< Return to Video

Khi sự yên lặng lên tiếng | Grace Ann Limonelli | TEDxPhillipsAcademyAndover

  • 0:18 - 0:20
    "Mặc cho bùa phép hóa hư không,
  • 0:20 - 0:23
    Ta còn ta, ta còn sức mạnh..."
  • 0:24 - 0:27
    trích lời Propero
    trong "Tempest" của Shakespeare.
  • 0:28 - 0:29
    "Xin ngài thứ lỗi.
  • 0:29 - 0:32
    Tôi không cố ý."
  • 0:32 - 0:33
    Marie Antoinette.
  • 0:35 - 0:37
    "Tất cả đều hão huyền."
  • 0:37 - 0:38
    Mata Hari.
  • 0:40 - 0:43
    Điểm chung của những đoạn trích này là gì?
  • 0:44 - 0:45
    Có thể bạn không nghĩ ra,
  • 0:46 - 0:49
    nhưng đây đều là tinh hoa của tác phẩm-
  • 0:49 - 0:50
    lời trăn trối cuối cùng.
  • 0:51 - 0:52
    Câu đầu tiên,
  • 0:52 - 0:55
    lời nhân vật Prospero thốt lên
  • 0:55 - 0:57
    cũng là lời gác bút của Shakespeare.
  • 0:57 - 0:59
    Đương thời thì,
  • 1:00 - 1:04
    người ta coi nó như
    lời từ giã nghiệp viết của Shakespeare.
  • 1:05 - 1:08
    Câu nói thứ hai của Marie Antoinette,
  • 1:09 - 1:13
    lời hối lỗi cuối cùng
    khi bà ấy bị xử trảm.
  • 1:14 - 1:19
    Câu cuối cùng là lời giác ngộ
    của Mata Hari khi bị tử hình.
  • 1:21 - 1:25
    Lời trăn trối luôn có mị lực nhất.
  • 1:25 - 1:29
    Ta thường coi đó là tia cuối của sự thật.
  • 1:29 - 1:31
    Những lời đơn thoại thế này,
  • 1:31 - 1:34
    với ai chưa từng trải qua cái chết cận kề,
  • 1:34 - 1:35
    vẫn có thể đồng cảm được.
  • 1:36 - 1:37
    Nhưng tại sao?
  • 1:37 - 1:42
    Sao ta nhìn thấy lời khuyên,
    lý tưởng, bàn xoay cục diện,
  • 1:43 - 1:47
    tất cả vẻn vẹn duy chỉ trong một câu?
  • 1:48 - 1:51
    Những câu nói bất hủ ấy không bao quát
  • 1:51 - 1:55
    cách để sống một cuộc đời ý nghĩa.
  • 1:55 - 1:57
    Điều mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây là,
  • 1:57 - 1:59
    đến cuối cùng,
  • 1:59 - 2:02
    sau cả một quá trình, tôi muốn nói là-
  • 2:02 - 2:04
    câu trả lời không chỉ có một.
  • 2:04 - 2:08
    bởi vì không chỉ có một lối
    dẫn đến cuộc sống ý nghĩa,
  • 2:08 - 2:10
    mà có rất nhiều con đường khác nhau.
  • 2:11 - 2:13
    Rồi tôi đi tìm một phương pháp,
  • 2:13 - 2:17
    giải đáp cho câu hỏi hóc búa
    mà ta gọi là sống hạnh phúc.
  • 2:18 - 2:21
    Đó là chủ đề bài diễn thuyết hôm nay.
  • 2:23 - 2:25
    Sự việc xảy đến với tôi vào năm trước,
  • 2:25 - 2:27
    khi bà trẻ của tôi đến viện dưỡng lão.
  • 2:28 - 2:29
    Bà năm nay 63 tuổi,
  • 2:29 - 2:32
    bị liệt cả tay chân từ độ tuổi 20,
  • 2:32 - 2:35
    do chấn thương tủy sau một vụ tai nạn.
  • 2:37 - 2:39
    Quan sát bà lụy dần vào người khác,
  • 2:40 - 2:41
    nhất là mẹ tôi,
  • 2:42 - 2:44
    sau nhiều năm sống một đời tự lập,
  • 2:44 - 2:48
    tôi lần đầu tiên được nhìn thấy sự cô đơn.
