< Return to Video

Entropy là gì? - Jeff Phillips

  • 0:07 - 0:10
    Có một khái niệm quan trọng
    trong hóa học và vật lý.
  • 0:10 - 0:15
    Nó giúp giải thích tại sao quá trình
    vật lý học chỉ xảy ra theo một hướng:
  • 0:15 - 0:17
    tại sao đá tan chảy,
  • 0:17 - 0:19
    tại sao kem lan tỏa trong cà phê,
  • 0:19 - 0:22
    tại sao không khí xì ra
    khỏi lốp xe thủng.
  • 0:22 - 0:27
    Đó là entropy,
    và nó nổi tiếng là khó hiểu.
  • 0:28 - 0:32
    Entropy thường được miêu tả
    là thước đo sự hỗn độn.
  • 0:32 - 0:36
    Đó là một hình ảnh thuận tiện,
    nhưng không may lại gây hiểu lầm.
  • 0:36 - 0:38
    Ví dụ, cái gì hỗn độn hơn -
  • 0:38 - 0:43
    một cốc đá bào hay
    một ly nước ở nhiệt độ phòng?
  • 0:43 - 0:45
    Hầu hết mọi người sẽ nói là cốc đá,
  • 0:45 - 0:48
    nhưng thực ra nó có ít entropy hơn.
  • 0:49 - 0:53
    Sau đây là một cách nghĩ khác về
    entropy thông qua xác suất.
  • 0:53 - 0:57
    Cách này có thể khó hiểu hơn,
    nhưng hãy dành thời gian nghiền ngẫm nó
  • 0:57 - 1:01
    và bạn sẽ hiểu rõ hơn về entropy.
  • 1:01 - 1:04
    Xem xét hai vật thể nhỏ,
  • 1:04 - 1:07
    mỗi vật được tạo thành
    từ sáu liên kết nguyên tử.
  • 1:07 - 1:12
    Trong mô hình này, năng lượng ở mỗi vật
    được chứa đựng ở các liên kết.
  • 1:12 - 1:15
    Điều này có thể được suy tưởng
    như những hộp chứa đơn giản
  • 1:15 - 1:20
    có khả năng giữ các đơn vị năng lượng
    được gọi là lượng tử.
  • 1:20 - 1:24
    Càng nhiều năng lượng, vật đó càng nóng.
  • 1:25 - 1:29
    Thật ra có rất nhiều cách
    phân phối năng lượng
  • 1:29 - 1:30
    trong hai vật thể
  • 1:30 - 1:34
    mà vẫn giữ nguyên
    tổng năng lượng ở từng vật.
  • 1:34 - 1:38
    Mỗi lựa chọn này được gọi là
    "trạng thái vi mô".
  • 1:38 - 1:43
    Cứ sáu lượng tử năng lượng ở Vật A
    và hai lượng tử năng lượng ở Vật B,
  • 1:43 - 1:48
    thì có 9,702 trạng thái vi mô.
  • 1:48 - 1:53
    Tất nhiên, có những cách khác để sắp xếp
    8 lượng tử năng lượng của chúng ta.
  • 1:53 - 1:58
    Ví dụ, tất cả năng lượng có thể đặt
    ở Vật A và không năng lượng ở Vật B,
  • 1:58 - 2:01
    hoặc một nửa ở A và một nửa ở B.
  • 2:01 - 2:04
    Nếu giả định rằng mỗi trạng thái vi mô
    là như nhau,
  • 2:04 - 2:07
    chúng ta có thể thấy
    vài cấu hình năng lượng
  • 2:07 - 2:10
    có khả năng xảy ra cao hơn
    những cái còn lại.
  • 2:10 - 2:14
    Đó là nhờ số lượng lớn
    trạng thái vi mô của chúng.
  • 2:14 - 2:19
    Entropy là thước đo trực tiếp
    cho mỗi khả năng của cấu hình năng lượng.
  • 2:20 - 2:23
    Thứ chúng ta thấy là
    cấu hình năng lượng
  • 2:23 - 2:27
    có mức năng lượng
    phát tán nhiều nhất giữa các vật thể
  • 2:27 - 2:29
    thì cũng có mức entropy cao nhất.
  • 2:29 - 2:30
    Vậy nên theo cách hiểu chung,
  • 2:30 - 2:35
    entropy có thể được coi như
    một thước đo của sự phát tán năng lượng.
  • 2:35 - 2:38
    Mức entropy thấp nghĩa là
    năng lượng được tập trung.
  • 2:38 - 2:42
    Mức entropy cao nghĩa là
    năng lượng được phát tán.
  • 2:42 - 2:46
    Để thấy tại sao entropy quan trọng trong
    việc giải thích các quá trình tự nhiên,
  • 2:46 - 2:48
    như hiện tượng vật nóng nguội đi,
  • 2:48 - 2:52
    chúng ta cần nhìn vào
    hệ thống động nơi năng lượng di chuyển.
  • 2:52 - 2:55
    Trong thực tế,
    năng lượng không đứng yên.
  • 2:55 - 2:58
    Nó không ngừng di chuyển giữa
    các liên kết xung quanh.
  • 2:59 - 3:00
    Khi năng lượng di chuyển,
  • 3:00 - 3:03
    mô hình năng lượng có thể thay đổi.
  • 3:03 - 3:05
    Bởi sự phân bổ của
    các trạng thái vi mô,
  • 3:05 - 3:10
    có 21% khả năng là hệ thống
    sẽ tồn tại ở mô hình
  • 3:10 - 3:13
    mà năng lượng
    phát tán nhiều nhất,
  • 3:13 - 3:17
    13% khả năng là nó sẽ
    trở về điểm xuất phát,
  • 3:17 - 3:23
    và 8% khả năng là A
    sẽ có thêm năng lượng.
  • 3:23 - 3:27
    Một lần nữa, chúng ta thấy
    vì có nhiều cách để có năng lượng phát tán
  • 3:27 - 3:30
    và mức entropy cao
    hơn là có được năng lượng tập trung
  • 3:30 - 3:32
    nên năng lượng có xu hướng phát tán.
  • 3:32 - 3:35
    Đó là lí do tại sao nếu bạn đặt
    một vật nóng cạnh vật lạnh,
  • 3:35 - 3:39
    vật lạnh sẽ ấm lên
    và vật nóng sẽ nguội đi.
  • 3:40 - 3:42
    Nhưng thậm chí trong ví dụ này,
  • 3:42 - 3:47
    có 8% khả năng vật nóng
    sẽ nóng lên.
  • 3:47 - 3:50
    Tại sao trong thực tế
    điều này không bao giờ xảy ra?
  • 3:51 - 3:54
    Đó là do kích thước của hệ thống.
  • 3:54 - 3:58
    Vật thể giả định của chúng ta
    chỉ có sáu liên kết ở mỗi vật.
  • 3:58 - 4:04
    Hãy nâng các vật lên tới 6,000 liên kết
    và 8,000 đơn vị năng lượng,
  • 4:04 - 4:07
    và một lần nữa bắt đầu hệ thống
    với ba phần tư năng lượng ở A
  • 4:07 - 4:10
    và một phần tư năng lượng ở B.
  • 4:10 - 4:14
    Giờ chúng ta thấy khả năng A
    có thêm năng lượng một cách tự nhiên
  • 4:14 - 4:17
    là con số cực nhỏ như thế này.
  • 4:17 - 4:22
    Thông thường, các vật dụng hàng ngày
    còn có nhiều phần nhỏ hơn nữa.
  • 4:22 - 4:26
    Khả năng một vật nóng
    trong thực tế nóng lên
  • 4:26 - 4:28
    là cực kỳ nhỏ,
  • 4:28 - 4:30
    đến mức không bao giờ xảy ra.
  • 4:30 - 4:31
    Đá tan,
  • 4:31 - 4:33
    kem lan tỏa,
  • 4:33 - 4:35
    và lốp xì hơi
  • 4:35 - 4:40
    là bởi những trạng thái này có nhiều
    năng lượng phát tán hơn năng lượng gốc.
  • 4:40 - 4:44
    Không có thế lực thần bí nào
    đẩy hệ thống lên mức entropy cao hơn.
  • 4:44 - 4:49
    Chỉ là mức entropy cao luôn
    có xác suất xảy ra cao hơn.
  • 4:49 - 4:52
    Đó là lí do vì sao
    entropy được gọi là mũi tên thời gian.
  • 4:52 - 4:57
    Nếu năng lượng có cơ hội phát tán,
    thì nó sẽ xảy ra như vậy.
Title:
Entropy là gì? - Jeff Phillips
Description:

