
    chuyển hóa đường fructo như thực vật.
  • 3:16 - 3:21
    Đường fructo là loại đường có thể
    tạo năng lượng mà không đốt cháy oxi.
  • 3:21 - 3:25
    Thông thường, động vật có vú
    chuyển hóa các loại đường thành gluco,
  • 3:25 - 3:27
    tạo nhiều năng lượng hơn fructo,
  • 3:27 - 3:30
    nhưng gluco chỉ có tác dụng khi có oxi.
  • 3:30 - 3:35
    Não người và các tế bào tim có
    cơ quan tế bào để dùng đường fructo,
  • 3:35 - 3:38
    nhưng không nhiều bằng
    chuột dũi trụi lông.
  • 3:38 - 3:44
    Thực tế, chúng là động vật có vú
    duy nhất có khả năng đó.
  • 3:44 - 3:46
    Dù ta hi vọng
    con người không bao giờ cần phải
  • 3:46 - 3:49
    sống hoàn toàn dưới lòng đất,
  • 3:49 - 3:53
    có rất nhiều tình huống sẽ có lợi hơn
    nếu dùng ít oxi.
  • 3:53 - 3:56
    Trong khi đau tim và
    vài tình huống nguy kịch khác,
  • 3:56 - 4:02
    con người thường chết hay
    bị chết các cơ quan do thiếu oxi.
  • 4:02 - 4:06
    Liệu ta có thể bắt chước
    cách chuột dũi trụi lông dùng fructo
  • 4:06 - 4:08
    để cải thiện sức khỏe?
  • 4:08 - 4:12
    Chúng cần cả triệu năm tiến hóa
    để mang đặc thù của côn trùng,
  • 4:12 - 4:15
    thân nhiệt của bò sát,
  • 4:15 - 4:16
    và sản xuất năng lượng của thực vật
  • 4:16 - 4:19
    kết hợp tất cả vào trong
    loài động vật có vú nhỏ bé này,
  • 4:19 - 4:22
    nhưng với lượng nghiên cứu nhất định,
  • 4:22 - 4:29
    ta có thể bắt chước
    vài tính năng thích ứng môi trường đó.
Title:
Chuột dũi trụi lông có phải là loài động vật có vú kì lạ nhất? - Thomas Park
Description:

Xem bài giảng đầy đủ: https://ed.ted.com/lessons/are-naked-mole-rats-the-strangest-mammals-thomas-park

Loài động vật có vú nào có đời sống như côn trùng, cơ thể biến nhiệt của bò sát, và hệ trao đổi chất của thực vật? Hói và răng vẩu, loài chuột dũi trụi lông có thể không xinh đẹp nhưng lại phi thường. Thomas Park giải thích các tính chất kì lạ này có được nhờ quá trình tiến hóa hơn hàng triệu năm, giúp chúng tồn tại trong điều kiện môi trường khắc nghiệt - đặc biệt là thiếu oxi trong khoảng thời gian dài.

Bài giảng bởi Thomas Park, minh họa bởi Chintis Lundgren.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:47

Vietnamese subtitles

Revisions