  • 2:49 - 2:52
    Thật lòng nói, đó là điều
    đáng sợ nhất ngoài kia.
  • 2:54 - 2:58
    Bệnh nhân ở viện dưỡng lão
    thường dễ bị ta quên lãng.
  • 2:59 - 3:03
    Sống ở căn phòng cô độc,
    thiếu đi tương tác xã hội,
  • 3:03 - 3:07
    thi thoảng được điều dưỡng kiểm tra
    thi thoảng được gia đình đến thăm.
  • 3:08 - 3:10
    Rất nhiều người có khiếm khuyết cơ thể,
  • 3:10 - 3:12
    có rào cản trong giao tiếp,
  • 3:13 - 3:15
    họ mất đi "tiếng nói" của mình.
  • 3:16 - 3:19
    Khi bàn về giá trị của mình trên đời,
  • 3:20 - 3:25
    và sự ảnh hưởng tích cực
    thế hệ của ta với tương lai,
  • 3:25 - 3:28
    ta thường đổ lỗi cho quá khứ.
  • 3:29 - 3:32
    Trong lối suy nghĩ tôi-luôn-đúng,
  • 3:32 - 3:33
    ta mất đi sự nhìn nhận
  • 3:33 - 3:36
    giá trị thực từ mối quan hệ
    giữa ta với người lớn tuổi
  • 3:36 - 3:40
    để kết nối quá khứ, thực tại và tương lai.
  • 3:41 - 3:45
    Cả thất bại và chiến thắng
    đều cho ta cơ hội phát triển.
  • 3:46 - 3:49
    Và ta không nên mãi đi lên vết xe đổ cũ.
  • 3:50 - 3:53
    Tôi ghi lại những lời tự sự
  • 3:53 - 3:55
    của vị lão làng tại viện dưỡng lão.
  • 3:56 - 4:00
    Họ bộc bạch với tôi về cuộc sống,
    suy nghĩ và những điều tiếc nuối.
  • 4:01 - 4:05
    Niềm tin bỗng là mạch truyện chung.
  • 4:06 - 4:10
    Có gì đó khiến gương mặt họ bừng sáng,
  • 4:11 - 4:13
    đó là nhiệt huyết,
  • 4:13 - 4:15
    là nguồn động lực,
  • 4:15 - 4:18
    sức mạnh thay đổi thế giới.
  • 4:19 - 4:21
    Giờ tôi sẽ mời vài học viên
  • 4:21 - 4:23
    để chia sẻ câu chuyện ấy.
  • 4:24 - 4:28
    Dù đó là những câu chuyện
    rất riêng tư của ông, của bà,
  • 4:28 - 4:32
    nhưng đó là bài học đời
    giúp ta trưởng thành hơn.
  • 4:33 - 4:37
    Cụ đầu tiên là lính thời
    Chiến tranh Thế giới II
  • 4:42 - 4:45
    "Ông trong hải quân ba năm rưỡi.
  • 4:45 - 4:48
    Ông từng... rất khỏe.
    Nhập ngũ Đại Tây Dương.
  • 4:49 - 4:51
    Cháu biết trận Noóc-măng không?
  • 4:51 - 4:52
    Trận đầu tiên.
  • 4:52 - 4:56
    Tàu chiến của ông có 318 người lính.
  • 4:57 - 5:00
    Ông là người duy nhất sống,
    317 người ra đi.
  • 5:01 - 5:03
    Số hiệu của ông là 318.
  • 5:03 - 5:05
    Các chiến hữu của ông đều ra đi.
  • 5:05 - 5:07
    Đó là cuộc tiến công Noóc-măng.
  • 5:07 - 5:09
    Eisenhower là tổng chỉ huy,
    ông đã chiến đấu hết sức.
  • 5:10 - 5:13
    Ông may mắn sống sót.
    Nhưng mất rất nhiều chiến hữu.
  • 5:14 - 5:17
    Khi ông đấu với Noóc-măng,
    phát xít Đức đang chực chờ.
  • 5:17 - 5:21
    Ta cũng có vài người ở đó. Họ rất cừ.
  • 5:21 - 5:23
    Ông lại may mắn toàn mạng.
  • 5:24 - 5:25
    Con gái thứ hai của ông,
  • 5:25 - 5:27
    khi ông trong hải quân,
  • 5:27 - 5:29
    lần đầu gặp, con bé sà vào vòng tay ông.
