< Return to Video

Dạy lịch sử trong thế kỷ 21: Thomas Ketchell tại TEDx Liege

  • 0:14 - 0:16
    Tôi rất thích những diễn thuyết
  • 0:16 - 0:18
    về tái sinh và phục hồi
    trong hôm nay.
  • 0:18 - 0:20
    Tôi tin rằng
  • 0:20 - 0:22
    con người làm việc
    theo một chu kỳ tái sinh
  • 0:22 - 0:23
    và ta sắp sang chu kỳ mới.
  • 0:23 - 0:26
    Cuộc sống đang
    ngày càng bị số hóa.
  • 0:26 - 0:29
    Và giáo dục cũng bị chi phối.
  • 0:29 - 0:31
    Học chuyên ngành Sử,
    tôi đã vất vả tìm việc.
  • 0:31 - 0:34
    Cuối cùng, tôi đã chọn
    ngành công nghiệp môi trường
  • 0:34 - 0:35
    ở Kenya, miền đông châu Phi,
  • 0:35 - 0:38
    thực hiện các dự án
    tái tạo năng lượng
  • 0:38 - 0:41
    về khí sinh học ở nông thôn.
  • 0:41 - 0:44
    Dự án này đã đưa tôi
    đến Bắc Kinh, Trung Quốc
  • 0:44 - 0:47
    và cảnh tượng sau lưng tôi,
    một buối chiều nắng đẹp
  • 0:47 - 0:48
    ở thủ đô của Trung Quốc.
  • 0:48 - 0:52
    Tôi đã ngán ngẩm việc hít thở
    không khí bụi bặm, ô nhiễm,
  • 0:52 - 0:56
    và tiếp tục cảnh báo bạn bè
    và gia đình ở quê nhà về tình trạng đó.
  • 0:56 - 0:58
    Nhưng họ không tin tôi.
  • 0:58 - 1:00
    Vì vậy, tôi quyết định
    nhìn lại lịch sử.
  • 1:00 - 1:04
    Với bằng cử nhân lịch sử trong tay,
    sự kiện nào gây ấn tượng với tôi?
  • 1:04 - 1:07
    Khói lớn ở Luân Đôn, năm 1952.
  • 1:07 - 1:11
    12000 người thiệt mạng trong 5 ngày.
    12000 người.
  • 1:11 - 1:14
    Thảm họa ô nhiễm không khí
    khủng khiếp nhất trong lịch sử.
  • 1:14 - 1:16
    Nhưng hiếm ai biết được điều này.
  • 1:16 - 1:20
    Nên tôi đã quyết định
    dựng một nhân vật viễn tưởng,
  • 1:20 - 1:22
    một người thức dậy
    vào năm 1952,
  • 1:22 - 1:25
    cầm một cái smartphone
    và bắt đầu tweet.
  • 1:25 - 1:28
    Anh ấy tweet như thể đang
    sống trong sự kiện thời điểm đó.
  • 1:28 - 1:30
    Nhưng đó là cách đây 60 năm.
  • 1:30 - 1:33
    Tôi tag "#GreatSmog"
    và dùng ngôn ngữ teen
  • 1:33 - 1:36
    để chúng có thể hiểu được.
  • 1:36 - 1:38
    Tôi đã được các
    tổ chức truyền thông,
  • 1:38 - 1:40
    các nhà môi trường
    chú ý đến,
  • 1:40 - 1:42
    và mọi người bắt đầu
    theo dõi feed này,
  • 1:42 - 1:45
    sống lại trong một sự kiện lịch sử.
  • 1:45 - 1:47
    Đó là tác động thật sự
    của Great Smog,
  • 1:47 - 1:49
    không ai biết lúc ấy,
    điều gì đã xảy ra.
  • 1:49 - 1:52
    Cho đến khi các bệnh viện
    tràn ngập bệnh nhân
  • 1:52 - 1:54
    chết vì cơn đau tim
    trên đường,
  • 1:54 - 1:58
    hay chết khi đang ngủ ở nhà.
  • 1:58 - 2:02
    Nhưng, họ không biết được
    có bao nhiêu người chết.
  • 2:02 - 2:04
    Chỉ khi các nhà xác đã quá đầy
  • 2:04 - 2:07
    họ mới nhận ra tác động thật sự
    của Great Smog.
  • 2:07 - 2:11
    Tôi đã tạo 422 dòng tweet
    trong 5 ngày
  • 2:11 - 2:15
    và thu hút hàng triệu người trên Twitter.
  • 2:15 - 2:17
    Vì vậy, tôi nghĩ rằng:
  • 2:17 - 2:20
    "Vấn đề ở đây là gì? Sao tôi làm thế?
    Lợi ích là gì?"
