< Return to Video

Vì sao nên đọc "Macbeth"? - Brendon Pelsue

  • 0:06 - 0:11
    Có một vở kịch có sức ảnh hưởng mạnh
    đến mức một mê tín cổ cho rằng
  • 0:11 - 0:16
    không bao giờ được phép nhắc đến
    tên nó trong nhà hát,
  • 0:16 - 0:21
    một vở kịch mở đầu bằng ma thuật
  • 0:21 - 0:23
    và kết thúc
    với cái đầu bị chặt đứt đầy máu me,
  • 0:23 - 0:27
    một vở kịch đầy những bí ẩn,
    lời tiên đoán, ảo ảnh ác mộng,
  • 0:27 - 0:29
    và rất nhiều những vụ giết người ghê rợn,
  • 0:29 - 0:35
    một vở kịch của William Shakespeare
    đôi khi được gọi là "Vở kịch Scotland"
  • 0:35 - 0:38
    hay "Tấn bi kịch của Macbeth".
  • 0:38 - 0:42
    Được biểu diễn lần đầu tại Nhà hát Globe
    ở Luân Đôn, năm 1606,
  • 0:42 - 0:45
    "Macbeth" là bi kịch ngắn nhất
    của Shakespeare.
  • 0:45 - 0:48
    Nó cũng là một trong những vở
    đầy kịch tính nhất.
  • 0:48 - 0:52
    Trong năm hồi kịch, ông kể lại câu chuyện
    của một quý tộc Scotland,
  • 0:52 - 0:53
    người đã chiếm lấy ngai vàng,
  • 0:53 - 0:56
    thống trị một triều đại kinh hoàng,
  • 0:56 - 0:59
    và sau đó, phải chịu một kết cục đẫm máu.
  • 0:59 - 1:02
    Xuyên suốt vở kịch đặt ra
    các câu hỏi quan trọng
  • 1:02 - 1:04
    về tham vọng, quyền lực,
    và bạo lực
  • 1:04 - 1:09
    liên quan trực tiếp đến chính trị
    vào thời đại của Shakespeare
  • 1:09 - 1:13
    và dư âm vẫn còn đến
    tận ngày hôm nay.
  • 1:13 - 1:17
    Nước Anh vào đầu thế kỷ 17
    có nền chính trị không ổn định.
  • 1:17 - 1:22
    Nữ hoàng Elizabeth I mất vào năm 1603
    mà không có người nối dõi,
  • 1:22 - 1:24
    và với một quyết định bất ngờ,
  • 1:24 - 1:29
    những người cố vấn của bà đã truyền ngôi
    cho James Stewart, Vua của Scotland.
  • 1:29 - 1:33
    Hai năm sau, James lọt vào tầm ngắm
    của một âm mưu ám sát
  • 1:33 - 1:36
    gọi là Âm mưu Thuốc súng.
  • 1:36 - 1:39
    Các câu hỏi về điều làm nên
    một vị vua chính thống
  • 1:39 - 1:41
    được tất cả mọi người bàn tán.
  • 1:41 - 1:45
    Vậy nên, Shakespeare chắc hẳn
    đã biết rằng ông có đủ chất liệu
  • 1:45 - 1:48
    khi đúc kết và chuyển thể
    những câu chuyện
  • 1:48 - 1:51
    về một vị vua tàn bạo người Scotland
    ở thế kỷ 11 tên là Macbeth
  • 1:51 - 1:55
    và một vài những quý tộc
    người Scotland khác.
  • 1:55 - 1:59
    Ông tìm thấy biên niên sử của họ
    trong "Sử biên niên" của Hollinshed,
  • 1:59 - 2:03
    một lược sử nổi tiếng vào thế kỷ 16
    của Vương quốc Anh và Ireland.
  • 2:03 - 2:07
    Shakespeare hẳn cũng đã biết rằng
    ông cần phải kể chuyện
  • 2:07 - 2:09
    theo cách mà
    sẽ ngay lập tức thu hút
  • 2:09 - 2:13
    bộ phận khán giả đa dạng
    và huyên náo của mình.
  • 2:13 - 2:16
    Nhà hát Globe mở cửa
    cho mọi tầng lớp xã hội.
  • 2:16 - 2:19
    Những chủ nô giàu có
    quan sát vở kịch từ ban công có mái che
  • 2:19 - 2:22
    trong khi những người nghèo hơn
    trả một xu để coi buổi biểu diễn
  • 2:22 - 2:26
    từ khu vực ngoài trời
    được gọi là sàn nhà hát.
  • 2:26 - 2:31
    Nói chuyện, giễu cợt và cổ vũ
    là bình thường trong các buổi diễn.
  • 2:31 - 2:37
    Có cả trường hợp khán giả
    ném đồ đạc lên khi vở kịch thất bại.
  • 2:37 - 2:40
    "Macbeth" mở màn
    với một tiếng nổ đúng nghĩa.
  • 2:40 - 2:43
    Tiếng sấm gầm
    và ba mụ phù thủy xuất hiện.
  • 2:43 - 2:46
    Họ tuyên bố đang tìm
    một quý tộc người Scotland
  • 2:46 - 2:48
    và một anh hùng chiến tranh tên Macbeth,
  • 2:48 - 2:54
    và bay đi sau khi gieo một lời nguyền
    tiên đoán về một thế giới loạn lạc.
  • 2:54 - 3:01