  • 5:30 - 5:32
    Con bé 18 tháng. Con bé tựa vào người ông,
  • 5:33 - 5:36
    gọi "Ba ơi, ba ơi!". Con bé tên Patty-
  • 5:37 - 5:38
    Patricia.
  • 5:38 - 5:41
    Khi ông trong hải quân,
    vợ ông mang thai hai tháng,
  • 5:42 - 5:44
    và ông đi xa 18 tháng.
  • 5:45 - 5:47
    Khi ông trở về, chỉ vậy thôi,
  • 5:47 - 5:50
    cô ấy ôm chầm lấy ông. Thật ấm áp!"
  • 5:54 - 5:57
    Kế đây là lời của niềm tin.
  • 6:01 - 6:03
    "Ông rất vui vì mình còn được sống.
  • 6:03 - 6:07
    Nhìn thấy sai lầm của người khác,
    ông mong rằng mình sẽ tốt hơn.
  • 6:08 - 6:10
    Ông muốn một cuộc đời mới
    vì ông từng sống rất cô đơn,
  • 6:10 - 6:14
    và ông muốn một căn hộ
    nhưng lại cô đơn lần nữa.
  • 6:14 - 6:16
    Nơi này cũng không tệ.
  • 6:17 - 6:20
    Ông có thể sẽ chết
    nếu không có Chúa và nơi này.
  • 6:21 - 6:24
    Tạ ơn Chúa dẫn ta đến đây,
    cho ta một cơ hội để sống,
  • 6:24 - 6:27
    cơ hội gây dựng lại gia đình và sự nghiệp,
  • 6:27 - 6:29
    ông sẽ sống và sẽ hạnh phúc.
  • 6:30 - 6:31
    Ông muốn được sáng chế lần nữa.
  • 6:32 - 6:35
    Ông là kỹ sư vận hành đó."
  • 6:39 - 6:42
    Người thứ ba: bà trẻ của tôi.
  • 6:45 - 6:49
    "Sau vụ tai nạn đó, đời ta biến chuyển.
  • 6:49 - 6:52
    Con sẽ luôn được dặn
    điều chỉnh lại nhịp sống.
  • 6:52 - 6:55
    Dù con không muốn chấp nhận,
    con vẫn phải học cách thích nghi.
  • 6:56 - 6:58
    Khi con người quá đau khổ,
  • 6:58 - 7:00
    quá bức bối với sự bất công của đời.
  • 7:01 - 7:04
    Bà cũng quá bận, chả bao giờ có thời gian
  • 7:04 - 7:06
    suy ngẫm về những gì đang diễn ra.
  • 7:06 - 7:10
    Rồi bà cũng chỉ giục họ
    tiến lên phía trước.
  • 7:10 - 7:14
    Có vài lợi ích khi nhìn lại kí ức đã qua,
  • 7:14 - 7:16
    và nó tốn khá nhiều thời gian,
  • 7:16 - 7:17
    buồn vui lẫn lộn,
  • 7:17 - 7:19
    nhưng con sẽ thấy hạnh phúc lần nữa.
  • 7:20 - 7:22
    Viết tiếp chương mới cho đời mình,
  • 7:22 - 7:25
    mạnh mẽ đối mặt với khó khăn.
  • 7:25 - 7:27
    Bước tiếp trên con đường mình đã chọn,
  • 7:27 - 7:30
    hoặc con thay đổi đời mình,
  • 7:30 - 7:31
    rẽ sang một ngã khác.
  • 7:32 - 7:34
    Quan trọng là con phải luôn tiến bước,
  • 7:34 - 7:38
    hòa mình vào xã hội,
    biết giao lưu, gặp gỡ.
  • 7:38 - 7:42
    Cả một đường dài phía trước
    khi con bị chấn thương quá trẻ
  • 7:42 - 7:44
    Bà khuyên con nên tìm cho mình
  • 7:44 - 7:46
    niềm hạnh phúc để mình dựa vào.
  • 7:52 - 7:57
    Người Hy Lạp cổ sùng bái nhà tiên tri,
  • 7:57 - 8:01
    những thánh nhân tiên đoán tương lai.
  • 8:02 - 8:04
    Nhà tiên tri mang sứ mệnh
  • 8:04 - 8:08
    phải trở thành người phát ngôn
    cho những người không thể tự nói.
