< Return to Video

Dan Ariely bàn về đoạn mã đạo đức bị lỗi của con người

  • 0:01 - 0:03
    Hôm nay, tôi muốn nói 1 chút về
  • 0:03 - 0:06
    tính phi lý có thể lường trước được
  • 0:06 - 0:10
    Niềm đam mê của tôi về lĩnh vực này
  • 0:10 - 0:13
    bắt đầu cách đây nhiều năm trong bệnh viện.
  • 0:13 - 0:17
    Khi ấy tôi bị bỏng nặng.
  • 0:17 - 0:20
    Nếu chẳng may bạn phải dành nhiều thời gian ở bệnh viện,
  • 0:20 - 0:23
    bạn sẽ bắt gặp nhiều dạng phi lý
  • 0:23 - 0:28
    Một điều đặc biệt gây khó khăn cho tôi tại khoa điều trị bỏng
  • 0:28 - 0:32
    là quá trình các y tá tháo băng cho tôi.
  • 0:33 - 0:35
    Bây giờ, bạn phải tháo băng y tế tại 1 số vị trí,
  • 0:35 - 0:38
    bạn phải cẩn thận xem xét đâu là cách làm đúng
  • 0:38 - 0:42
    Cách 1: bóc nó ra nhanh - thời gian ngắn nhưng phải khá mạnh tay
  • 0:42 - 0:44
    hoặc cách 2: bạn tháo băng từ từ--
  • 0:44 - 0:48
    mất khá nhiều thời gian- nhưng từng giây qua đi bớt đau đớn hơn--
  • 0:48 - 0:51
    Vậy cách nào là đúng?
  • 0:51 - 0:55
    Các y tá trong khoa tôi nằm cho rằng phương pháp đúng nhất là
  • 0:55 - 0:58
    cách 1, họ giữ 1 đầu và bắt đầu bóc
  • 0:58 - 1:00
    và giữ 1 đầu rồi bóc.
  • 1:00 - 1:04
    Vì tôi bị bỏng 70% cơ thể nên mất khoảng 1 tiếng tháo băng.
  • 1:04 - 1:07
    Như bạn có thể tưởng tượng
  • 1:07 - 1:11
    tôi căm ghét cái khoảnh khắc bóc toạc với 1 sức mạnh kinh hồn.
  • 1:11 - 1:13
    Và tôi sẽ cố gắng lý sự với họ
  • 1:13 - 1:14
    "Tại sao chúng ta không thử cách khác?"
  • 1:14 - 1:16
    "Tại sao chúng ta không làm lâu hơn 1 chút
  • 1:16 - 1:21
    2 tiếng thay vì 1 tiếng, và nhẹ tay hơn?"
  • 1:21 - 1:23
    Và các y tá nói với tôi 2 điều.
  • 1:23 - 1:27
    Họ nói rằng mẫu bệnh nhân đúng mực là
  • 1:27 - 1:30
    những người tin tưởng vào các y tá luôn thao tác đúng để giảm đau tối đa
  • 1:30 - 1:33
    và họ cũng nói rằng bệnh nhân không nên
  • 1:33 - 1:35
    gợi ý hay can thiệp, hoặc...
  • 1:35 - 1:38
    Đây không phải bằng chữ Hebrew
  • 1:38 - 1:41
    Nó bằng mọi thứ ngôn ngữ tôi từng biết
  • 1:41 - 1:45
    Và, bạn biết đấy, không có nhiều nhiều thứ tôi có thể làm
  • 1:45 - 1:48
    và họ tiếp tục làm công việc của mình.
  • 1:48 - 1:50
    Và khoảng 3 năm sau, khi tôi ra viện,
  • 1:50 - 1:53
    tôi đã bắt đầu học đại học
  • 1:53 - 1:56
    Và 1 trong số các bài học thú vị nhất tôi đã học
  • 1:56 - 1:58
    là phương pháp thử nghiệm
  • 1:58 - 2:02
    nghĩa là nếu bạn nghi vấn điều gì, bạn có thể tạo 1 bản mô phỏng nghi vấn
  • 2:02 - 2:06
    một cách trừu tượng, bạn có thể cố gắng kiểm tra nghi vấn,
  • 2:06 - 2:08
    có thể học được chút gì về thế giới.
  • 2:08 - 2:10
    Đó là những gì tôi đã làm.
  • 2:10 - 2:11
    Tôi vẫn rất quan tâm
  • 2:11 - 2:13
    đến câu hỏi làm cách nào để tháo băng y tế cho bệnh nhân bỏng.
  • 2:13 - 2:16
    Ban đầu tôi không có nhiều tiền,
  • 2:16 - 2:20
    vì thế tôi đã đến cửa hàng kim khí và mua 1 cái bàn kẹp thợ mộc.
  • 2:20 - 2:24
    Sau đó tôi mang mọi người tới phòng thí nhiệm, đặt ngón tay họ vào đó,
  • 2:24 - 2:26
    và tôi kẹp họ 1 chút.
  • 2:26 - 2:28
    (Tiếng cười)
  • 2:28 - 2:31
    Và tôi kẹp trong 1 khoảng thời gian dài và ngắn,
  • 2:31 - 2:33
    cơn đau lúc tăng lúc giảm,
  • 2:33 - 2:37
    có lúc nghỉ ngơi và có lúc không- tất cả các mức độ đau đớn.
  • 2:37 - 2:39
    Sau khi thôi không làm đau mọi người nữa, tôi sẽ hỏi họ
  • 2:39 - 2:41
    Bạn có đau không? Đau như thế nào?
  • 2:41 - 2:43
    Hoặc nếu được chọn giữa 2 kiểu đau cuối,
  • 2:43 - 2:45
    bạn sẽ chọn cái nào?
  • 2:45 - 2:48
    (Tiếng cười)
  • 2:48 - 2:51
    Tôi tiếp tục làm thí nghiệm này 1 thời gian
  • 2:51 - 2:53
    (Tiếng cười)
  • 2:53 - 2:57
    Và sau đó, giống các đề tài nghiên cứu hay khác, tôi nhận thêm nguồn tài trợ.
  • 2:57 - 2:59
    Tôi thử nghiệm dùng âm thanh và shock điện
  • 2:59 - 3:04
    thậm chí tôi có cả bộ quần áo gây đau khiến mọi người thấy đau hơn.
  • 3:04 - 3:08
    Nhưng khi kết thúc dự án,
  • 3:08 - 3:11
    cái tôi rút ra được là các y tá đã sai.
  • 3:11 - 3:14
    Đây là những con người tuyệt vời với sự chuẩn bị tốt
  • 3:14 - 3:16
    nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên
  • 3:16 - 3:20
    họ luôn không lường trước hết được sự đau đớn.
  • 3:20 - 3:23
    Hóa ra là vì chúng ta không mã hóa thời lượng
  • 3:23 - 3:25
    theo cách mã hóa cường độ,
  • 3:25 - 3:29
    Lẽ ra tôi sẽ bớt đau nếu thời gian chịu đựng kéo dài hơn
  • 3:29 - 3:31
    và độ mạnh thấp hơn
  • 3:31 - 3:34
    Hóa ra chúng ta nên bắt đầu với vùng mặt
  • 3:34 - 3:36
    là vùng đau đớn hơn, rồi chuyển đến chân
  • 3:36 - 3:39
    tạo 1 xu hướng cải thiện theo thời gian--
  • 3:39 - 3:40
    như thế sẽ đỡ đau hơn.
  • 3:40 - 3:42
    Và cũng hóa ra họ nên
  • 3:42 - 3:44
    cho tôi nghỉ vào giữa quá trình để hồi phục khỏi cơn đau.
  • 3:44 - 3:46
    Tất cả những điều này đều rất hữu ích
  • 3:46 - 3:49
    nhưng các y tá của tôi lại chẳng biết gì.
  • 3:49 - 3:50
    Từ điểm này, tôi bắt đầu suy nghĩ
  • 3:50 - 3:53
    liệu các y tá đó là nhũng người duy nhất trên thế giới này làm mọi việc tồi tệ hơn
  • 3:53 - 3:56
    vì 1 quyết định này, hay đây là trường hợp phổ biến?
  • 3:56 - 3:58
    Và hóa ra đó là tình trạng chung thôi.
  • 3:58 - 4:01
    Chúng ta mắc rất nhiều lỗi.
  • 4:01 - 4:06
    Và tôi muốn nói về 1 ví dụ điển hình của sự phi lý
  • 4:06 - 4:09
    Tôi muốn nói về hành vi gian lận.
  • 4:09 - 4:11
    Lý do tôi chọn gian lận là vì nó rất thú vị
  • 4:11 - 4:13
    và vì nó sẽ cho chúng ta biết điều gì đó
  • 4:13 - 4:16
    về tình tình của thị trường chứng khoán chúng ta tham gia.
  • 4:16 - 4:19
    Tôi bắt đầu quan tâm đến sự gian lận
  • 4:19 - 4:21
    khi vụ tai tiếng Enron đến và thình lình bùng nổ,
  • 4:21 - 4:24
    và tôi bắt đầu nghĩ chuyện gì đang xảy ra ở đây.
  • 4:24 - 4:25
    Liệu đây chỉ là trường hợp
  • 4:25 - 4:28
    con sâu bỏ rầu nồi canh
  • 4:28 - 4:30
    hay chúng ta đang nói về 1 bệnh dịch
  • 4:30 - 4:34
    mà nhiều người đều có thể hành xử theo cách này?
  • 4:34 - 4:38
    Vì vậy, như chúng tôi vẫn thường làm, tôi quyết định làm 1 thí nghiệm đơn giản.
  • 4:38 - 4:39
    Nó như thế này...
  • 4:39 - 4:42
    Nếu bạn tham gia thí nghiệm, tôi sẽ đưa cho bạn 1 tờ giấy
  • 4:42 - 4:46
    với 20 phép tính đơn giản mà ai cũng có thể làm được
  • 4:46 - 4:48
    nhưng tôi sẽ không cho bạn đủ thời gian.
  • 4:48 - 4:50
    Sau 5 phút, tôi sẽ nói
  • 4:50 - 4:53
    " Đưa tôi tờ giấy, tôi sẽ trả bạn $1 cho 1 câu hỏi"
  • 4:53 - 4:57
    Tôi phải trả 4 $ cho công việc của họ
  • 4:57 - 4:59
    vì trung bình mỗi người giải được 4 phép tính.
  • 4:59 - 5:02
    Với những người khác, tôi tạo cơ hội cho họ gian lận.
  • 5:02 - 5:03
    Tôi đưa đề bài cho họ.
  • 5:03 - 5:05
    Sau 5 phút , tôi nói
  • 5:05 - 5:06
    " Bạn hãy xé tờ giấy đó đi.
  • 5:06 - 5:09
    Nhét các mảnh vụn vào túi quần hoặc ba lô,
  • 5:09 - 5:12
    và nói cho tôi biết bạn trả lời đúng bao nhiêu câu hỏi."
  • 5:12 - 5:15
    Mọi người bây giờ trung bình "trả lời đúng" 7 câu.
  • 5:15 - 5:20
    Bây giờ, việc đó không phải như thể có 1 vài con sâu--
  • 5:20 - 5:23
    nghĩa là 1 vài người gian lận nhiều.
  • 5:23 - 5:26
    Mà những gì chúng tôi quan sát được là rất nhiều người gian lận 1 chút.
  • 5:26 - 5:29
    Xét trên lý thuyết kinh tế,
  • 5:29 - 5:32
    gian lận là sự phân tích lợi nhuận rất đơn giản.
  • 5:32 - 5:34
    Vậy, có bao nhiêu khả năng bị bắt quả tang?
  • 5:34 - 5:37
    Tôi sẽ kiếm được bao nhiêu nếu gian lận?
  • 5:37 - 5:39
    tôi sẽ bị phạt bao nhiêu tiền nếu bị phát hiện?
  • 5:39 - 5:41
    Và bạn cân nhắc những lựa chọn đó--
  • 5:41 - 5:43
    bạn đang phân tích lợi nhuận 1 cách đơn giản,
  • 5:43 - 5:46
    và bạn quyết định liệu nó có xứng đáng để phạm tội hay không.
  • 5:46 - 5:48
    Chúng tôi cố gắng kiểm tra điều này
  • 5:48 - 5:52
    Với 1 số người, chúng tôi thay đổi số tiền họ có thể kiếm được
  • 5:52 - 5:53
    số tiền họ có thể lấy trộm
  • 5:53 - 5:56
    chúng tôi trả họ 10 cent cho 1 câu trả lời đúng, 50 cent,
  • 5:56 - 5:59
    $1, $5, $10 cho 1 câu trả lời đúng.
  • 5:59 - 6:03
    Bạn sẽ nghĩ rằng khi số tiền trên bàn tăng lên
  • 6:03 - 6:06
    mọi người sẽ gian lận nhiều hơn, nhưng thực tế không phải vậy
  • 6:06 - 6:09
    Có nhiều người gian lận bằng cách ăn gian 1 chút.
  • 6:09 - 6:12
    Thế còn về khả năng bị phát hiện?
  • 6:12 - 6:14
    Một số người xé đôi tờ giấy
  • 6:14 - 6:15
    vì thế bằng chứng vẫn còn.
  • 6:15 - 6:17
    Một số xé toàn bộ tờ giấy.
  • 6:17 - 6:20
    Một số xé tất cả , đi ra khỏi phòng,
  • 6:20 - 6:23
    lấy tiền từ hộp đựng hơn 100$
  • 6:23 - 6:26
    Bạn sẽ nghĩ rằng khi khả năng bị phát hiện giảm xuống
  • 6:26 - 6:29
    mọi người sẽ gian lận nhiều hơn, nhưng 1 lần nữa , đây không phải trường hợp đó.
  • 6:29 - 6:32
    1 lần nữa, nhiều người gian lận 1 chút
  • 6:32 - 6:35
    và họ thiếu nhạy cảm với các ưu đãi kinh tế đó.
  • 6:35 - 6:36
    Do vậy chúng ta nói " Nếu mọi người không nhạy cảm
  • 6:36 - 6:41
    với các giải thích về lý thuyết phù hợp kinh tế, với các lực đó
  • 6:41 - 6:44
    chuyện gì sẽ tiếp tục xảy ra?"
  • 6:44 - 6:47
    Và chúng tôi nghĩ có thể có 2 lực đang diễn ra
  • 6:47 - 6:49
    một mặt, chúng ta luôn muốn tự soi bản thân trong gương
  • 6:49 - 6:52
    và cảm giác tốt về bản thân, do vậy chúng ta không muốn gian lận
  • 6:52 - 6:54
    Mặt khác, chúng ta có thể gian lận 1 chút
  • 6:54 - 6:56
    và vẫn cảm thấy tốt đẹp về bản thân
  • 6:56 - 6:57
    Vậy , có thể vấn đề ở đây là
  • 6:57 - 6:59
    1 mức độ gian lận chúng ta không thể vượt qua
  • 6:59 - 7:03
    nhưng chúng ta vẫn có lợi từ việc gian lận ở mức độ thấp
  • 7:03 - 7:06
    miễn là nó không làm thay đổi ấn tượng của chúng ta về chính bản thân mình.
  • 7:06 - 7:09
    Chúng ta gọi đó là yếu tố gian lận cá nhân.
  • 7:10 - 7:14
    Vậy, làm thế nào để kiểm tra yếu tố gian lận cá nhân?
  • 7:14 - 7:18
    Ban đầu chúng tôi nói, chúng tôi có thể làm gì để giảm yếu tố này?
  • 7:18 - 7:20
    Chúng tôi mang mọi người đến phòng thí nghiệm và nói
  • 7:20 - 7:22
    " Hôm nay chúng tôi có 2 nhiệm vụ cho các bạn
  • 7:22 - 7:23
    Đầu tiên, chúng tôi yêu cầu 1 nửa số người tham gia
  • 7:23 - 7:25
    hồi tưởng 10 cuốn sách họ đã đọc ở cấp 3
  • 7:25 - 7:28
    hoặc nhớ lại 10 Điều Răn của Chúa
  • 7:28 - 7:30
    và sau đó chúng tôi tạo cơ hội cho họ gian lận
  • 7:30 - 7:33
    Kết quả là những người cố gắng nhớ lại 10 Điều Răn của Chúa
  • 7:33 - 7:35
    -và trong mẫu của chúng tôi, không ai nhớ hết cả 10 Điều Răn
  • 7:36 - 7:40
    nhưng những người cố gắng nhớ 10 Điều Răn
  • 7:40 - 7:43
    được tạo cơ hội để gian lận, lại không gian lận chút nào.
  • 7:43 - 7:45
    Họ không phải những người nặng tín ngưỡng hơn
  • 7:45 - 7:46
    những người nhớ được nhiều điều răn hơn thì gian lận ít hơn
  • 7:46 - 7:48
    và những người ít tôn giáo
  • 7:48 - 7:49
    là những người không thể nhớ được hầu hết bất kỳ điều răn nào
  • 7:49 - 7:51
    thì gian lận nhiều hơn.
  • 7:51 - 7:55
    Khoảnh khắc mọi người nghĩ về việc cố gắng nhớ lại 10 Điều Răn
  • 7:55 - 7:56
    họ đã thôi gian lận
  • 7:56 - 7:58
    Thực tế, thậm chí khi chúng tôi yêu cầu những người tự cho là theo thuyết vô thần
  • 7:58 - 8:02
    thề trên Kinh Thánh và chúng tôi cho họ cơ hội để gian lận
  • 8:02 - 8:04
    nhưng họ không gian lận chút nào.
  • 8:06 - 8:08
    10 Điều Răn rất khó
  • 8:08 - 8:10
    để đưa vào hệ thống giáo dục, vì thế chúng tôi nói
  • 8:10 - 8:12
    "Tại sao chúng ta không yêu cầu mọi người ký mật mã danh dự?"
  • 8:12 - 8:14
    Sau đó, chúng tôi đã yêu cầu mọi người làm như thế
  • 8:14 - 8:18
    "Tôi hiểu rằng cuộc điều tra ngắn này nằm dưới Mã Danh Dự MIT"
  • 8:18 - 8:21
    Sau đó họ xé nó đi. Không có bất kỳ gian lận nào
  • 8:21 - 8:22
    Và thú vị ở chỗ
  • 8:22 - 8:24
    MIT không có bất kỳ mã danh dự nào.
  • 8:24 - 8:29
    (Tiếng cười)
  • 8:29 - 8:33
    Vậy, tất cả điều trên là về việc giảm yếu tố gian lận cá nhân
  • 8:33 - 8:36
    Thế còn về tăng yếu tố gian lận?
  • 8:36 - 8:38
    Thí nhiệm đầu tiên- tôi đi xung quanh MIT
  • 8:38 - 8:41
    và đặt 6 hộp Coke vào tủ lạnh
  • 8:41 - 8:43
    loại tủ lạnh thông thường cho sinh viên chưa tốt nghiệp
  • 8:43 - 8:46
    Và tôi quay lại để đo cái mà chúng tôi gọi
  • 8:46 - 8:50
    là nửa cuộc đời của Coke- nó tồn tại được bao lâu trong tủ lạnh?
  • 8:50 - 8:53
    Như bạn có thể đoán nó không "sống" được lâu. Mọi người đã uống chúng.
  • 8:53 - 8:57
    Ngược lại, tôi đặt $6 vào đĩa
  • 8:57 - 9:00
    và bỏ các đĩa đó trong cùng cái tủ lạnh đó
  • 9:00 - 9:01
    Không đồng đô la nào bị mất cả
  • 9:01 - 9:04
    Đây không phải là 1 thí nghiệm khoa học xã hội tốt
  • 9:04 - 9:07
    nên để làm tốt hơn, tôi đã làm 1 thí nhiệm y như
  • 9:07 - 9:09
    tôi đã mô tả cho các bạn lúc trước
  • 9:09 - 9:12
    1/3 người tham gia nhận tờ giấy chúng tôi phát, họ trả lại cho chúng tôi
  • 9:12 - 9:15
    1/3 người nhận giấy, họ xé nó đi
  • 9:15 - 9:16
    và nói với chúng tôi
  • 9:16 - 9:19
    " tôi giải được X phép tính. Hãy đưa cho tôi X đô la."
  • 9:19 - 9:22
    1/3 người tham gia, sau khi xé giấy
  • 9:22 - 9:24
    họ nói với chúng tôi
  • 9:24 - 9:30
    " Tôi giải được X phép tính. Hãy đưa cho tôi X phiếu đổi tiền."
  • 9:30 - 9:33
    Chúng tôi không trả họ bằng đô la mà bằng 1 thứ khác
  • 9:33 - 9:36
    Sau đó họ thấy thứ đó, đi 12 ft đến nơi
  • 9:36 - 9:38
    đổi nó lấy một ít tiền mặt.
  • 9:38 - 9:40
    Hãy nghĩ tới trực giác sau:
  • 9:40 - 9:43
    Bạn sẽ thấy tồi tệ ra sao nếu lấy cái bút chì ở cơ quan về nhà
  • 9:43 - 9:45
    so với cảm giác
  • 9:45 - 9:47
    lấy 10 cent từ hộp tiền lẻ
  • 9:47 - 9:50
    những điều này tạo cảm giác rất khác nhau
  • 9:50 - 9:53
    Liệu được trả bằng tiền mặt
  • 9:53 - 9:56
    hay bằng phiếu đổi tiền có tạo nên sự khác biệt?
  • 9:56 - 9:58
    Các đối tượng nghiên cứu nhân đôi sự gian lận của họ.
  • 9:58 - 10:00
    Tôi sẽ nói với bạn điều tôi nghĩ
  • 10:00 - 10:02
    về điều này và về thị trường chứng khoán trong 1 phút tới
  • 10:03 - 10:07
    Nhưng điiều này không giải quyết vấn đề lớn giữa tôi và Enron
  • 10:07 - 10:10
    vì trong Enron có 1 yếu tố xã hội
  • 10:10 - 10:11
    Mọi người thấy cách cư xử của nhau
  • 10:11 - 10:13
    Thực tế thì hàng ngày chúng ta xem tin tức
  • 10:13 - 10:15
    thấy các ví dụ gian lận của mọi người
  • 10:15 - 10:18
    Điều này gây ra cái gì cho chúng ta?
  • 10:18 - 10:19
    Chúng tôi làm 1 thí nghiệm khác
  • 10:19 - 10:22
    Chúng tôi có 1 nhóm lớn các sinh viên tham gia thí nghiệm
  • 10:22 - 10:23
    và chúng tôi đã trả trước cho họ
  • 10:23 - 10:26
    Vì vậy mỗi người đều có 1 phong bao tiền cho cuộc thí nghiệm
  • 10:26 - 10:28
    chúng tôi nói với họ rằng đến lúc cuối, chúng tôi yêu cầu họ
  • 10:28 - 10:32
    trả lại số tiền họ không làm ra. Có được không?
  • 10:32 - 10:33
    Điều tương tự xảy ra.
  • 10:33 - 10:35
    Khi chúng tôi tạo cơ hội cho họ gian lận, họ gian lận
  • 10:35 - 10:38
    chỉ 1 chút, nhưng tất cả đều như vậy.
  • 10:38 - 10:41
    Nhưng trong thí nghiệm này, chúng tôi đã thuê 1 sinh viên điện ảnh
  • 10:41 - 10:45
    Sinh viên này đứng lên sau 30 giây và nói,
  • 10:45 - 10:48
    "Tôi đã giải xong mọi thứ. Bây giờ tôi phải làm gì nữa?"
  • 10:48 - 10:52
    và người điều hành nói,"Nếu bạn làm xong mọi việc thì về nhà được rồi."
  • 10:52 - 10:53
    Nhiệm vụ hoàn thành như thế đấy.
  • 10:53 - 10:57
    Chúng tôi có 1 sinh viên - 1 sinh viên diễn xuất
  • 10:57 - 10:59
    là 1 phần trong nhóm.
  • 10:59 - 11:01
    Không ai biết đó là 1 diễn viên
  • 11:01 - 11:05
    Và họ gian lận rõ ràng và nghiêm trọng
  • 11:05 - 11:08
    Chuyện gì sẽ diễn ra với những sinh viên còn lại trong nhóm?
  • 11:08 - 11:11
    Họ sẽ gian lận ít hơn, hay nhiều hơn?
  • 11:11 - 11:13
    Đây là những gì đã diễn ra.
  • 11:13 - 11:17
    Kết quả là nó phụ thuộc vào loại áo nào họ đang mặc
  • 11:17 - 11:19
    Đây là nó.
  • 11:19 - 11:22
    Chúng tôi đã cho thử nghiệm cái này tại Carnegie Mellon và Pittsburgh
  • 11:22 - 11:24
    Tại Pittsburgh có 2 trường đại học lớn
  • 11:24 - 11:27
    Carnegie Mellon và đại học Pittsburgh
  • 11:27 - 11:29
    Tất cả đối tượng tham gia thí nghiệm
  • 11:29 - 11:31
    là sinh viên ở Carnegie Mellon
  • 11:31 - 11:35
    Khi người diễn viên đứng lên ( là sinh viên của Carnegie Mellon)
  • 11:35 - 11:37
    anh thực sự là sinh viên của Carnegie Mellon
  • 11:37 - 11:41
    nhưng anh ta thuộc nhóm của họ, và gian lận tăng lên
  • 11:41 - 11:45
    Nhưng khi anh ta mặc 1 cái áo của đại học Pittsburgh
  • 11:45 - 11:47
    gian lận giảm xuống
  • 11:47 - 11:50
    (Tiếng cười)
  • 11:50 - 11:53
    Điều này rất quan trọng, vì hãy nhớ
  • 11:53 - 11:55
    khi người sinh viên đó đứng lên,
  • 11:55 - 11:58
    mọi người thấy rõ họ có thể an toàn với gian lận
  • 11:58 - 12:00
    vì người điều hành nói
  • 12:00 - 12:02
    "Bạn đã hoàn thành công việc.Về nhà được rồi" và họ đã ra về với 1 số tiền
  • 12:02 - 12:05
    Vì thế không có nhiều khả năng bị phát hiện
  • 12:05 - 12:08
    Nó liên quan đến các quy tắc của gian lận
  • 12:08 - 12:11
    Nếu ai đó từ nhóm chúng tôi gian lận và chúng tôi thấy rõ là họ gian lận
  • 12:11 - 12:15
    chúng tôi thấy với tư cách 1 nhóm, sẽ là phù hợp hơn để hành xử theo cách đó
  • 12:15 - 12:17
    Nhưng nếu ai đó từ 1 nhóm khác, những người tồi tệ đó
  • 12:17 - 12:19
    Ý tôi là không phải tồi tệ theo cách--
  • 12:19 - 12:21
    nhưng ai đó từ 1 trường khác, 1 nhóm khác
  • 12:21 - 12:23
    mà chúng tôi không muốn hợp tác cùng
  • 12:23 - 12:26
    1 cách đột ngột, ý thức của mọi người về tính trung thực tăng lên
  • 12:26 - 12:28
    1 chút giống như thí nghiệm 10 Điều Răn của Chúa
  • 12:28 - 12:32
    và mọi người thậm chí gian lận ít hơn.
  • 12:32 - 12:36
    Vậy, chúng tôi đã học được gì từ thí nghiệm này?
  • 12:36 - 12:39
    Chúng tôi rút ra rằng nhiều người có thể gian lận
  • 12:39 - 12:42
    Họ gian lận chỉ 1 chút thôi
  • 12:42 - 12:46
    Khi chúng tôi gợi cho họ về phẩm chất đạo đức, họ gian lận ít đi
  • 12:46 - 12:49
    Khi chúng tôi tạo 1 khoảng cách lớn hơn khỏi gian lận
  • 12:49 - 12:53
    khỏi tiền bạc, họ gian lận nhiều hơn.
  • 12:53 - 12:55
    Và khi chúng tôi thấy hành vi gian lận quanh chúng tôi
  • 12:55 - 12:59
    đặc biệt nếu nó là 1 phần trong cùng nhóm ấy, gian lận tăng lên
  • 12:59 - 13:02
    Bây giờ, nếu chúng ta nghĩ đến thị trường chứng khoán
  • 13:02 - 13:03
    nghĩ đến những gì đang diễn ra
  • 13:03 - 13:06
    Chuyện gì sẽ xảy ra trong 1 tình huống khi bạn tạo ra cái gì đó
  • 13:06 - 13:08
    nơi mà bạn trả mọi người nhiều tiền
  • 13:08 - 13:11
    để thấy hiện thực theo 1 cách méo mó 1 chút?
  • 13:11 - 13:14
    Liệu họ không thể nhìn thấy điều đó theo cách này?
  • 13:14 - 13:15
    Tất nhiên họ có thể
  • 13:15 - 13:16
    Chuyện gì sẽ xay ra khi bạn làm những việc khác
  • 13:16 - 13:18
    như là tách rời mọi thứ khỏi tiền?
  • 13:18 - 13:21
    Bạn gọi đó là chứng khoán, hay các quyền chọn chứng khoán, các chứng khoán phái sinh,
  • 13:21 - 13:22
    chứng khoán nợ.
  • 13:22 - 13:25
    Có thể nào với những thứ xa xôi như thế
  • 13:25 - 13:27
    không phải là phiếu đổi tiền trong 1 giây,
  • 13:27 - 13:29
    nó là thứ mà nhiều bước được tách khỏi tiền bạc
  • 13:29 - 13:33
    trong 1 khoảng thời gian dài hơn- mọi người sẽ gian lận nhiều hơn?
  • 13:33 - 13:35
    Và điều gì sẽ xảy ra với môi trường xã hội
  • 13:35 - 13:38
    khi mọi người thấy những người khác cư xử như vậy xung quanh mình?
  • 13:38 - 13:42
    Tôi cho rằng tất cả các lực tác động đó hoạt động theo 1 cách xấu
  • 13:42 - 13:44
    trên thị trường chứng khoán
  • 13:44 - 13:47
    Khái quát hơn, tôi muốn nói với bạn về
  • 13:47 - 13:50
    kinh tế học ứng xử.
  • 13:50 - 13:54
    Chúng ta trong cuộc đời có nhiều trực giác
  • 13:54 - 13:57
    và vấn đề là nhiều trực giác đó là sai
  • 13:57 - 14:00
    Câu hỏi đặt ra là, chúng ta sẽ kiểm tra những trực giác đó chứ?
  • 14:00 - 14:02
    Chúng ta có thể nghĩ đến làm thế nào để kiểm tra trực giác này
  • 14:02 - 14:04
    trong cuộc sống cá nhân mình, trong cuộc sống kinh doanh của chúng ta
  • 14:04 - 14:07
    và nhất là khi nó liên quan đến chính sách,
  • 14:07 - 14:10
    khi chúng ta nghĩ đến những thứ như Không Đứa Trẻ Nào Bị Bỏ Lại
  • 14:10 - 14:13
    khi bạn xây dựng những thị trường chứng khoán mới, khi bạn xây dựng các chính sách khác
  • 14:13 - 14:16
    thuế, chăm sóc sức khỏe, ...
  • 14:16 - 14:18
    Và khó khăn trong việc kiểm tra trực giác
  • 14:18 - 14:20
    là bài học lớn cho tôi
  • 14:20 - 14:22
    khi tôi trở lại gặp các y tá và nói chuyện với họ.
  • 14:22 - 14:24
    Tôi trở lại để nói với họ
  • 14:24 - 14:27
    những gì tôi khám phá ra về việc tháo băng y tế
  • 14:27 - 14:29
    Và tôi học được 2 điều thú vị sau
  • 14:29 - 14:31
    Một là cô y tá yêu thích của tôi,Ettie,
  • 14:31 - 14:35
    đã nói với tôi rằng tôi không cân nhắc nỗi đau của cô
  • 14:35 - 14:37
    Cô nói," Dĩ nhiên, cháu biết đấy, cháu đã rất đau đớn.
  • 14:37 - 14:39
    Nhưng hãy nghĩ đến cô như 1 y tá
  • 14:39 - 14:41
    tháo băng y tế cho 1 người cô yêu quý
  • 14:41 - 14:44
    và phải làm thế liên tục trong 1 thời gian dài
  • 14:44 - 14:47
    Gây ra đau đơn như thế cũng làm cô rất buồn."
  • 14:47 - 14:52
    Và cô ấy nói, có thể đó là 1 phần lý do gây khó khăn cho cô.
  • 14:52 - 14:55
    Nhưng điều thực sự thú vị là vì cô ấy nói,
  • 14:55 - 15:00
    "Cô không nghĩ trực giác của cháu đã đúng
  • 15:00 - 15:01
    Cô cảm thấy trực giác của cô là đúng."
  • 15:01 - 15:03
    Nếu bạn nghĩ đến tất cả trực giác của mình,
  • 15:03 - 15:07
    rất khó để tin trực giác của mình là sai.
  • 15:07 - 15:10
    Và cô ấy nói, " Giả sử trực giác của cô là đúng..."-
  • 15:10 - 15:12
    cô ấy nghĩ trực giác của mình đúng
  • 15:12 - 15:17
    rất khó cho cô ấy chấp nhận làm 1 thí nghiệm khó
  • 15:17 - 15:19
    để thử và kiểm tra liệu cô ấy có sai không.
  • 15:19 - 15:23
    Nhưng thực ra, đây là tình huống chúng ta luôn rơi vào
  • 15:23 - 15:26
    Chúng ta có những trực giác rất mạnh về mọi việc
  • 15:26 - 15:29
    về khả năng của riêng chúng ta, về nền kình tế hoạt động ra sao
  • 15:29 - 15:31
    hay chúng ta nên trả lương cho các giáo viên như thế nào
  • 15:31 - 15:34
    Nhưng trừ phi chúng ta bắt đầu thử nghiệm các trực giác đó
  • 15:34 - 15:36
    nếu không chúng ta sẽ không cải thiện tốt hơn.
  • 15:36 - 15:38
    Và hãy nghĩ đến cuộc sống của tôi lẽ ra sẽ tốt hơn đến mức nào
  • 15:38 - 15:40
    nếu các y tá đó sẵn sàng kiểm tra trực giác của họ
  • 15:40 - 15:41
    và mọi thứ lẽ ra sẽ tốt hơn thế nào
  • 15:41 - 15:46
    nếu chúng ta bắt tay vào làm thí nghiệm có hệ thống về trực giác của mình
  • 15:46 - 15:48
    Cảm ơn các bạn rất nhiều
Title:
Dan Ariely bàn về đoạn mã đạo đức bị lỗi của con người
Speaker:
Dan Ariely
Description:

Nhà kinh tế học hành vi Dan Ariely nghiên cứu các lỗi trong đoạn mã phẩm chất đạo đức của chúng ta: lý do tiềm ẩn khiến chúng ta nghĩ sẽ chẳng sao nếu gian lận hoặc trộm đồ ( thỉnh thoảng trong 1 số trường hợp). Các nghiên cứu khéo léo giúp làm rõ ý tưởng của ông về việc chúng ta cư xử vô lý - và có thể bị ảnh hưởng theo những cách chúng ta không hiểu hết.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
16:03
Ha Tran added a translation

Vietnamese subtitles

Revisions