    "Chuyện đời thật giả khó lường
    Sương mù, khí bẩn vẫn thường trộn nhau."
  • 3:01 - 3:05
    Có thể thấy sau đó, chúng tìm thấy Macbeth
    và người bạn quý tộc Banquo của ông.
  • 3:05 - 3:14
    "Macbeth vạn tuế," chúng tiên đoán,
    "một ngày kia, ngươi sẽ làm vua!"
  • 3:14 - 3:17
    "Vua?" Macbeth tự hỏi.
  • 3:17 - 3:21
    Chính xác là ông phải làm gì
    để giành lấy ngôi vua?
  • 3:21 - 3:23
    Macbeth và vợ của mình
    là Phu nhân Macbeth
  • 3:23 - 3:28
    nhanh chóng lên kế hoạch cho một chuỗi
    giết người, dối trá và phản bội.
  • 3:28 - 3:31
    Trong cuộc tắm máu sau đó,
    Shakespeare đã đưa đến cho người đọc
  • 3:31 - 3:35
    một vài những đoạn văn đáng nhớ nhất
    trong văn học nước Anh.
  • 3:35 - 3:41
    "Cút đi, vết bẩn khốn khiếp! Ta nói, cút!"
    Phu nhân Macbeth khóc khi tin rằng
  • 3:41 - 3:45
    không thể lau sạch máu từ nạn nhân
    khỏi tay của mình.
  • 3:45 - 3:49
    Sự ám ảnh với tội lỗi của bà là
    một trong những chủ đề xuyên suốt vở kịch,
  • 3:49 - 3:53
    cùng với nó là xu hướng
    lạm dụng quyền lực phổ biến,
  • 3:53 - 3:56
    vòng quay luẩn quẩn
    của bạo hành và phản bội,
  • 3:56 - 3:59
    sự xung đột chính trị đầy thách thức.
  • 3:59 - 4:02
    Điển hình với ngôn ngữ của Shakespeare,
  • 4:02 - 4:04
    một số cụm từ xuất hiện trong vở kịch
  • 4:04 - 4:09
    được lặp lại nhiều lần đến nỗi
    trở thành những cụm từ phổ biến ngày nay.
  • 4:09 - 4:12
    Bao gồm
    "nhân chi sơ, tính bổn thiện",
  • 4:12 - 4:14
    "chuyện gì đã qua thì cho qua"
  • 4:14 - 4:17
    và câu thần chú nổi tiếng
    của mụ phù thủy,
  • 4:17 - 4:24
    "Gấp đôi, gấp đôi, vất vả và khó khăn
    Lửa bùng cháy và vạc sôi bong bóng."
  • 4:24 - 4:29
    Nhưng Shakespeare giữ lại phần hay nhất
    cho bản thân Macbeth.
  • 4:29 - 4:33
    Về cuối vở kịch, Macbeth ngẫm nghĩ
    về tính phổ quát của cái chết
  • 4:33 - 4:36
    và sự phù phiếm của cuộc sống.
  • 4:36 - 4:40
    "Tắt, tắt, cây nến nhỏ!" ông kêu than.
  • 4:40 - 4:42
    "Cuộc đời là gì ngoài
    một cái bóng vất vưởng,
  • 4:42 - 4:47
    một diễn viên nghèo đi khuệnh khoạng và
    gặm nhấm thời gian của mình trên sân khấu
  • 4:47 - 4:50
    rồi sau đó chẳng được ai nhớ tới.
  • 4:50 - 4:54
    Đó là câu chuyện được kể bởi
    một tên ngốc, đầy âm thanh và sự thịnh nộ
  • 4:54 - 4:58
    nhưng lại hoàn toàn vô nghĩa."
  • 4:58 - 5:03
    Cuộc đời có thể là câu chuyện được kể bởi
    một tên ngốc, nhưng "Macbeth" thì khác.
  • 5:03 - 5:07
    Ngôn ngữ và nhân vật của Shakespeare
    đã đi vào tiềm thức văn hóa của chúng ta
  • 5:07 - 5:09
    tới mức độ hiếm thấy.
  • 5:09 - 5:12
    Đạo diễn thường dùng câu chuyện này
    để phơi bày sự lạm dụng quyền lực,
  • 5:12 - 5:14
    từ băng nhóm tội phạm mafia ở Mỹ
  • 5:14 - 5:17
    cho tới những kẻ độc tài
    trên toàn thế giới.
  • 5:17 - 5:20
    Vở kịch này nhiều lần
    được chuyển thể thành phim,
  • 5:20 - 5:23
    bao gồm "Ngôi vàng đẫm máu"
    của Akira Kurosawa,
  • 5:23 - 5:25
    đặt trong thời phong kiến Nhật Bản,
  • 5:25 - 5:29
    và một phiên bản hiện đại
    tên là "Scotland, PA,"
  • 5:29 - 5:31
    trong đó, Macbeth và những kẻ thù địch
  • 5:31 - 5:34
    là quản lý của những cửa hàng
    thức ăn nhanh đang cạnh tranh lẫn nhau.
  • 5:34 - 5:36
    Dù cách trình bày như thế nào,
  • 5:36 - 5:39
    những câu hỏi về đạo đức,
  • 5:39 - 5:43
    chính trị và quyền lực vẫn được nhắc tới
    trong cuộc sống hiện tại,
  • 5:43 - 5:47
    vậy nên, trông như là,
    "Macbeth" của Shakespeare cũng thế.
Title:
Vì sao nên đọc "Macbeth"? - Brendon Pelsue
Description:

