< Return to Video

The one-time pad | Journey into cryptography | Computer Science | Khan Academy

  • 0:05 - 0:08
    Trong hơn 400 năm, bài toán này vẫn chưa được giải.
  • 0:08 - 0:12
    Làm sao Alice có thể thiết kế một mật mã có thể che dấu được dấu tay của nó,
  • 0:12 - 0:14
    và vì thế, ngăn chận sự hở lộ chi tiết
  • 0:14 - 0:18
    Câu trả lời là sự ngẫu nhiên
  • 0:18 - 0:21
    Hãy tưởng tượng Alice lăn một cục súc sắc có 26 mặt
  • 0:21 - 0:24
    để tạo ra một cái sổ dài của những số chuyển ngẫu nhiên
  • 0:24 - 0:27
    và chia sẽ cái sổ này với Bob, thay vì chỉ dùng một chữ mật mã bí mật
  • 0:27 - 0:29
    Bây giờ, để chuyển mã lá thư của cô ta
  • 0:29 - 0:32
    Alice sẽ dùng cái sổ của những số chuyển ngẫu nhiên này
  • 0:32 - 0:36
    Điều quan trọng là cái sổ này phải dài bằng lá thư
  • 0:36 - 0:39
    để tránh bất cứ sự lập lại nào.
  • 0:39 - 0:41
    Sau đó, cô ta gửi lá thư cho Bob. Bob sẽ giải mã lá thư
  • 0:41 - 0:45
    bằng cách dùng cái sổ của những số chuyển mã ngẫu nhiên mà cô ta đã trao trước
  • 0:47 - 0:49
    Bây giờ Eve sẽ gặp phải một vấn đề
  • 0:49 - 0:51
    bời vì lá thư được chuyển mã
  • 0:51 - 0:54
    sẽ có hai đặc tính rất mạnh:
  • 0:54 - 0:57
    Thứ nhất, những số chuyển mã sẽ không rơi vào một kiểu mẫu lập lại nào
  • 0:59 - 1:04
    và thứ hai, lá thư đã chuyển mã sẽ có sự phân phối chữ cái đồng đều
  • 1:04 - 1:06
    bởi vì không có sự phân phối khác biệt nào giữa các chữ
  • 1:06 - 1:08
    và vì thế, sẽ không có chi tiết nào lộ ra.
  • 1:08 - 1:11
    Bây giờ, Eve sẽ không thể nào phá được mật mã này
  • 1:14 - 1:18
    Đây là phương pháp chuyển mã mạnh nhất
  • 1:18 - 1:22
    và nó bắt đầu hiện ra vào cuối thế kỷ thứ 19.
  • 1:22 - 1:24
    Ngày nay, nó được biết tới với cái tên one time pad (tập giấy dùng một lần)
  • 1:26 - 1:29
    Để hình dung được sức mạnh của cách chuyển mã one time pad
  • 1:29 - 1:35
    Chúng ta phải hiểu sự nổ tung của những kết hợp có thể xảy ra
  • 1:35 - 1:39
    Thí dụ, mật mã Ceasar chỉ chuyển mỗi chữ theo một số nhất định
  • 1:39 - 1:43
    và số đó là một số giữa 1 và 26.
  • 1:43 - 1:45
    Vậy, nếu Alice chuyển mã tên cô ta
  • 1:45 - 1:48
    nó sẽ là 1 trong 26 kết hợp chuyển mã có thể xảy ra
  • 1:48 - 1:52
    Đây là một con số nhỏ của những trường hợp có thể xảy ra, và ta có thể kiểm tra hết được,
  • 1:52 - 1:55
    cách này gọi là brute force search (kiểm tra bằng sức vũ phu)
  • 1:55 - 1:57
    Nếu so sánh phương pháp này với cách chuyển mã one time pad
  • 1:57 - 1:59
    khi mà mỗi chữ sẽ được chuyển
  • 1:59 - 2:02
    bởi một số khác nhau, giữa 1 và 26
  • 2:02 - 2:04
    Bây giờ, hãy thử nghĩ con số của những sự chuyển mã có thể được
  • 2:04 - 2:08
    Nó sẽ là 26 nhân với chính nó 5 lần
  • 2:08 - 2:10
    một con số gần bằng 12 triệu.
  • 2:10 - 2:13
    Đôi khi ta khó có thể hình dung được
  • 2:13 - 2:16
    vậy hãy tưởng tượng cô ta viết tên mình trên một tờ giấy
  • 2:16 - 2:21
    và trên mỗi tờ giấy, ghi trên đó một sự chuyển mã có thể xảy ra được
  • 2:21 - 2:25
    Bạn nghĩ xấp giấy này sẽ cao bao nhiêu?
  • 2:25 - 2:29
    Với 12 triệu trường hợp của năm chữ cái có thể xảy ra được
  • 2:29 - 2:32
    Xấp giấy này sẽ thật khổng lồ
  • 2:32 - 2:35
    cao hơn một kílô mét
  • 2:35 - 2:38
    Khi Alice chuyển mã tên cô ta dùng cái one time pad
  • 2:38 - 2:42
    nó tương tự như chọn một trong những trang giấy này một cách ngẫu nhiên
  • 2:42 - 2:45
    Từ cái nhìn của Eve, người phá mật mã,
  • 2:45 - 2:47
    Mỗi chữ với năm chữ cái cô ta phải giải
  • 2:47 - 2:52
    có thể là bất cứ chữ nào trong xấp giấy này, tất cả với xác suất bằng nhau.
  • 2:52 - 2:55
    Vậy đây là sự bí mật toàn hảo trong thực dụng
Title:
The one-time pad | Journey into cryptography | Computer Science | Khan Academy
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
Khan Academy
Duration:
02:56

Vietnamese subtitles

Revisions