Tại sao nên đọc "Chờ đợi Godot"? - Iseult Gillespie
-
0:06 - 0:09Một gã ăn mặc xoàng xĩnh tên Estragon,
-
0:09 - 0:13ngồi dưới gốc cây trong buổi chiều tà
và vật vã tháo ủng. -
0:13 - 0:15Người bạn Vladimir của gã,
-
0:15 - 0:17tới và nhắc nhở bạn hiền
đang lo âu của mình -
0:17 - 0:21rằng họ phải đợi một người tên Godot.
-
0:21 - 0:24Thế là bắt đầu một cuộc tranh luận
không có hồi kết rằng -
0:24 - 0:26khi nào Godot đến,
sao phải đợi hắn ta, -
0:26 - 0:30hay liệu họ có đang
ở đúng gốc cây không. -
0:30 - 0:33Từ đây, vở kịch "Chờ đợi Godot"
ngày càng trở nên lạ lùng - -
0:33 - 0:36nhưng nó được đánh giá
là vở kịch đã thay đổi -
0:36 - 0:38bộ mặt của kịch hiện đại.
-
0:38 - 0:42Được chắp bút bởi Samuel Beckett
giữa những năm 1949 và 1955, -
0:42 - 0:46nó đặt ra một câu hỏi đơn giản
nhưng khuấy động - -
0:46 - 0:50các nhân vật nên làm gì?
-
0:50 - 0:53Estragon: Đừng làm gì cả.
Thế an toàn hơn. -
0:53 - 0:57Vladimir: Hãy chờ xem
anh ta sẽ nói gì? -
0:57 - 0:58Estragon: Ai?
-
0:58 - 1:00Vladimir: Thì Godot ấy.
-
1:00 - 1:02Estragon: Ý hay đấy.
-
1:02 - 1:04Những đoạn hội thoại khó hiểu
và kiểu lập luận vòng vo -
1:04 - 1:07chính là điểm nhấn
của thể loại Kịch phi lý, -
1:07 - 1:10một khái niệm được hình thành
ngay sau Thế chiến thứ hai -
1:10 - 1:12và khiến các nghệ sĩ chật vật
-
1:12 - 1:15để tìm ra ý nghĩa trong vô vọng.
-
1:15 - 1:19Kịch phi lý không có cốt truyện,
nhân vật và ngôn ngữ đối thoại -
1:19 - 1:22để đặt nghi vấn
về ý nghĩa của chúng -
1:22 - 1:26và nêu lên
sự bất định sâu sắc trên sân khấu. -
1:26 - 1:28Trong khi điều này
có vẻ chắc chắn, -
1:28 - 1:30sự vô lí lại được xây dựng
theo lối hài hước. -
1:30 - 1:34Điều này được thể hiện trong
cách tiếp cận độc đáo của Beckett -
1:34 - 1:36để viết nên vở "Chờ đợi Godot",
-
1:36 - 1:40thể loại mà ông gọi là
"Bi kịch mang tính chất trào lộng". -
1:40 - 1:42Nghịch lí thay, các nhân vật
bị dính vào -
1:42 - 1:45một câu hỏi hóc búa muôn thuở:
chờ đợi trong vô vọng -
1:45 - 1:48một người lạ mặt
để cho họ một mục đích, -
1:48 - 1:50nhưng mục đích duy nhất của họ
-
1:50 - 1:53lại đến từ việc chờ đợi.
-
1:53 - 1:55Khi chờ đợi,
họ chìm ngập trong buồn bực, -
1:55 - 2:00nỗi sợ tâm linh
và còn nghĩ đến tự sát. -
2:00 - 2:04Nực cười thay, có một sự hài hước
xảy ra đối với họ, -
2:04 - 2:07thể hiện qua ngôn ngữ và hành động.
-
2:07 - 2:10Sự tương tác giữa họ
là những cách chơi chữ kì dị, -
2:10 - 2:12lặp từ và lộng ngữ,
-
2:12 - 2:15cũng như hài hình thể, hát, nhảy,
-
2:15 - 2:17và liên tục đổi mũ cho nhau.
-
2:17 - 2:20Thật khó để biết rằng
-
2:20 - 2:23khán giả sắp cười hay khóc
- hay Beckett có thấy -
2:23 - 2:26điều gì khác biệt giữa hai việc đó.
-
2:26 - 2:28Sinh ra tại Dublin,
Beckett học tiếng Anh, -
2:28 - 2:31tiếng Pháp và tiếng Ý
trước khi đến Paris, -
2:31 - 2:33nơi ông dành phần lớn cuộc đời
-
2:33 - 2:36để viết kịch, thơ và văn xuôi.
-
2:36 - 2:39Dù có một tình yêu trường tồn
với ngôn ngữ, -
2:39 - 2:43ông vẫn tạo ra nhiều khoảng lặng
bằng những gián đoạn chặt chẽ, -
2:43 - 2:47khoảng dừng và tĩnh lặng
trong các tác phẩm của mình. -
2:47 - 2:50Đây chính là mấu chốt
trong dấu ấn của ông -
2:50 - 2:53với nhịp độ ngắt quãng
và khiếu hài hước kì lạ, -
2:53 - 2:56đã trở nên phổ biến
trong thể loại Kịch phi lý. -
2:56 - 2:59Ông cũng xây dựng
một nhân vật bí ẩn, -
2:59 - 3:02và từ chối xác nhận hay phủ nhận
bất cứ một suy đoán nào -
3:02 - 3:05về ý nghĩa tác phẩm của mình.