  • 2:20 - 2:24
    Vâng, tôi làm điều đó bởi vì
    lịch sử vẫn nghẽn lại trong thời đen tối.
  • 2:24 - 2:29
    Dạy lịch sử đã lỗi thời
    về nội dung và cách truyền đạt,
  • 2:29 - 2:31
    trẻ con chán môn lịch sử.
  • 2:31 - 2:34
    Nếu bạn muốn con ghét Ipad,
    hãy để sách giáo khoa trên đó.
  • 2:34 - 2:36
    Với lịch sử cũng vậy.
  • 2:36 - 2:40
    Chúng ta không thể sống với
    hình ảnh, ngày tháng và con số tĩnh.
  • 2:40 - 2:41
    Trẻ con đâu thích chúng nữa!
  • 2:41 - 2:43
    Chúng ta cần
    đưa lịch sử vào cuộc sống,
  • 2:43 - 2:48
    cần giáo viên thật sự sử dụng
    sức mạnh công nghệ để kể chuyện.
  • 2:48 - 2:53
    Đây là điều tôi cố gắng hàng ngày
    khi là một doanh nhân công nghệ.
  • 2:53 - 2:55
    Đổi mới, sáng tạo
    quả rất khó khăn.
  • 2:55 - 2:59
    Điều chúng ta thật sự cần
    là thúc đẩy trường học có tầm nhìn mới
  • 2:59 - 3:03
    và phương thức mới
    để mở rộng và thúc đẩy hợp tác.
  • 3:03 - 3:07
    Sau đây là một vài ví dụ
    về các nhà sáng tạo
  • 3:07 - 3:10
    đã đưa công nghệ vào lịch sử
  • 3:10 - 3:12
    để kể một câu chuyện cuộc sống.
  • 3:12 - 3:14
    Một giáo viên tôi gặp
    cách đây vài tháng là Cornia,
  • 3:14 - 3:16
    làm việc tại
    trường Steve Jobs
  • 3:16 - 3:19
    - vâng, có trường này,
    ở Almere, Hà Lan-
  • 3:19 - 3:21
    và cô ấy nói với tôi rằng,
  • 3:21 - 3:25
    điều khiến cô thích thú
    khi đưa lịch sử và công nghệ vào lớp học
  • 3:25 - 3:29
    là vì nó đưa nội dung bài học
    vào cuộc sống và gắn kết với học sinh.
  • 3:29 - 3:31
    Nó sẽ làm lũ trẻ tò mò,
  • 3:31 - 3:34
    thắp sáng sự tò mò trong chúng.
  • 3:34 - 3:36
    và thôi thúc chúng
    khám phá nhiều hơn nữa
  • 3:36 - 3:39
    và tìm hiểu nhiều hơn nữa
    về các sự kiện lịch sử.
  • 3:39 - 3:42
    Cô ấy hoàn toàn đúng!
  • 3:42 - 3:44
    Mỗi giáo viên sử
    tôi yêu quý và còn nhớ
  • 3:44 - 3:47
    đều đã kể một câu chuyện đáng nhớ.
  • 3:47 - 3:49
    Giờ, đã có công nghệ
    giúp họ thực hiện điều này,
  • 3:49 - 3:52
    nên việc dạy sẽ rất dễ dàng.
  • 3:52 - 3:55
    Ví dụ thứ hai là Minecraft.
  • 3:55 - 3:59
    Cho những ai chưa biết,
    Minecraft là một trò chơi sandbox 3D ảo
  • 3:59 - 4:03
    người dùng có thể tạo ra
    thế giới thần kỳ từ con số không.
  • 4:03 - 4:09
    Minecraft rất hay vì nó thúc đẩy
    sự cộng tác giữa các công dân kỹ thuật số,
  • 4:09 - 4:10
    Tôi muốn nói đến
  • 4:10 - 4:13
    vấn đề đạo đức trên Internet
    và các vấn đề riêng tư.
  • 4:13 - 4:17
    Nó cho phép người ta
    trò chuyện và trao đổi các sự kiện.
  • 4:17 - 4:22
    Điều tuyệt vời về Minecraft là
    nó do một cậu học sinh tạo ra
  • 4:22 - 4:24
    cho lớp Latin của mình.
  • 4:24 - 4:26
    Cậu ta, trước khi có Minecraft,
  • 4:26 - 4:29
    không thật sự gắn kết
    với nội dung bài học,
  • 4:29 - 4:30
    cậu học không vào.
  • 4:30 - 4:33
    Và cậu ta đã tạo ra
    nhà tắm Roman cho chính mình.
  • 4:33 - 4:36
    Từ đó, cậu đã
    thực sự học tiếng Latin
  • 4:36 - 4:39
    và hướng dẫn người khác
    sử dụng tiếng Latin.