  • 8:08 - 8:10
    Đa phần là,
  • 8:10 - 8:13
    con người sẽ lắng nghe,
    nhận thức và hành động
  • 8:13 - 8:15
    từ những lời khuyên quý giá này.
  • 8:16 - 8:18
    Tôi nghĩ nhà tiên tri vẫn tồn tại.
  • 8:19 - 8:24
    Lời tiên tri cất tiếng mỗi ngày bởi
    không một giọng nói nào đáng bị dập tắt.
  • 8:25 - 8:29
    Không cuộc đời nào có quyền lấn át nhau.
  • 8:30 - 8:35
    Khi giọng nói của ông bà,
    hàng xóm, hay cả người lạ,
  • 8:35 - 8:38
    trong viện dưỡng lão bị mất đi.
  • 8:39 - 8:42
    Ta mất đi cơ hội để học hỏi và lớn lên.
  • 8:43 - 8:47
    Đây là trải nghiệm cá nhân
    của cả một đời người,
  • 8:47 - 8:49
    nhưng bài học mà ta rút ra
  • 8:49 - 8:51
    có thể ứng với tất cả mọi người.
  • 8:52 - 8:54
    Khi ta lắng nghe và chia sẻ,
  • 8:54 - 8:56
    đó là khi ta sở hữu hành trang
  • 8:56 - 9:00
    để tránh những sai lầm cũ,
    bắt đầu kiến tạo tương lai,
  • 9:00 - 9:03
    xứng với niềm tin, xứng với lý tưởng,
  • 9:03 - 9:06
    xứng cho ta sống khi về già.
  • 9:08 - 9:10
    Đây chỉ là khởi đầu,
  • 9:10 - 9:12
    vì mọi câu chuyện đều bắt đầu bằng
    "ngày xửa ngày xưa",
  • 9:13 - 9:15
    tôi sẽ kể câu chuyện của mình với các bạn.
  • 9:15 - 9:17
    Nó bắt đầu bằng đoạn kết,
  • 9:18 - 9:19
    những lời trăn trối cuối cùng
  • 9:19 - 9:23
    của nhà thần kinh học kiêm
    người viết truyện Oliver Sacks.
  • 9:24 - 9:26
    Anh ấy là "chàng thơ" của tôi-
  • 9:26 - 9:29
    tôi thầm mong các bạn cũng
    tìm thấy cho mình "nàng thơ".
  • 9:32 - 9:35
    "Giờ đây, yếu ớt, hơi thở nông và cạn,
  • 9:36 - 9:39
    căn bệnh ung thư
    khiến tâm can tôi mềm nhũn,
  • 9:40 - 9:42
    Từng chút một, tôi nhìn thấy chính mình,
  • 9:42 - 9:46
    không phải sức mạnh siêu nhiên
    cũng chẳng do thần thánh nào cả,
  • 9:46 - 9:50
    mà là ý nghĩa của một đời không hoang phí-
  • 9:50 - 9:53
    hiểu được tâm hồn mình.
  • 9:54 - 9:57
    Luồng suy nghĩ bay đến Sabbath,
  • 9:57 - 9:59
    ngày nghỉ,
  • 9:59 - 10:01
    ngày thứ bảy trong tuần,
  • 10:01 - 10:04
    và có thể là ngày thứ bảy
    trong cuộc đời ai đó,
  • 10:05 - 10:08
    khi ta đã an bài tất cả,
  • 10:09 - 10:13
    ta nhắm mắt, yên nghỉ"
  • 10:13 - 10:15
    Trân trọng.
  • 10:15 - 10:17
    (Vỗ tay)
Title:
Khi sự yên lặng lên tiếng | Grace Ann Limonelli | TEDxPhillipsAcademyAndover
Description:

Khi ta suy ngẫm về tương lai, có lẽ trước nhất ta nên nhìn nhận lại quá khứ. Từ câu chuyện của chính mình, Grace Ann Limoncelli nêu lên tầm quan trọng của mối liên kết tâm giao giữa bạn bè và người thân trong viện dưỡng lão, cũng như gợi lên cách chúng ta có thể cùng nhau gây dựng nên một thế giới giàu sự cảm thông và thấu hiểu.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDxTalks
Duration:
10:23

Vietnamese subtitles

Revisions