-
3:05 - 3:07Điều này khiến khán giả tò mò,
-
3:07 - 3:09làm tăng sự thích thú của họ
với thế giới siêu thực -
3:09 - 3:12và các nhân vật bí ẩn của ông.
-
3:12 - 3:15Sự thiếu rõ ràng
trong ý nghĩa khiến cho Godot -
3:15 - 3:18liên tục mở ra những cuộc tranh luận.
-
3:18 - 3:21Các nhà phê bình đưa ra
vô số cách giải thích về vở kịch, -
3:21 - 3:24dẫn đến một vòng lặp
của sự mơ hồ và suy đoán -
3:24 - 3:28phản ánh
nội dung của vở kịch. -
3:28 - 3:31Nó được xem như là biểu tượng
trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, -
3:31 - 3:33Công xã Paris,
-
3:33 - 3:36và Ireland, phần thuộc Anh.
-
3:36 - 3:38Vai trò của hai nhân vật chính
-
3:38 - 3:40cũng làm nổ ra
nhiều tranh luận sôi nổi. -
3:40 - 3:43Họ có thể là những người
sống sót sau Khải huyền, -
3:43 - 3:46một cặp đôi lâu năm,
hai kẻ thất bại, -
3:46 - 3:52hay thậm chí là hiện thân của
cái tôi và bản năng của Freud. -
3:52 - 3:53Beckett đã nói rằng
-
3:53 - 3:57điều duy nhất ông có thể chắc chắn
là Vladimir và Estragon -
3:57 - 4:00"đội mũ quả dưa".
-
4:00 - 4:03Như những lời nhận xét phê bình
cùng những tình tiết điên rồ, -
4:03 - 4:05ngôn ngữ của họ thường vòng vo
-
4:05 - 4:08như thể vừa tranh luận vừa đùa giỡn,
quên luôn dòng suy nghĩ, -
4:08 - 4:11và nhớ lại
ngay khi dừng nghĩ về nó. -
4:11 - 4:14Vladimir: Có lẽ chúng ta nên bắt đầu lại.
-
4:14 - 4:16Estragon: Như vậy lại hay
-
4:16 - 4:19Vladimir: Sẽ rất khó đấy!
-
4:19 - 4:22Estragon: Chúng ta có thể bắt đầu
từ bất cứ điều gì. -
4:22 - 4:25Vladimir: Đúng, nhưng anh phải quyết định.
-
4:25 - 4:28Beckett nhắc chúng ta rằng
như cuộc sống thường nhật, -
4:28 - 4:31thế giới sân khấu
không phải lúc nào cũng hợp lí. -
4:31 - 4:35Nó có thể vừa là thực tại
lẫn ảo mộng, -
4:35 - 4:37vừa quen thuộc vừa lạ lẫm.
-
4:37 - 4:41Và dù một bài tự sự ngắn
vẫn rất lôi cuốn, -
4:41 - 4:46thì một vở kịch hay
vẫn khiến chúng ta suy nghĩ - và chờ đợi.
- Title:
- Tại sao nên đọc "Chờ đợi Godot"? - Iseult Gillespie
- Speaker:
- Iseult Gillespie
- Description:
-
Xem toàn bộ bài học tại: https://ed.ted.com/lessons/why-should-you-read-waiting-for-godot-iseult-gillespie
Hai người đàn ông, Estragon và Vladimir, gặp nhau dưới gốc cây trong buổi chiều tà để chờ một người tên "Godot". Một cuộc tranh luận luẩn quẩn bắt đầu khi hai người tranh luận khi nào Godot sẽ đến, tại sao phải chờ hắn ta và liệu họ có đứng ở đúng điểm hẹn không. Vở kịch đưa ra một câu hỏi đơn giản nhưng khuấy động - các nhân vật nên làm gì? Cùng nghe Iseult Gillespie chia sẻ mọi điều cần biết về bi hài kịch.
- Video Language:
- English
- Team:
closed TED
- Project:
- TED-Ed
- Duration:
- 05:03
![]() |
Nhu PHAM approved Vietnamese subtitles for Why should you read "Waiting for Godot"? | |
![]() |
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for Why should you read "Waiting for Godot"? | |
![]() |
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for Why should you read "Waiting for Godot"? | |
![]() |
Hung Tran Phi accepted Vietnamese subtitles for Why should you read "Waiting for Godot"? | |
![]() |
Hung Tran Phi edited Vietnamese subtitles for Why should you read "Waiting for Godot"? | |
![]() |
Diep Le edited Vietnamese subtitles for Why should you read "Waiting for Godot"? | |
![]() |
Diep Le edited Vietnamese subtitles for Why should you read "Waiting for Godot"? | |
![]() |
Diep Le edited Vietnamese subtitles for Why should you read "Waiting for Godot"? |