  • 4:39 - 4:42
    Ý tôi ở đây là, càng chăm tham gia,
    càng thêm hứng thú.
  • 4:42 - 4:45
    Quả là đầy sáng tạo.
  • 4:45 - 4:48
    Ví dụ thứ ba của tôi là một giáo viên
    mà tôi khâm phục và ngưỡng mộ,
  • 4:48 - 4:52
    Enrique Legaspi, giáo viên
    môn xã hội ở Mỹ.
  • 4:52 - 4:56
    Và những gì anh ta làm là
    chủ động sử dụng Twitter trong lớp học.
  • 4:56 - 5:01
    Anh sử dụng công cụ để
    khiến học sinh cộng tác và thảo luận
  • 5:01 - 5:04
    và sử dụng một sự kiện, một hashtag.
  • 5:04 - 5:08
    Anh ấy đã nhận thấy học sinh
    tham gia nhiều hơn vào nghiên cứu lịch sử,
  • 5:08 - 5:12
    và cả những em nhút nhát
    bắt đầu tham gia tranh luận.
  • 5:12 - 5:14
    Mỗi học sinh đều tham gia học
  • 5:14 - 5:16
    và có cảm giác
    là một phần của lớp học.
  • 5:16 - 5:22
    Enrique là một trong số nhiều giáo viên
    đang làm điều này.
  • 5:22 - 5:25
    Và tôi muốn rằng,
    là doanh nhân ngành công nghệ giáo dục,
  • 5:25 - 5:27
    tôi sẽ đưa những câu chuyện
    vào cuộc sống,
  • 5:27 - 5:32
    khiến lịch sử sống dậy và sống động,
    lý thú hơn, vui nhộn hơn với học sinh,
  • 5:32 - 5:35
    để các em tham gia.
  • 5:35 - 5:38
    Không may là,
    rất khó để làm điều này.
  • 5:38 - 5:41
    Và thật sự,
    với sức mạnh của Internet,
  • 5:41 - 5:44
    hàng triệu triệu người
    đang truy cập các trang web.
  • 5:44 - 5:47
    Và chúng ta có thể
    cho phép sự hợp tác
  • 5:47 - 5:50
    không chỉ giữa các sinh viên khác lớp
    mà còn đến từ quốc gia khác nhau.
  • 5:50 - 5:53
    Một ví dụ
  • 5:53 - 5:56
    có thể gần gũi với
    rất nhiều người ở đây hôm nay,
  • 5:56 - 5:58
    đó là sự độc lập ở Congo.
  • 5:58 - 6:03
    Vì sao chúng ta không để học sinh
    hợp tác trong các sự kiện lịch sử,
  • 6:03 - 6:06
    cùng thảo luận trên
    một nền tảng web,
  • 6:06 - 6:09
    Một cậu học sinh
    lớn lên trong thời đại
  • 6:09 - 6:11
    Congo là thuộc địa của Bỉ
    thì sẽ thế nào?
  • 6:11 - 6:15
    Và với cậu học sinh Bỉ
    lớn lên ở Bỉ thì sẽ ra sao?
  • 6:15 - 6:19
    Sẽ thảo luận về thuộc địa của Bỉ.
  • 6:19 - 6:22
    Sao không thể có những học sinh
    từ các quốc gia, lục địa khác nhau
  • 6:22 - 6:25
    thảo luận và hợp tác với nhau?
  • 6:25 - 6:26
    Để làm được điều này,
  • 6:26 - 6:30
    cần sự can đảm,
    trí tưởng tượng và óc sáng tạo.
  • 6:30 - 6:33
    Không may là, trường học của chúng ta
    không cho phép điều này,
  • 6:33 - 6:37
    do đó cần đưa ra tầm nhìn mới
    cho trường học để thúc đẩy điều này.
  • 6:37 - 6:42
    Các học sinh của chúng ta
    đều khá rành smartphone.
  • 6:42 - 6:45
    Họ cần những kỹ năng của thế kỷ 21.
  • 6:45 - 6:47
    Những kỹ năng của thế kỷ 21
  • 6:47 - 6:53
    xoay quanh kỹ năng tri nhận,
    đổi mới và ghi nhận.
  • 6:53 - 6:58
    Và thật sự, để làm được điều này,
    chúng ta cần phải cho phép học sinh
  • 6:58 - 7:01
    tiếp cận công nghệ.
  • 7:01 - 7:03
    Và trường học cần
    thay đổi cách dạy học
  • 7:03 - 7:07
    đối với các môn xã hội.
  • 7:07 - 7:11
    Qua rồi thời kỳ
    Henry Ford cần những công nhân
  • 7:11 - 7:14
    biết vâng lời, biết lắng nghe
    mà không biết đặt câu hỏi.
  • 7:14 - 7:18
    Ngày nay, có người như Larry Page,
    muốn những người
  • 7:18 - 7:22
    trả lời những câu hỏi
    chưa được trả lời,
  • 7:22 - 7:24
    muốn những người sáng tạo.
  • 7:24 - 7:27
    Quan trọng hơn là
    muốn có người đổi mới.
  • 7:27 - 7:30
    Thật sự đó là cái
    mà chúng ta cần thúc đẩy
  • 7:30 - 7:31
    trong lĩnh vực lịch sử.
  • 7:31 - 7:35
    "Mạng xã hội là xấu,
    không nên sử dụng nó trong lớp học".
  • 7:35 - 7:39
    Tôi mệt mỏi và chán ngấy
    khi phải nghe lập luận đó
  • 7:39 - 7:40
    từ các nhà giáo dục hàng đầu.
  • 7:40 - 7:43
    Hãy bắt đầu để học sinh sử dụng
    những công cụ này.
  • 7:43 - 7:46
    Hãy để chúng
    tham gia vào lịch sử.
  • 7:46 - 7:51
    Để chúng sử dụng công cụ đó
    là rất cần thiết cho tương lai.
  • 7:51 - 7:53
    Chúng ta không cần
    sách giáo khoa nữa.
  • 7:53 - 7:57
    Có thể google mọi thứ trong 2 giây
    và tìm ra câu trả lời.
  • 7:57 - 7:59
    Sir Ken Robinson đã từng nói:
  • 7:59 - 8:02
    "Không ai biết
    tương lai sẽ xảy đến điều gì
  • 8:02 - 8:06
    nhưng mọi người
    đều quan tâm đến giáo dục".
  • 8:06 - 8:07
    Và tôi nghĩ ông ta đúng.
  • 8:07 - 8:09
    Lời đó nói lên sự thật,
  • 8:09 - 8:12
    đối với tương lai các môn xã hội
    và đặc biệt là môn lịch sử.
  • 8:12 - 8:18
    Một đứa trẻ không còn được sinh ra
    với giấy và bút nữa.
  • 8:18 - 8:22
    Nó được sinh ra với công nghệ
    ngay trong tầm tay.
  • 8:22 - 8:24
    Do đó, bài nói chuyện ngắn
    của tôi hôm nay
  • 8:24 - 8:28
    là về mơ ước và cất bước,
    hầu tiến xa
  • 8:28 - 8:30
    và thật sự thúc đẩy
    sự hợp tác này.
  • 8:30 - 8:31
    Gắn cá nhân vào lịch sử,
  • 8:31 - 8:35
    cho trẻ tham gia,
    để trẻ hứng thú với lịch sử,
  • 8:35 - 8:38
    Đó là những điều tôi muốn
    cổ vũ và thúc đẩy hôm nay.
  • 8:38 - 8:41
    Hành động trong thực tiễn,
    và tạo nên sự khác biệt.
  • 8:41 - 8:46
    Chủ đề của hôm nay là tái sinh.
    Tôi nghĩ chúng ta nên có sự Phục hưng
  • 8:46 - 8:51
    phương pháp dạy lịch sử trong lớp học
    trên khắp đất nước và khắp thế giới.
  • 8:51 - 8:53
    Xin cám ơn.
  • 8:53 - 8:55
    (Vỗ tay)
Title:
Dạy lịch sử trong thế kỷ 21: Thomas Ketchell tại TEDx Liege
Description:

Thomas Ketchell, 25 tuổi, chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp mới dạy học lịch sử bằng công nghệ trong trường học trên khắp thế giới. Anh đã chỉ ra chi tiết những thực nghiệm thành công về sử dụng twitter, khi sống ở Bắc Kinh, nơi anh trải nghiệm hằng ngày bầu không khí bị ô nhiễm đáng sợ. Mong muốn Khuyến cáo mọi người tại quê nhà về việc hít thở trong khí bụi, anh quyết định cùng với đồng nghiệp Steven Chiu - tái hiện trên mạng xã hội sự kiện Great Smog 1952 ở Luân Đôn. Thành công của sự kiện này đã lthu hút sự quan tâm của báo chí toàn cầu. Thành công đó thúc đẩy cả Steven và Thomas đồng sáng lập ra Hstry - cho phép sống lại các sự kiện lịch sử thông qua gó nhìn của người đầu tiên, từ đó đưa lịch sử vào cuộc sống. Hstry, giờ đây, cung cấp các câu chuyện mang tính tương tác về sự kiện lịch sử cho cả trường tiểu học lẫn cấp 2 khắp thế giới, cùng với tầm nhìn trở thành nền tảng hàng đầu về học tập kỹ thuật số dành cho môn lịch sử .

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDxTalks
Duration:
09:01

Vietnamese subtitles

Revisions