Ghé thăm trang Patreon của chúng tôi tại: https://www.patreon.com/teded

Xem bài giảng đầy đủ tại: https://ed.ted.com/lessons/why-you-should-read-macbeth-bredan-pelsue

Có một vở kịch có sức ảnh hưởng tới mức một mê tín cổ nói rằng không bao giờ được phép nhắc tới tên nó trong nhà hát. Một vở kịch được mở đầu với phép thuật phù thủy và kết thúc với một cái đầu bị chặt đứt đầy máu me. Một vở kịch chứa đầy những bí ẩn, lời tiên đoán, ảo ảnh ác mộng, và rất nhiều những vụ giết người ghê rợn. Liệu nó có thật sự hay đến thế? Brendan Pelsue giải thích vì sao bạn nên đọc (hay đọc lại) "Macbeth."

Bài giảng bởi Bredon Pelsue, đạo diễn bởi Silvia Prietox.

Cám ơn các nhà bảo trợ rất nhiều vì sự đóng góp của các bạn! Không có các bạn, video này sẽ không được thực hiện.
Delene McCoy, Sammie Goh, Kathryn J Hammond, Ded Rabit, Sid, Jonathan Reshef, Tracey Tobkin, Jack Ta, Megan Whiteleather, Paul Coupe, Grant Albert, David Douglass, Ricardo Paredes, Bill Feaver, Eduardo Briceño, Arturo De Leon, Christophe Dessalles, Jeff Hanevich, Janie Jackson, Dr. Luca Carpinelli, Muhamad Saiful Hakimi bin Daud, Heather Slater, Patrick leaming, Martin Lõhmus, Joris Debonnet.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
06:09

Vietnamese subtitles

Revisions