Xem bài học đầy đủ: http://ed.ted.com/lessons/what-is-entropy-jeff-phillips

Có một khái niệm quan trọng trong hóa học và vật lý. Nó giúp giải thích tại sao quá trình vật lý học xảy ra theo hướng này chứ không phải hướng khác: tại sao đá tan chảy, tại sao kem lan tỏa trong cà phê, tại sao không khí xì ra khỏi lốp xe thủng. Đó là entropy (thước đo sự phát tán), và nó nổi tiếng là khó hiểu. Jeff Phillips sẽ diễn giải nhanh về khái niệm này.

Bài giảng của Jeff Phillips, hoạt hoạ bởi Provincia Studio.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:20
Ai Van Tran edited Vietnamese subtitles for Entropy - Jeff Phillips
Ai Van Tran approved Vietnamese subtitles for Entropy - Jeff Phillips
Ai Van Tran accepted Vietnamese subtitles for Entropy - Jeff Phillips
Ai Van Tran edited Vietnamese subtitles for Entropy - Jeff Phillips
An Bình Nguyễn edited Vietnamese subtitles for Entropy - Jeff Phillips
An Bình Nguyễn edited Vietnamese subtitles for Entropy - Jeff Phillips
An Bình Nguyễn edited Vietnamese subtitles for Entropy - Jeff Phillips
An Bình Nguyễn edited Vietnamese subtitles for Entropy - Jeff Phillips
Show all

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions