< Return to Video

Bên trong thế giới của họa sĩ hoạt hình - Liza Donnelly

  • 0:16 - 0:18
    Thực sự truyện tranh là gì ?
  • 0:18 - 0:20
    Rất nhiều người thích truyện tranh,
  • 0:20 - 0:22
    đa số đọc cho đến khi trưởng thành
  • 0:22 - 0:23
    hoặc có người khác
    đọc cho nghe.
  • 0:23 - 0:27
    Thực tế là truyện tranh đã có từ xa xưa.
  • 0:27 - 0:29
    Đa dạng về thể loại:
  • 0:29 - 0:31
    tranh liên hoàn,
  • 0:31 - 0:32
    truyện tranh,
  • 0:32 - 0:34
    hoạt họa chính trị,
  • 0:34 - 0:35
    tranh hoạt họa trang trí,
  • 0:35 - 0:36
    tiểu thuyết đồ họa,
  • 0:36 - 0:38
    truyện tranh mạng,
  • 0:38 - 0:39
    phim hoạt hình,
  • 0:39 - 0:41
    biếm họa,
  • 0:41 - 0:43
    luôn có thứ phù hợp
    với sở thích mỗi người.
  • 0:43 - 0:44
    Bất kể dưới hình thức nào,
  • 0:44 - 0:47
    hoạt họa khơi gợi mọi cảm xúc của khán giả
  • 0:47 - 0:51
    hạnh phúc, buồn đau, tức giận,
    hoan hỉ, trầm tĩnh
  • 0:51 - 0:54
    và có thể truyền đạt thông tin
    trong tích tắc
  • 0:54 - 0:57
    Hoạt hình là loại hình truyền thông
    dễ hiểu, dễ thưởng thức
  • 0:57 - 0:59
    trên khắp thế giới
    và vượt qua mọi biên giới.
  • 0:59 - 1:03
    Vì thế nó tồn tại được dưới dạng
    một loại hình nghệ thuật lâu đến thế.
  • 1:03 - 1:05
    Nhưng vì sao loại hình truyền thông có
    lớp vỏ đơn giản
  • 1:05 - 1:09
    lại có ảnh hưởng lớn
    và đôi lúc mang ý nghĩa sâu sắc đến vậy?
  • 1:09 - 1:12
    Hãy cùng khám phá hoạt hình rốt cục là gì.
  • 1:12 - 1:15
    Tất cả bắt nguồn từ một ý tưởng.
  • 1:15 - 1:16
    ý tưởng có thể bằng lời,
  • 1:16 - 1:17
    chữ viết,
  • 1:17 - 1:19
    hoặc thông qua thị giác,
  • 1:19 - 1:21
    Ý tưởng thông qua thị giác
    đơn thuần là
  • 1:21 - 1:22
    một tấm ảnh,
  • 1:22 - 1:23
    một bản vẽ,
  • 1:23 - 1:25
    một bức tranh nguệch ngoạc.
  • 1:25 - 1:28
    Những ý tưởng đó đến từ bất kì đâu.
  • 1:28 - 1:31
    Họa sĩ hoạt hình có thể tìm ra ý tưởng
    từ việc quan sát cuộc sống
  • 1:31 - 1:32
    đọc báo,
  • 1:32 - 1:34
    lướt web.
  • 1:34 - 1:37
    Ý tưởng có thể đến từ
    một câu nói của ai đó
  • 1:37 - 1:40
    hay một từ nghe thấy trên ti vi
  • 1:40 - 1:44
    Họa sĩ hoạt hình giống như miếng bọt biển
    hút lấy những việc xảy ra trong cuộc sống
  • 1:44 - 1:47
    từ con người, nơi chốn,
    phong cách, trang phục và hành vi.
  • 1:47 - 1:49
    Đôi khi họ ghi nhận lại những điều đó
  • 1:49 - 1:52
    vào một quyển sách đen nhỏ mang bên mình.
  • 1:52 - 1:56
    Những lúc khác, não họa sĩ đơn thuần
    tiếp thu những điều đó
  • 1:56 - 2:00
    chỉ khi ngồi vào bàn vẽ
    mới "phóng" chúng ra.
  • 2:00 - 2:02
    Họa sĩ hoạt hình không những
    phải nhận thức được
  • 2:02 - 2:04
    những gì cô ta thấy,
  • 2:04 - 2:07
    mà còn phải nghe được
    bản thân nghĩ cái gì.
  • 2:07 - 2:10
    Nói cách khác,
    tiếp nhận thông tin bên ngoài
  • 2:10 - 2:14
    rồi chọn lựa, gọt dũa,
    sau đó mới dùng nó cho phim hoạt hình
  • 2:14 - 2:15
    Giả sử bạn có một ý tưởng,
  • 2:15 - 2:17
    hoặc điều gì đó bạn nghĩ là hay
    cho tác phẩm hoạt hình,
  • 2:17 - 2:19
    vậy đã đến lúc hoàn thiện nó.
  • 2:19 - 2:22
    Một phim hoạt hình giống như một vở kịch
  • 2:22 - 2:23
    Họa sĩ hoạt hình là biên kịch,
  • 2:23 - 2:24
    đạo diễn,
  • 2:24 - 2:25
    thiết kế sân khấu,
  • 2:25 - 2:26
    biên đạo,
  • 2:26 - 2:28
    kiêm thiết kế phục trang.
  • 2:28 - 2:29
    Hoạt hình có nhân vật,
  • 2:29 - 2:30
    bối cảnh,
  • 2:30 - 2:31
    hội thoại,
  • 2:31 - 2:32
    thậm chí chỉ một lời thoại,
  • 2:32 - 2:34
    và một cốt truyện.
  • 2:34 - 2:36
    Các nhân vật
    cần phải ăn mặc phù hợp ý tưởng,
  • 2:36 - 2:39
    cách nói chuyện phải tự nhiên
    hướng tới nội dung.
  • 2:39 - 2:41
    hay đưa đến cao trào.
  • 2:41 - 2:43
    Không có thứ gì trong hoạt hình
  • 2:43 - 2:47
    là hoàn toàn không cần thiết cho
    việc khai triển ý tưởng.
  • 2:47 - 2:50
    Hình ảnh và ngôn từ phải hòa nhịp với nhau
  • 2:50 - 2:53
    một cách hợp lí.
  • 2:53 - 2:56
    Tạo thành một điệu nhảy duyên dáng
    hoặc vụng về.
  • 2:56 - 2:58
    Nếu đó là phần gây hài hay tưởng tượng.
  • 2:58 - 3:01
    Sau đó là phần thể hiện.
  • 3:01 - 3:03
    Vài họa sĩ dùng bút chì phác ý tưởng
  • 3:03 - 3:06
    rồi dùng bút mực lên nét.
  • 3:06 - 3:08
    Những họa sĩ khác lại
    hình dung hình ảnh trong đầu
  • 3:08 - 3:11
    và vẽ trực tiếp lên giấy bằng bút mực.
  • 3:11 - 3:13
    Họ dùng đủ loại bút:
  • 3:13 - 3:16
    bút nỉ, bút kĩ thuật,
    hay bút lông ngỗng.
  • 3:16 - 3:19
    Giấy có thể mỏng hoặc dày .
  • 3:19 - 3:21
    Nhiều họa sĩ thêm sắc xám,
    gọi là lớp "wash",
  • 3:21 - 3:24
    bẳng màu nước màu đen
    và một cây cọ.
  • 3:24 - 3:27
    Những người khác
    dùng bút chì mềm lên sắc độ
  • 3:27 - 3:30
    Họ thường dùng màu nước để lên màu.
  • 3:30 - 3:33
    Tác phẩm hoàn thành có thể được
    scan và điều chỉnh,
  • 3:33 - 3:36
    sau đó có thể có thêm chú thích
    bằng Photoshop
  • 3:36 - 3:41
    Công nghệ mới đang xuất hiện và
    được ứng dụng trong việc tạo ra hoạt hình.
  • 3:41 - 3:44
    Photoshop có thể dùng làm
    công cụ lên màu và vẽ hình.
  • 3:44 - 3:48
    Một vài người vẽ trực tiếp
    lên tablet bằng stylus.
  • 3:48 - 3:51
    Những lựa chọn trong giai đoạn này
    đi song song với ý tưởng,
  • 3:51 - 3:53
    và thường khi chú thích cuối cùng
    được thêm vào,
  • 3:53 - 3:56
    họa sĩ lại điều chỉnh thêm lần nữa.
  • 3:56 - 3:58
    nhưng không còn nhiều thứ
    cần thay đổi nữa
  • 3:58 - 4:00
    ngoại trừ, có lẽ, vài màu nước.
  • 4:00 - 4:03
    Chức năng của những yếu tố này
    hòa hợp với nhau.
  • 4:03 - 4:06
    Điều đó tựa như một vũ điệu của
    ngôn từ, ý tưởng, và hình ảnh
  • 4:06 - 4:08
    đã tác động lẫn nhau để làm nên hoạt hình
  • 4:08 - 4:12
    một tác phẩm bền vững, trường tồn.
Title:
Bên trong thế giới của họa sĩ hoạt hình - Liza Donnelly
Description:

Xem bài đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/inside-a-cartoonist-s-world-liza-donnelly

Từ những vết tích hang động cho đến bài báo Chủ nhật, các nghệ nhân từ hàng thế kỷ nay đã sử dụng hoạt họa để mô tả những ý tưởng thị giác. Họa sĩ New York Liza Donnelly dẫn dắt chúng ta đi từng bước mà mỗi tác phẩm hoạt hình phải trải qua, bắt đầu từ một ý tưởng chuyển dần thành tác phẩm có mối liên hệ sâu sắc với nhân tâm.
Tác giả : Liza Donnelly

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:23

Vietnamese subtitles

Revisions